Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Hội Việt Nam cách mạng, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào ? Trả lời: Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng: Dựa vào mục 1 phần Kiến thức cơ bản, có thể lập niên ...
Hội Việt Nam cách mạng, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào ?
Trả lời:
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng:
Dựa vào mục 1 phần Kiến thức cơ bản, có thể lập niên biểu so sánh như sau:
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lời:
Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:
-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.
-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.
-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.
-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930:
Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lời:
Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.
Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:
- Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.
- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.
- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lời:
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Tổ chức chính phủ công, nông binh, tổ chức quân đội công nông binh.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.