23/04/2018, 22:48

Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

(trang 99 sgk Lịch Sử 8): - Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á. Trả lời: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,... ...

(trang 99 sgk Lịch Sử 8): - Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Trả lời:

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...


Câu hỏi 2 - Mục I - Tiết học 20 - Trang 100 - SGK Lịch sử 8

Em hãy nêu những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hướng dẫn.

Những nét mới :

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.


Câu hỏi 3 - Mục I - Tiết học 20 - Trang 100 - SGK Lịch sử 8

Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ có gì mới so với khẩu hiệu " Đánh đổ Mãn Thanh" của cuộc cách mạng Tân Hợi ?

Hướng dẫn.

Những điểm mới của cuộc cách mạng này là ngoài việc hướng ngọn cở đầu tranh chống lại chế độ phong kiến, các phong trào còn hướng đến đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.


Câu hỏi 1 - Mục II - Tiết học 20 - Trang 101 - SGK Lịch sử 8

Sự thành lập của các Đảng cộng sản có tác động như thế nào tới các phong trào độc lập ở các nước châu Á ?

Hướng dẫn.

Sự thành lập của các Đảng cộng sản sẽ là điều kiện thuận lợi cho các phong trào dấu tranh, từ đây, các phong trào đấu tranh sẽ được chỉ đạo mới những mục tiêu rõ ràng, chấm dứt các phong trào đấu tranh lẻ tẻ, tự phát.


Câu hỏi 2 - Mục II - Tiết học 20 - Trang 102 - SGK Lịch sử 8

Vào đầu thế kỉ XX, các phong trào dân chủ tư sản ở các nước châu Á có những điểm gì mới ?

Hướng dẫn trả lời.

Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX. 

Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...


Câu hỏi 3 - Mục II - Tiết học 20 - Trang 102 - SGK Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương ?
Hướng dẫn.
Nhận xét :
Phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương ngày càng mạnh mẽ, có đường lối rõ ràng dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản.


Câu hỏi 4 - Mục II - Tiết học 20 - Trang 103 - SGK Lịch sử 8

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào ?

Hướng dẫn.

Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.
Trong hơn ba thế kỉ dưới sự áp bức, bóc lột tàn tệ của thực dân Hà Lan. nhân dân In-đô-nê-xi-a đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Trong những năm 1926 - 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô. lãnh tụ của Đảng Dán tộc đứng đầu.


Bài 1 - Trang 103 - SGK Lịch sử 8

Tại sao phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại bùng nổ mạnh mẽ ?

Hướng dẫn.

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.


Bài 2 - Trang 103 - SGK Lịch sử 8

Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 - 1939 ?

Hướng dẫn

Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 :
Nêu những sự kiện chính :
- Phong trào Ngũ tứ, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Chiến tranh Bắc phạt 1926 - 1927
- Nội chiến 1927 - 1937.
- Cuộc kháng chiến chống Nhật từ năm 1937. Có thể nêu nhận xét.


Bài 3 - Trang 103 - SGK Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Hướng dẫn.

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.


Bài 4 - Trang 103 - SGK Lịch sử 8

Lập bảng thống kê các phong trào độc lập ở châu Á.

Hướng dẫn.

Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á : Có thể lập bảng theo hai cột: thời gian và sự kiện, rồi điền các thông tin cần thiết.

Zaidap.com

0