06/02/2018, 00:35

Bài 13 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Bài 13 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Hướng dẫn ♦ Bài tập 1 Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết: a) Chỉ các sự vật, hiện tượng…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ...

Bài 13 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Hướng dẫn

♦ Bài tập 1

Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết:

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu: sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).

Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác sử dụng phổ biến ở vùng Nghệ – Tĩnh.

Bồn bồn, kèo nèo: Hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.

b) Giống về nghĩa nhưng khác về câu với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu:

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngữ Nam Bộ

Cá quả

Cá trâu

Cá lóc

Lợn

Heo

Heo

Ngã

Bổ

– Mệ

(phương ngữ Trung Bộ);

– Mạ

(phương ngữ Trung Bộ):

Mẹ

– Bọ

(phương ngữ Trung Bộ):

Cha, bố

– Tía

(phương ngữ Nam Bộ):

Cha, bố

– Mô

(phương ngữ Trung Bộ):

Đâu

– Giả đò

(phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ):

Giả vờ

– Ghiền

(phương ngữ Nam Bộ):

Nghiện

c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngư Nam Bộ

Ốm: bị bệnh

Ốm: gầy

Ốm: gầy

Hòm (phương ngữ Bắc Bộ): thứ đồ đựng hình hộp bằng gỗ hay kim loại mỏng có nắp đậy kín còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ quan tài, áo quan (dùng để khâm liệm người chết)

– Nón (phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân): chỉ thứ dùng để đội đầu che nắng mưa, thường làm bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa như nón và mũ trong ngôn ngữ toàn dân.

♦ Bài tập 2

Vì sao có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a và sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện điều gì?

Sở dĩ có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a là vì có những sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện ở vùng này, địa phương này mà ít hoặc không xuất hiện ở vùng khác, địa phương khác. Điều này cho thấy đất nước Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, tập quán phong tục…Tuy nhiên sự khác biệt đó không nhiều, không đáng kể bởi vì những từ ngữ thuộc nhóm này ít ỏi.

♦ Bài tập 3

Quan sát hai bảng mẫu ở điểm b và c trong bài tập 1 và cho biết có từ ngữ nào (đối với trường hợp ở điểm b) và cách hiểu nào (đối với trường hợp ở điểm c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân không. Từ đó rút ra nhận xét về phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.

Học sinh quan sát và rút ra nhận xét theo yêu cầu cần lưu ý là phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ Bắc Bộ trong đó có tiếng Hà Nội. Trên thế giới phần lớn các ngôn ngữ đều lấy phương ngữ có tiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.

♦ Bài tập 4

Thảo luận về vấn đề có nên dùng từ ngữ địa phương hay không?

Thông thường trên các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, không được dùng từ ngữ địa phương.

Từ ngữ địa phương được dùng trong phạm vi giao tiếp gia đình, bè bạn nói cùng phương ngữ.

Từ ngữ địa phương rất phát huy tác dụng tích cực trong văn học nhằm khắc họa rõ nét những nét đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật.

Mai Thu

0