13/01/2018, 21:50

Bài 1,2,3,4,5,6 trang 6 Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của oxit

Bài 1,2,3,4,5,6 trang 6 Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của oxit [Bài 1 hóa học 9] Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 6 Hóa 9 : Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit. Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ. I. Phân loại oxit Dựa vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân ...

Bài 1,2,3,4,5,6 trang 6 Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của oxit

[Bài 1 hóa học 9] Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 6 Hóa 9: Tính chất hóa học của oxit –  Khái quát về sự phân loại oxit. Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ.

I. Phân loại oxit

Dựa vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân oxit thành 4 loại:

+ Oxit bazơ

+ Oxit axit

+ Oxit lưỡng tính

+ Oxit trung tính

II. Tính chất hoá học của oxit

  1. Tính chất hoá học của oxit bazơ:

a) Tác dụng với nước:

Ví dụ: CaO(r) + H2O →Ca(OH)2 (dd)

BaO(r) + H2O → Ba(OH)2 (dd)

b) Tác dụng với oxit axit:

Ví dụ: BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

c)   Tác dụng với axit:

Ví dụ: CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O (lỏng)

  1. Tính chất hóa học của oxit axít

a) Tác dụng với nước

Ví dụ: P2O5(r) + 3H2O(lỏng) → 2H3PO4 (dung dịch)

b) Tác dụng với bazơ:

Ví dụ: CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3(r) + H2O (lỏng)

c) Tác dụng với oxit bazơ:

Ví dụ: BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

Trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách bài 1 trang 6 hóa học 9

Bài 1 Hướng dẫn

  • Oxit bazơ : CaO, Fe2O3.
  • Oxit axit :SO3

Học sinh dựa vào tính chất hoá học của mỗi loại oxit để trả lời câu hỏi.

Bài 2. Tương tự bài 1.

Bài 3 : a) Axit sunfuric + ZnO → Zn sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + SO3 → Natri sunfat + Nước

c) Nước + SO2 → Axit sunfurơ

d) Nước + CaO → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + CO2 → Canxi cacbonat


Bài 4* a) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit: CO2, SO2.

b) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch bazơ: Na2O, CaO.

c) Chất tác dụng với dd axit, tạo thành muối và nước: Na2O, CaO, CuO.

d) Chất tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước: CO2, SO2.


Bài 5. Dẫn hỗn hợp khí CO2 và Ođi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH, Ca(OH)2…). Khí CO2 bị giữ lại trong bình vì có phản ứng với kiềm:

CO2+ 2NaOH → Na2CO3 + H2O

hoặc CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Chất khí đi ra khỏi lọ là oxi tinh khiết.


Bài 6.* ( SGK hóa 9 Trang 6) 

a) PTHH : CuO + H2S04 → CuSO4 + H2O

Nồng độ phần trăm các chất :

Số mol các chất đã dùng :

nCuO = 1,6/80 = 0,02 (mol)

nH2SO4 = 20/98 ≈ 0,2  (mol)

Theo PTHH thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H2SO4 dư.

Khối lượng CuSO4 sinh ra sau phản ứng :

nCuSO4nCuO = 0,02 mol,

mCuS04 = 160 X 0,02 = 3,2 (g)

– Khối lượng H2S04 còn dư sau phản ứng :

Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng :

mH2SO4 = 98 X 0,02 = 1,96 (g)

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng :

m H2SO4 dư = 20 – 1,96 = 18,04 (g)

– Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :

Khối lượng dung dịch sau phản ứng :

mdd= 100 +1,6= 101,6 (g)

Nồng độ CuS04 trong dung dịch :

C% CuS0= 3,2*100% / 101,6 ≈ 3,15%

Nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch :

C%H2S04 = 18,04x 100% / 101,6 ≈ 17,76%

0