06/06/2017, 14:41

Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy an-đét

ĐẠI LÍ 7 BÀI 46: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐÉT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Phân tích sự phân hoá môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đét. II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH Giải bài tập 1 trang 139 SGK địa lý 7: Các đai thực vật ...

ĐẠI LÍ 7 BÀI 46: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐÉT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Phân tích sự phân hoá môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đét. II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH Giải bài tập 1 trang 139 SGK địa lý 7: Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét + 0 - 1000m: thực vật nửa hoang mạc. + 1.000 - 2.000m: cây bụi xương rồng. + 2.000 - 3.000m: đồng cỏ cây bụi. + ...

ĐẠI LÍ 7 BÀI 46: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT

Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐÉT

 

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Phân tích sự phân hoá môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đét.

 

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

Giải bài tập 1 trang 139 SGK địa lý 7: Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét

+ 0 - 1000m: thực vật nửa hoang mạc.

+ 1.000 - 2.000m: cây bụi xương rồng.

+ 2.000 - 3.000m: đồng cỏ cây bụi.

+ 3.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

Giải bài tập 2 trang 139 SGK địa lý 7: Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông An-đét

+ 0 - 1000m: rừng nhiệt đới.

+ 1.000 — 1.300m: rừng lá rộng.

+ 1.000 — 3.000m: rừng lá kim.

+ 3.000 - 4.000m: đồng cỏ.

+ 4.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

Giải bài tập 3 trang 139 SGK địa lý 7: Giải thích

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.

 
0