Bài 20 – Câu đặc biệt
Bài 20 – Câu đặc biệt Hướng dẫn I. Thế nào là câu đặc biệt? Trong ba câu đã cho thì câu “Ôi, em Thủy!” là một câu không có chủ ngữ và vị ngữ. Đó là một câu đặc biệt. Ghi nhớ: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. II. Tác dụng của ...
Bài 20 – Câu đặc biệt
Hướng dẫn
I. Thế nào là câu đặc biệt?
Trong ba câu đã cho thì câu “Ôi, em Thủy!” là một câu không có chủ ngữ và vị ngữ. Đó là một câu đặc biệt.
Ghi nhớ:
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
II. Tác dụng của câu đặc biệt
Tác dụng |
Bộc lộ cảm |
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng |
Xác định thời gian |
Gọi |
Câu đặc biệt |
||||
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) |
X |
|||
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) |
X |
|||
“Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) |
X |
|||
An gào lên: – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! – Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) |
X |
Ghi nhớ: Câu đặc biệt thường được dùng để:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
III. Luyện tập
1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ đã cho:
a) Câu rút gọn:
– Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
– Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
– Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Cả ba câu này đều lược bỏ chủ ngữ).
b) Câu đặc biệt: “Ba giây… Bốn giây… Năm giây… lâu quá!”
(Nêu thời gian diễn ra sự việc).
c) Câu rút gọn: “Một hồi còi"(Lược bỏ vị ngữ: một hồi còi vang lên).
d) – Câu đặc biệt: “Lá ơi” (gọi đáp)
– Câu rút gọn: “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”
“Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
(Lược bỏ chủ ngữ)
2. – Ở ví dụ a, các câu rút gọn làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại từ ngữ “tinh thần yêu nước” và từ “chúng ta” đã có trong câu trước.
– Ở ví dụ b, các câu đặc biệt nhằm thông báo thời gian và làm cho việc miêu tả sinh động hơn.
– Ở ví dụ c, câu rút gọn làm cho câu gọn hơn thể hiện sự xuất hiện đột ngột của hồi còi.
– Ở ví dụ d, câu đặc biệt thể hiện lời gọi đáp. Câu rút gọn thể hiện một cách nói chuyện thân tình.
3. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả cảnh quê em (trong đó có vài câu đặc biệt):
Đêm. Cảnh làng xóm em thật thanh bình. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật, ấm cúng. Ngoài đường rất ít người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe hai bánh rồ máy chạy qua. Gâu! Gâu! Đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật.
Mai Thu