Bài 2 trang 28 GDCD 10
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng : Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ? Trả lời: - Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập nương tựa lẫn nhau, không tách rời nhau, liên hệ gắn bó, mặt này lấy mặt kia làm ...
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
: Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập nương tựa lẫn nhau, không tách rời nhau, liên hệ gắn bó, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.
Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 10 (GDCD 10) Bài 4