Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
SINH HỌC 10 BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do uirut thì phải thực hiện những biện pháp gì? Trả lời: Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do virut ...
SINH HỌC 10 BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do uirut thì phải thực hiện những biện pháp gì? Trả lời: Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do virut phải thực hiện những biện pháp sau: 1. Đeo khẩu trang tránh sự lây nhiễm qua sol khí. 2. Ăn chín, uống sôi, ăn rau sống phải rửa kĩ có ngâm nước muối hoặc thuốc ...
SINH HỌC 10 BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
▼ Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do uirut thì phải thực hiện những biện pháp gì?
Trả lời:
Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do virut phải thực hiện những biện pháp sau:
1. Đeo khẩu trang tránh sự lây nhiễm qua sol khí.
2. Ăn chín, uống sôi, ăn rau sống phải rửa kĩ có ngâm nước muối hoặc thuốc tím pha loãng, rửa tay sạch trước khi ăn.
3. Giữ da sạch sẽ, không bị trầy xước.
Có lối sống lành mạnh trong sáng, quan hệ tình dục an toàn.
Không dùng chung đồ dùng với người bệnh.
Tránh bị động vật hoặc côn trùng cắn, đốt.
4. Mẹ nhiễm HIV thì không nên sinh con.
▼ Xung quanh ta có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh?
Trả lời:
Xung quanh ta có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh vì cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Giải bài tập 1 trang 128 SGK sinh học 10: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
Trả lời:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường khác nhau:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí băn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường tiêu hoá, vi sinh vật từ phân vào cơ thế qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày.
• Qua động vật cắn hay côn trùng đốt.
+ Truyền dọc:
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sanh nở hoặc qua sữa mẹ.
Giải bài tập 2 trang 128 SGK sinh học 10: Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu?
Trả lời:
- Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tê bào, xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
- Miền dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
Giải bài tập 3 trang 128 SGK sinh học 10: Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Trả lời:
- Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết).
Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra đế đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ (virut, vi khuẩn).
Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
- Miễn dịch tế bào: có sự tham gia của tê bào T độc. Tê bào này tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.
Miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực trong bệnh do virut, vì virut nằm trong tế bào thoát khỏi sự tấn công của kháng thế.
II. CÂU HỎI BỔ SUNG
Tại sao nói sữa mẹ tốt hơn các loại sữa bột, sữa đặc có dường?
Trả lời:
Vì sữa mẹ có nhiều ưu điểm hơn sữa bột, sữa đặc có đường. Ưu thế nổi bật là sữa mẹ có nhiều loại kháng thể và các lizôzim giúp trẻ chống lại sự nhiễm trùng.