Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật(Bài 1,2,3,4 trang 129 Sinh 9)
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật(Bài 1,2,3,4 trang 129 Sinh 9) Bài 42 Sinh chương 1 – Giải bài 1,2,3,4 trang 129 SGK Sinh 9 Bài 1: Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật? Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong ...
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật(Bài 1,2,3,4 trang 129 Sinh 9)
Bài 42 Sinh chương 1 – Giải bài 1,2,3,4 trang 129 SGK Sinh 9
Bài 1: Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?
Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt-độ nhất định. Nhiệt-độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá…, động vật có lông dày).
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,…
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngủ đông,…
Bài 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm này có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt-độ của môi trường vì:
– Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt-độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt-độ môi trường ngoài.
– Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt-độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
Bài 3: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
+ Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
+ Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ở ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
– Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
Bài 4: Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.
– Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, mối, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.
– Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khỉ.