Bài 2 – Mạch lạc trong văn bản
Bài 2 – Mạch lạc trong văn bản Hướng dẫn I MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 1. Mạch lạc trong văn bản a. Hai chữ mạch lạc trong đông y vô’n có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một vãn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản ...
Bài 2 – Mạch lạc trong văn bản
Hướng dẫn
I MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1. Mạch lạc trong văn bản
a. Hai chữ mạch lạc trong đông y vô’n có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một vãn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Như vậy, mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý tứ chung.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc khác nhau: mẹ bắt hai anh em phải chia đồ chơi; Thành, Thủy rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thủy để cả hai con búp bê lại cho Thành. Nhưng không vì thế mà văn bản ấy thiếu mạch lạc, vì nó gồm toàn bộ các sự việc chính; hai anh em Thành, Thủy buộc phải xa nhau, nhưng các em đã nhát định không chịu để cho tình cảm anh em mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay” và “những con búp bê” là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.
b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, xa nhau, khóc… cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biếu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho eni tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau… Các sự việc nêu trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thương nhất. Đó chính là sự mạch lạc văn bản.
c. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kề chuyện hôm qua, có đoạn kế chuyên sáng nay… Các đoạn ấy dược nôi với nhau theo môi liên hệ thời gian.
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản
a) Văn bản Mẹ tôi:.
Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.
Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:
– Bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
– Bố nói về mẹ:
• Mẹ lo lắng, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc và cả tính mạng của mình vì con.
Ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ.
• Ngay khi đã khôn lớn, con vẫn cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ và sẽ ân hận vì đã làm mẹ buồn.
– Bố khuyên con phải xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.
b) (1) Văn bản Lão nông và các con.
Chủ đề chính của văn bản là ca ngợi lao động “Lao động là vàng”, Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần. Hai dòng đầu là mở bài: lời khuyên hãy cần cù lao động. Mười bốn dòng giữa là thân bài kể chuyện Lão nông để lại kho tàng cho các con. Bốn dòng cuối là kết bài: cách khuyên con lao động rất khôn ngoan của ông bố.
(2) Văn bản của nhà văn Tô Hoài: Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là: “cái màu vàng của đồng quê”. Câu đầu giới thiệu thời điểm (mùa đông, giữa ngày mùa) và địa điểm (làng quê) khi mùa vàng xuâ’t hiện. Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể. Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê.
Trong cả hai văn bản trên, ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt, nhất quán qua các phần một cách rõ ràng, hợp lí. Vì vậy, cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn.
2. Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Điều dó rất hợp lí, vì ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Việc thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân trên sẽ dài dòng không cần thiết, ý tứ chủ đạo sẽ bị loãng, do đó, sẽ làm mâ’t sự mạch lạc của văn bản.
Mai Thu