Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9
Bài 1. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit. ...
Bài 1. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.
Bài 1. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.
1. Xác định chiều dài của gen b.
2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
■ Lời giải
1. Khi gen B tự nhân đôi đã lấy từ môi trường tế bào là 3000 nuclêôtit.
Vậy, số nuclêôtit của gen b là :
5998 nuclêôtit - 3000 nuclêôtit = 2998 nuclêôtit
Chiều dài của gen b là : (2998 : 2) X 3,4 = 5096,6 (Ả)
2. Số nuclêôtit của gen b kém gen B là :
3000 nuclêôtit - 2998 nuclêôtit = 2 nuclêôtit
Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.
Bài 2. Chiều dài của gen B là 4080 Ả. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.
1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào ?
■ Lời giải
1. Số nuclêôtit của gen B là :
(4080 : 3,4) X 2 = 2400 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit của gen b lớn hơn gen B là :
2402 nuclêôtit - 2400 nuclêôtit = 2 nuclêôtit
Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng thêm 1 cặp nuclêôtit.
2. Nếu gen B đột biến thành gen b' vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Bài 3. Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST.
Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng :
Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể B đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 175 NST đơn.
Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể c tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có 184 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
■ Lời giải
1. Gọi y là số NST trong mỗi tế bào của cá thể B, ta có phương trình :
(23 - 1)y= 175 (NST)
Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể B là :
y = 175 : 7 = 25 (NST)
Vậy, tế bào có bộ NST là thể ba : 2n + 1
2. Gọi z là số NST trong mỗi tế bào của cá thể C, ta có phương trình :
23 z = 184 (NST)
Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể C là :
z= 184:8 = 23 (NST)
Vậy, tế bào có bộ NST là thể một: 2n - 1
Bài 4. Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau :
- NST thứ nhất: ABCDEF
- NST thứ hai : abcdef
1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau :
a) Xuất hiện các giao tử : ABCD, abcdefef
b) Xuất hiện các giao tử : ABABCDEF, abdcef
Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.
2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, abcdef
b) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, ABCDEF
■ Lời giải
1. Trường hợp chứa một NST :
a) Đây là các dạng đột biến mất đoạn (mất đoạn EF) và lặp đoạn (lặp đoạn ef).
b) Đây là các dạng đột biến lặp đoạn (lặp đoạn AB) và đảo đoạn (đảo đoạn cd).
2. Trường hợp chứa một cặp NST :
a) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I.
b) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II.
Bài 5*. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi lai các cây cà chua tứ bội lai với nhau người ta thu được những kết quả sau :
1. Trường hợp 1 : F1 có tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
2. Trường hợp 2 : F1 có tỉ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp.
■ Lời giải
1. Trường hợp 1 :
F1 có tỉ lệ phân li 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Quả vàng có kiểu gen aaaa chứng tỏ những cây P đem lại ở đây ít nhất có 2 gen lặn aa. Mặt khác, với 3 + 1 = 4 tổ hợp là kết quả thụ phấn giữa 2 loại giao tử cái. Để cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau trong đó có giao tử mang aa thì kiểu gen của cây P phải là Aaaa.
Từ biện luận trên ta có sơ đồ lai như sau :
2. Trường hợp 2 :
F1 có tỉ lệ phân li 11 quả đỏ : 1 quả vàng, trong đó cây quả vàng có kiểu gen aaaa, do đó ở cây p ít nhất có 2 gen a. Mặt khác với 11 + 1 = 12 tổ hợp có thể giải thích là một bên P cho ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 4 : 1, còn một bên cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. Từ đó suy ra một bên P có kiểu gen AAaa còn bên P còn lại có kiểu gen Aaaa.
Vậy sơ đồ lai như sau :