Bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi - SBT
Câu 1 trang 12 SBT Địa lí 7 Quan sát hình 4.2 và 4.3 tr.13 SGK, em hãy : a) So sánh hình dạng tháp tuổi TP. Hồ Chí Minh tại hai thời điểm năm 1989 và năm 1999 ( Gợi ý : So sánh sự thay đổi của đáy tháp - số người dưới độ tuổi lao động ; của thân tháp - số người trong độ tuổi lao động ; ...
Câu 1 trang 12 SBT Địa lí 7
Quan sát hình 4.2 và 4.3 tr.13 SGK, em hãy :
a) So sánh hình dạng tháp tuổi TP. Hồ Chí Minh tại hai thời điểm năm 1989 và năm 1999
( Gợi ý : So sánh sự thay đổi của đáy tháp - số người dưới độ tuổi lao động ; của thân tháp - số người trong độ tuổi lao động ; của đỉnh tháp - số người trên độ tuổi lao động )
b) Qua hình dạng của tháp tuổi , cho biết kết cấu dân số theo độ tuổi của TP. Hồ Chính Minh đã thay đổi như nào sau 10 năm.
Trả lời :
Qua hình 4.2 và 4.3 tr.13 SGK, em thấy :
a)
Năm 1989 : Đáy rộng, thân hẹp
Năm 1999 : Đáy thu hẹp, thân mở rộng
b)
Năm 1989 : Tháp tuổi có cơ cấu dân số trẻ
Năm 1999 : Tháp tuổi có cơ cấu dân số già.
Câu 2 trang 13 SBT Địa lí 7
Quan sát hình 4.4. Lược đồ phân bố dân cư châu Á, tr.14 SGK, em hãy đọc lược đồ này và ghi tiếp vào chỗ trống (...) trong các câu dưới đây :
a) Những khu vực tập trung đông dân là : Nam Á, ...
b) Những khu vực tập thưa đông dân là : Bắc Á, ...
c) Những khu vực có các đô thị lớn là :
- Đông Á ( Nhật Bản, ... )
- Nam Á (... )
- Đông Nam Á ( In-đô-nê-xi-a,... )
d) Như vậy, sự phân bố dân cư ở châu Á ...
Trả lời :
Quan sát hình 4.4. Lược đồ phân bố dân cư châu Á, tr.14 SGK, ta thấy :
a) Những khu vực tập trung đông dân là : Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á
b) Những khu vực tập thưa đông dân là : Bắc Á, Tây Á, Tây Nam Á
c) Những khu vực có các đô thị lớn là :
- Đông Á ( Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc )
- Nam Á ( Ấn Độ )
- Đông Nam Á ( In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan, Phi-lip-pin, Mi-an-ma )
d) Như vậy, sự phân bố dân cư ở châu Á không đồng đều, tập trung tại các khu vực như Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á - những khu vực có địa hình đồng bằng, khí hậu mát mẻ, mạng lưới sông ngòi dày đặc... có điều kiện thuận lợi cho sinh sống, phát triển. Ngược lại, phân bố thưa thớt ở các khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, mạng lưới sông ngòi thưa thớt như khu vực Bắc Á, Tây Á...
Zaidap.com