05/06/2017, 10:46

Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ

SINH HỌC 10 BÀI 30: GIẢI BÀI TẬP SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN ▼ Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một sô loại tế bào nhất định? Trả lời: Mỗi loại virut chỉ có thế xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì gai glicôprôtêin ...

SINH HỌC 10 BÀI 30: GIẢI BÀI TẬP SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN ▼ Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một sô loại tế bào nhất định? Trả lời: Mỗi loại virut chỉ có thế xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì gai glicôprôtêin của virut phải đặc hiệu với thụ thế bề mặt của tế bào thì virut mới bám vào được, nếu không thì virut không bám vào được. ▼ - Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy ...

SINH HỌC 10 BÀI 30: GIẢI BÀI TẬP SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN

 Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một sô loại tế bào nhất định?

Trả lời:

Mỗi loại virut chỉ có thế xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì gai glicôprôtêin của virut phải đặc hiệu với thụ thế bề mặt của tế bào thì virut mới bám vào được, nếu không thì virut không bám vào được.

▼ - Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?

- Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?

Trả lời

- Những đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là:

+ Những người tiêm chích ma tuý;

+ Gái mại dâm;...

- Nhiều người không biết mình đang bị nhiễm HIV vì:

+ Giai đoạn “cửa sổ” thường không biểu hiện triệu chứng, xét nghiệm máu không phát hiện được HIV (từ 2 tuần đến 3 tháng).

+ Giai đoạn không triệu chứng (kéo dài từ 1 - 10 năm).

Điều đó rất nguy hiểm đối với xã hội vì trong 2 giai đoạn này khả năng lây truyền bệnh rất lớn.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Giải bài tập 1 trang 121 SGK sinh học 10: Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào?

Trả lời:

Năm giai đoạn nhân lên củá virut trong tế bào là:

a) Sự hấp phụ:

Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tê bào chù thì virut bám được vào tế bào chủ. 

b) Xâm nhập:

Đối với phagơ: enzim lizözim phá huỷ thành tê bào đê bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.

Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.

c) Sinh tổng hợp:

Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào vật chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.

d) Lắp ráp:

Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn ctyỉnh.

e) Phóng thích:

Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.

Giải bài tập 2 trang 121 SGK sinh học 10: HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?

Trả lời:

HIV có thể lây nhiễm theo 3 con đường:

- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV.

- Qua đường tình dục.

- Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc qua sữa mẹ.

Giải bài tập 3 trang 121 SGK sinh học 10: Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?

Trả lời:

Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gọi là vi sinh vật cơ hội. Các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.

Giải bài tập 4 trang 121 SGK sinh học 10: Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?

Trả lời:

Nói HIV gây hội chứng suy giảm miễỉl dịch vì chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào lim-phô T4 và đại thực bào).

Giải bài tập 5 trang 121 SGK sinh học 10: Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?

Trả lời:

HIV/AIDS là đại dịch làm kinh hoàng cả nhân loại, 95% người nhiễm HIV thuộc các nước đang phát triển. HIV/AIDS và đói nghèo làm băng hoại xã hội. Tốc độ phát triển HIV/AIDS ở Việt Nam ngày càng tăng. Cho đến nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến AIDS.

Vì vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất đề phòng HIV

0