13/01/2018, 21:24

Bài 1,2,3 ,4,5 trang 26,27 sách Toán 7 tập 2: Khái niệm về biểu thức đại số

Bài 1,2,3 ,4,5 trang 26,27 sách Toán 7 tập 2: Khái niệm về biểu thức đại số Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số – Giải bài 1,2,3 trang 26 ; Bài 4,5 trang 27 SGK Toán 7 tập 2. Chương 4 Biểu thức đại số. 1. Khái niệm về biểu thức đại số Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, ...

Bài 1,2,3 ,4,5 trang 26,27 sách Toán 7 tập 2: Khái niệm về biểu thức đại số

Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số – Giải bài 1,2,3 trang 26; Bài 4,5 trang 27 SGK Toán 7 tập 2. Chương 4 Biểu thức đại số.

1. Khái niệm về biểu thức đại số

Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.

Ví dụ:

2x – 5; ax2 + bx + c;
2016-03-20_081105; …

2. Biểu thức nguyên, biểu thức phân.

a) Biểu thức đại số không chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức nguyên.

2a; 1/2x2y, ax + b; ax2 + bx + c; ax4 + y2, 

b) Biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức phân.

2016-01-28_200643

Đáp án và Giải bài Toán 7 tập 2 trang 26,27  Khái niệm về biểu thức đại số Sách giáo khoa

Bài 1: Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:

a) Tổng của x và y;

b) Tích của x và y;

c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y.

Giải: a) Tổng của x và y là x + y

b) Tích của x và y là xy

c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y với hiệu của x và y là (x + y) (x – y).


Bài 2 trang 26: Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo).

Giải: Hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h thì biểu thức tính diện tích hình thang là:

2016-03-20_081357
hoặc 1/2 (a + b)h hoặc (a + b)h : 2.


Bài 3 trang 26: Dùng bút chì nối các ý 1), 2), …, 5) với a), b), …, c) sao cho chúng có cùng ý nghĩa (chẳng hạn như nối ý 1) với e)) :

2016-01-28_202027

Đ/S: Ý 1) đã cho là x – y được đọc là hiệu của x và y. Đem so sánh với các ý cần nối kết thì ta chọn ý e) vì chúng có cùng ý nghĩa.

Làm tương tự cho các câu còn lại ta được kết quả sau:


Bài 4: Một ngày mùa hè, buổi sáng nhiệt độ là t độ, buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ so với buổi sáng, buổi chiều lúc mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đi y độ so với buổi trưa. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó theo t, x, y.

H/d: Biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn là: t + x – y.


Bài 5 trang 27: Một người hưởng mức lương là a đồng trong một tháng.

Hỏi người đó nhận được bao nhiêu tiền, nếu:

a) Trong một quý lao động, người đó bảo đảm đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao nên được thưởng thêm m đồng ?

b) Trong hai quý lao động, người đó bị trừ n đồng (n < a) vì nghỉ một ngày công không phép ?

HD: a) Một quý có 3 tháng do đó trong 1 quý người đó lãnh được 3a đồng. Vì đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu quả cao nên trong quý người đó được hưởng thêm m đồng.

Vậy trong một quý người đó được lãnh tất cả là 3a + m (đồng).

b) Trong hai quý lao động (6 tháng) người đó lãnh được 6a (đồng) tiền lương. Theo đề bài, trong quý lao động người đó chỉ còn lãnh được 6a – n (đồng).

0