Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 – Lịch sử 9
Sau những thất bại của các phong trào 1930 – 1935, tình hình Cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển hướng mới. Do Đảng Cộng sản có nhận định mới chuyển đấu tranh vũ trang thành các cuộc vận dân chủ trong những năm 1936-1939 để hợp với tình hình trong nước và quốc tế. A. Tìm hiểu lý thuyết I. Tình ...
Sau những thất bại của các phong trào 1930 – 1935, tình hình Cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển hướng mới. Do Đảng Cộng sản có nhận định mới chuyển đấu tranh vũ trang thành các cuộc vận dân chủ trong những năm 1936-1939 để hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
A. Tìm hiểu lý thuyết
I. Tình hình thế giới và trong nước:
1. Thế giới :
-Chủ nghĩa phát xít đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới .
-Đại Hội VII của Quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt Trận nhân dân , tập hợp lực lượng tiến bộ để chống phát xít .
-Mặt trận nhân dân Pháp nắm chính quyền , áp dụng chính sách tự do dân chủ cho thuộc địa .
2. Trong nước :
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và chính sách phản động – bóc lột- khủng bố – đàn áp của Pháp nên nhân dân ta đói khổ , yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện quyền tự do dân chủ .
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ
*Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định :
– Kẻ thù : thực dân Pháp và tay sai.
-Khẩu hiệu: chống phát xít và chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình .
-Chủ trương : lập mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương ( hè 1936) sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương ( 3-1938) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ tiến bộ đấu tranh .
-Hình thức và phương pháp đấu tranh : hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai hay nửa công khai.
*Giữa năm 1936 MTDCĐD triệu tập Đông Dương đại hội để thu thập dân nguyện như thả tự do cho tù chính trị , thi hành luật lao động , cải thiện đời sống của nhân dân .
*Đầu năm 1937 đưa “dân nguyện” cho phái viên của chính phủ Pháp và Toàn quyền mới ở ĐD:
+Công nhân :lập nghiệp đoàn , tăng lương giảm giờ làm.
+Nông dân : chia lại ruộng đất công , chống sưu thuế cao, giảm tô.
+Công chức ,học sinh đòi đảm bảo quyền lợi lao động ,ban bố quyền tự do dân chủ, miễn giảm thuế .
*Phong trào công nhân 11-1936 : bãi công ở công ty than Hòn Gai ,xe lửa Trường Thi .
*1-5-1938-Quốc tế lao động , 25.000 người mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội đòi tự do lập hội Ái hữu , thi hành luật lao động , giảm thuế , chống phát xít và chiến tranh .
* Báo công khai của Đảng , của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ra đời như : Tin Tức, Tiền Phong , Nhành Lúa , Dân Chúng ,Lao Động , Bạn Dân ..
*Sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác Lê nin và chính sách của Đảng được lưu hành rộng rãi .
* Cuối 1938 phong trào thu hẹp , chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào chấm dứt .
Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo hà Nội , ngày 1-5-1938. Trụ sở báo “Tin Tức” – cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân chủ ở Hà Nội năm 1938.III. Ý nghĩa của phong trào :
-Là một cao trào dân chủ rộng lớn.
-Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
-Chủ nghĩa Mác- Lê nin, đường lối chính sách của Đảng , của Quốc tế Cộng sản được phổ biến .
-Tổ chức của Đảng được củng cố.
-Đào tạo cho Đảng những đảng viên kiên trung .
-Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách Mạng tháng tám 1945.
B. Bài tập
Câu 1: Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 -1939 ?
– Giữa năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình. Đảng ta nắm lấy cơ hội này, phát động quần chúng thành lập các ủy ban hành động, thu thập “dân nguyện”, đưa kiến nghị gửi tới phái đoàn. Nội dung đơn thư đề nghị là tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp ở Đông Dương, đòi các quyền tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, đòi giảm sưu thuế, ân xá tù chính trị… Quy mô của phong trào rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Cuối cùng, thực dân Pháp phải nhân nhượng một số yêu sách…
-Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới xứ Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện diễn ra sôi nổi, trong đó, công nhân và nông dân là lực lượng hăng hái nhất (tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh, tháng 7-1937).
Ngày 1-5-1938, cuộc mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người ở khu Đấu xảo (Hà Nội) đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc…
– Phong trào báo chí công khai cũng phát triển mạnh.
– Cuối năm 1938, bọn phản động Pháp ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm các hoạt động cách mạng và khủng bố những người tham gia phong trào. Phong trào thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939).
Câu 2: Tình tình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939 ?
Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước : Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha…) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.
– Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.
-Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.
– Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.
Câu 3: Cao trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
– Qua cao trào quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh.
– Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.
– Đội quân chính trị hùng hậu được hình thành qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
– Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 4: Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 – 1931 ?
Giai đoạn 1930-1931:
-Kẻ thù: đế quốc Pháp, phong kiến.
-Nhiệm vụ: chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
-Hình thức: bí mật, bất hợp pháp.
-Phương thức đấu tranh: bạo động, vũ trang.
Giai đoạn 1936-1939:
-Kẻ thù: phản động Pháp cùng bè lũ tay sai.
-Nhiệm vụ: trước mắt chống phong kiến, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do dân chủ.
-Hình thức: thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương tập hợp mọi lực lượng đấu tranh chống phát xít.
-Phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
Một số chuyên mục của Lịch sử 9:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 có nhiều chuyển biến so với thời kì trước. Đảng ta đã chỉ đạo sát sao hơn do tình hình Cách mạng thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Thời kì này chúng ta chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh không vũ trang và hợp pháp. Chúc các bạn học tập tốt !