13/01/2018, 20:23

Bài 1,2,3 trang 99 SGK Đại số 10: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 1,2,3 trang 99 SGK Đại số 10: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bất phương trình bậc nhất hai ẩn – Toán Đại số lớp 10: Hướng dẫn Giải bài 1,2,3 trang 99 Toán Đại số lớp 10. Bài 1. Biểu diễn hình học tập nghiệm của các BPT bậc nhất hai ẩn sau. a) – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x); ...

Bài 1,2,3 trang 99 SGK Đại số 10: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn – Toán Đại số lớp 10: Hướng dẫn Giải bài 1,2,3 trang 99 Toán Đại số lớp 10.

Bài 1. Biểu diễn hình học tập nghiệm của các BPT bậc nhất hai ẩn sau.

a) – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x);                b) 3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3.

Đáp án: a) – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x)    <=>    y < -x/2 + 2

Tập nghiệm của BPT là:

T = {(x, y)|x ∈ R; y < -x/2 + 2 }.

Để biểu diễn tập nghiệm T trên mặt phẳng tọa độ, ta thực hiện:

+ Vẽ đường thẳng (d): y= -x/2 + 2

+ Lấy điểm gốc tọa độ O(0; 0) ∉  (d).

Ta thấy: 0 < -1/2 – 0 + 2. Chứng tỏ (0; 0) là một nghiệm của BPT. Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng (d) (không kể bờ) chứa gốc O(0; 0) là tập hợp các điểm biểu diễn tập nghiệm của BPT đã cho (nửa mặt phẳng không bị gạch sọc)

b) 3(x-1) + 4( y – 2) < 5x -3 (*)
⇔ x – 2y + 4 > 0 (1)
Vẽ Δ: x – 2y + 4 = 0
Thay O (0;0) vào (1), ta có miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ Δ chứa O
(Miền gạch chéo không là miền nghiệm của (*))

12596233_586630631491276_2021861969_n


Bài 2 trang 99. Biểu diễn hình học tập nghiệm của các hệ bất phương trình hai ẩn sau.

2016-01-18_215056

2016-01-18_221154

Vẽ chung vào hệ trục tọa độ Oxy các đường thẳng:
Δ: x – 2y = 0;
Δ’: x + 2y + 2 = 0
Δ”: x – y + 3 = 0
Miền nghiệm của (1) là nửa mặt phẳng bờ Δ chứa A(0;1)
Miền nghiệm của (2) là nửa mặt phẳng bờ Δ’ chứa O.
Miền nghiệm của (3) là nửa mặt phẳng bờ Δ” chứa O.
Tóm lại, miền nghiệm của hệ là miền không gạch chéo.

b)

2016-01-18_221936

2016-03-22_000341

Miền nghiệm của hệ BPT là miền tam giác ABC bao gồm cả các điểm trên cạnh AC và cạnh BC (không kể các điểm của cạnh AB).


Bài 3. Có ba nhóm máy A, B, C dùng để sản xuất ra hai loại sản phẩm I và II. Để sản xuất một đơn vị sản phẩm mỗi loại phải lần lượt dùng các máy thuộc các nhóm khác nhau. Số máy trong một nhóm và số máy của từng nhóm cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thuộc mỗi loại được cho trong bảng sau:

2016-01-18_222206

Một đơn vị sản phẩm I lãi 3 nghìn đồng, một sản phẩm II lãi 5 nghìn đồng. Hãy lập phương án để việc sản xuất hai loại sản phẩm trên có lãi cao nhất.

 Gọi x là số đơn vị sản phẩm loại I, y là số đơn vị sản phẩm loại II được nhà máy lập kế hoạch sản xuất. Khi đó số lãi nhà máy nhân được là P = 3x + 5y (nghìn đồng).

Các đại lượng x, y phải thỏa mãn các điều kiện sau:

2016-03-22_000402

Miền nghiệm của hệ bất phương trình (II) là đa giác OABCD (kể cả biên).

Biểu thức F = 3x + 5y đạt giá trị lớn nhất khi (x; y) là tọa độ đỉnh C.

(Từ 3x + 5y = 0 => y = -3/5x
Các đường thẳng qua các đỉnh của OABCD và song song với đường y = -3/5x
cắt Oy tại điểm có tung độ lớn nhất là đường thẳng qua đỉnh C).

Phương trình hoành độ điểm C: 5 – x = -1/2x + 3
<=> x = 4.

Suy ra tung độ điểm C là y= 5 – 4 = 1. Tọa độ C(4; 1). Vậy trong các điều kiện cho phép của nhà máy, nếu sản xuất 4 đơn vị sản phẩm loại I và 1 đơn vị sản phẩm đơn vị loại II thì tổng số tiền lãi lớn nhất bằng:

F= 3.4 + 5.1 = 17 nghìn đồng.

0