06/02/2018, 10:01

Bài 21 – Đi đường (Tẩu lộ)

Bài 21 – Đi đường (Tẩu lộ) Hướng dẫn 1. Đọc kĩ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích. 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ. Trả lời: Đây là một bài tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau: Câu đầu là khai (mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là ...

Bài 21 – Đi đường (Tẩu lộ)

Hướng dẫn

1. Đọc kĩ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích.

2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ.

Trả lời: Đây là một bài tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai (mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại).

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế “tẩu lộ”.

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi này là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận.

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông “muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả.

3. Việc sử dụng các điệp ngữ có hiệu quả như thế nào?

Trả lời: Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận.

4. Phân tích câu 2 và 4.

Trả lời: Câu 2 dùng điệp ngữ trùng san (ở bản dịch là núi cao) nói lên nỗi khó khăn vất vả triền miên của người đi đường.

Câu 3 nói lên niềm vui của người đi đường, sau khi đã vượt qua bao nhiêu là lớp núi điệp trùng đã tới được đỉnh cao.

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả, còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu đài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang.

5. Theo em đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không?

Trả lời: Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp.

Mai Thu

0