06/02/2018, 10:13

Bài 15 – Đập đá ở Côn Lôn

Bài 15 – Đập đá ở Côn Lôn Hướng dẫn Phan Châu Trinh (1872-1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì – Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà yêu nước lớn và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Ngoài những áng văn chính ...

Bài 15 – Đập đá ở Côn Lôn

Hướng dẫn

Phan Châu Trinh (1872-1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì – Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà yêu nước lớn và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.

Ngoài những áng văn chính luận nổi tiếng về tính chất hùng biện đanh thép, Phan Châu Trinh còn làm thơ. Thơ văn ông cháy bỏng tinh thần yêu nước và dân chủ.

Tác phẩm chính:

Tỉnh quốc hồn ca I, Tỉnh quốc hồn ca II, Tây Hồ thi tập, Xăng-tê thi tập, Giai nhân kì ngộ.

Đầu năm 1908, nhân vụ chống thuế ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém “nhưng giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về” và đày ra Côn Đảo. Ông xem nơi đây là trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỉ XX không thể không nếm cho biết.

Bài thơ này làm trong thời gian nhà thơ bị đày ở đó.

Mượn việc miêu tả cảnh đập đá cực khổ của những người tù cách mạng, bài thơ bày tỏ khí phách ngang tàng coi thường gian nan vất vả và ý chí kiên cường sắt đá của mình.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Như đã nói, đập đá ở một hòn đảo giữa biển khơi trong điều kiện khắc nghiệt của người tù là một công việc hết sức cực nhọc, khổ sai và không ít người đã kiệt sức và đã gục ngã.

Sau khi đọc bài thơ, ai cũng thấy toàn bộ bài thơ thuần một giọng hùng tráng và rắn rỏi cùng những hình ảnh chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc. Tuy nói về cảnh tù đày lao khổ nhưng cả bài thơ không một chút nào là bi quan, yếu đuối, kể lể, thở than.

Có thể nói tuy được sáng tác trong tù nhưng giọng điệu bài thơ hết sức tự tin, chủ động, khẳng khái, hiên ngang, thể hiện một tâm hồn rắn rỏi, một ý chí và nghị lực phi thường đứng trên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt.

2. Một nét đặc sắc về mặt biểu hiện của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là có nhiều hình ảnh, nhiều câu thơ có hai lớp nghĩa. Câu thơ đầu tạo dựng tư thế sánh ngang trời đất của người trai giữa đất trời Côn Đảo:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Tiếp nối quan niệm truyền thống về chí làm trai: “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông. Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ) hay “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu)… câu thơ của Phan Châu Trinh toát lên một vẻ đẹp hùng tráng, biểu lộ tư thế của một con người đường hoàng luôn làm chủ mình, làm chủ cuộc đời, tự khẳng định mình đầy kiêu hãnh của bậc anh hùng hào kiệt.

Ba câu thơ sau vừa miêu tả chân thực công việc đập đá, dùng búa để khai thác đá của người tù ngoài Côn Đảo vừa khắc họa được hình ảnh của bậc anh hùng yêu nước quả quyết với những hành động mạnh mẽ phi thường.

Mai Thu

0