Bài 21 – Thêm trạng ngữ cho câu
Bài 21 – Thêm trạng ngữ cho câu Hướng dẫn I. Đặc điểm của trạng ngữ Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời câu hỏi: 1. Trạng ngữ của câu đầu là: – dưới bóng tre xanh (T.N. chỉ nơi chốn) – đã từ lâu đời (T.N. chỉ thời gian) Trạng ngữ của câu thứ hai là: – đời đời, kiếp kiếp ...
Bài 21 – Thêm trạng ngữ cho câu
Hướng dẫn
I. Đặc điểm của trạng ngữ
Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời câu hỏi:
1. Trạng ngữ của câu đầu là:
– dưới bóng tre xanh (T.N. chỉ nơi chốn)
– đã từ lâu đời (T.N. chỉ thời gian)
Trạng ngữ của câu thứ hai là:
– đời đời, kiếp kiếp (T.N. chỉ thời gian)
Trạng ngữ của câu thứ ba là:
– đã mấy nghìn năm (T.N. chỉ thời gian)
Trạng ngữ của câu cuối là:
– từ nghìn đời nay (T.N. chỉ thời gian)
2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho ý nghĩa của câu về mặt nơi chốn hoặc thời gian.
3. Có thể chuyển các trạng ngữ trên về giữa câu, cuối câu hoặc đầu câu:
– Người dân cày Việt Nam, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang dưới bóng tre xanh.
– Đời đời kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
– Đã mấy nghìn năm, tre với người như thế.
– Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
Ghi nhớ:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc trong câu.
- Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
II. Luyện tập
1. Trong bốn câu đã cho chỉ có từ Mùa xuân trong câu: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít là đóng vai trò trạng ngữ chỉ thời gian.
(Trong câu cuối từ “Mùa xuân!” là một câu đặc biệt)
2. – Đoạn trích a có các trạng ngữ sau đây:
“Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi”. (T.N. chỉ thời gian)
“Trong cái vỏ xanh kia” (T.N. chỉ nơi chốn)
“Dưới ánh nắng” (T.N. chỉ nơi chốn)
– Đoạn trích b có trạng ngữ:
“Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.” (T.N. chỉ đặc tính của sự vật)
3. a) Phân loại bốn trạng ngữ vừa tìm được ở trên:
– Trạng ngữ thứ nhất chỉ thời gian.
– Trạng ngữ thứ hai chỉ nơi chốn.
– Trạng ngữ thứ ba chỉ nơi chốn.
– Trạng ngữ thứ tư chỉ đặc tính của sự vật.
b) Kể thêm vài trạng ngữ khác:
– Để thực hiện kế hoạch của nhà trường, lớp em đã trồng xong một vườn cây bạch đàn.
Trạng ngữ “Để thực hiện… trường” là trạng ngữ chỉ mục đích.
– Bằng cách bám vào từng mẩu đá, mọi người từ từ leo lên đỉnh núi. Trạng ngữ (in nghiêng) chỉ cách thức.
Mai Thu