24/05/2018, 23:35

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa Vũng Tàu có một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Bà Rịa-Vũng Tàu là 994.837 người.Hiện nay BRVT có gần 40.000 hộ giáo dân với gần 257.000 nhân khẩu, chiếm 27% dân số ...

Bà Rịa Vũng Tàu có một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Bà Rịa-Vũng Tàu là 994.837 người.Hiện nay BRVT có gần 40.000 hộ giáo dân với gần 257.000 nhân khẩu, chiếm 27% dân số toàn tỉnh

1. Thành Phố: Vũng Tàu (DT: 140Km2, DS: 0.3 Triệu Người, 16 Phường và 1 Xã)

2. Thị Xã: Bà Rịa (DT: 87Km2, DS: 0.08 Triệu người, 8 Phường và 3 Xã)

3. Huyện:

* Long Điền: (2 thị trấn, 5 xã)

* Đất Đỏ (2 thị trấn, 7 xã)

* Châu Đức (2 thị trấn, 14 xã)

* Tân Thành (1 thị trấn, 9 xã)

* Côn Đảo (1 thị trấn )

* Xuyên Mộc (1 thị trấn, 12 xã)

Trước ngày 9 tháng 12 năm 2003, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thuộc huyện Long Đất .

* 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 1.967 km², 587.499 người

* 1992: 637.000 người

* 1993: 657.100 người

* 1994 (TĐBKVN) 1.965 km², 670.800 người

* 1995 (Tổng cục Thống kê): 708.900 người

* 1996 (Tổng cục Thống kê): 1.965 km², 706.200 người

* 1998: 1.965,2 km², 744.300 người

* 1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.975 km², 800.568 người; (Tổng cục Thống kê): 805.100 người (trung bình năm)

* 2000 (Tổng cục Thống kê): 822.000 người

* 2001: 839.000 người (Tổng cục Thống kê), 841.519 người

* 2002 (Tổng cục Thống kê): 856.100 người

* 2003 (TĐBKQSVN): 1.975,15 km², 884.900 người

* 2004 (Tổng cục Thống kê): 1.982,2 km², 897.600 người (trung bình năm)

* 2005 (Tổng cục thống kê): 1.982,2 Km², 913.100 người, 461Người/km² (Mật độ dân số )

* 2009 (Tổng điều tra dân số 1-4): dân số 994.837 người

Vị trí Địa Lý

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.

Khí Hậu

Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm.

Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Địa hình

có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền : Châu Đức. Tân Thành, Xuyên Mộc và Long Đất nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50" Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ 106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66 km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 Địa hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.

Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển.

Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn.

Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển.

Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).

Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa.

Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.

Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.

Từ tháng 5 năm 1979 lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.

Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc). Khi Đó Bà Rịa Vũng Tàu gồm 1 Thị Xã Vũng Tàu và 4 Huyện; Châu Thành, Xuyên Mộc, Long Đất và Côn Đảo. xem them: sử tỉnh

Từ chỗ khi mới thành lập chỉ có 240 trường, đến nay toàn tỉnh đã có 303 trường mầm non và phổ thông, trong đó có 96 trường mầm non, 132 trường tiểu học, 53 trường trung học cơ sở và 22 trường trung học phổ thông;2 trường Đại Học (Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu, Cơ Sở thuộc trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng), 1 trường Cao đẳng Sư phạm, 2 trường dạy nghề, 1 trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dầu khí... Tính đến năm học 2000 - 2001, bình quân mỗi xã, phường có hai trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, mỗi huyện, thị xã và thành phố có ít nhất hai trường phổ thông trung học. Ngành học Giáo dục thường xuyên mới được hình thành nhưng đã có hệ thống trung tâm giáo dục từ xa từ tỉnh đến huyện, đã liên kết với các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đảm đương nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động. Cơ sở vật chất cho các trường học được chú trọng đầu tư, hàng năm ngành được cấp trên 20 tỷ đồng để xây dựng trường mới. Riêng hai năm 1998 - 1999 tỉnh đã đầu tư mỗi năm trên 80 tỷ đồng để xây dựng trường lớp, sửa chữa phòng học, đóng mới bàn ghế. Hầu hết các trường phổ thông trung học và một số trường trung học cơ sở, trường tiểu học đã được xây dựng mới, đúng tiêu chuẩn theo quy mô từ 3 - 4 tầng, khang trang sạch đẹp và được trang bị các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ...

Cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho thiếu nhi

Tính đến đầu năm học 2001 - 2002, toàn ngành có 10.540 cán bộ, giáo viên. Đến nay có 52,7% giáo viên mầm non, 95% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 95% giáo viên phổ thông trung học đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ.

Quy mô học sinh tiếp tục tăng ở các bậc học mầm non và phổ thông, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm như sau: Ngành mầm non tăng 1% - 2%, bậc tiểu học tăng gần 33%, bậc trung học cơ sở tăng 16,6%, bậc trung học phổ thông tăng 21,7%. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt tỷ lệ từ 85% đến 96%. Năm 1997, tỉnh được công nhận đã hoàn thành giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đang phấn đấu trong thời gian ngắn nhất hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa (huyện Côn Đảo đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở) để tiến tới năm 2005 hoàn thành mục tiêu này trên toàn tỉnh.

Trường Cao đẳng Sư phạm BR-VT

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn thấp, chỉ chiếm 20% - 22% trong tổng số lao động. Do đó, nâng dần tỷ lệ lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề kinh tế trên địa bàn đang là vấn đề khá bức xúc. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã đầu tư xây dựng Trường Dạy nghề và Trường Cao đẳng cộng đồng. Trường Dạy nghề khi đủ điều kiện sẽ nâng cấp lên thành trường công nhân kỹ thuật Trường Cao đẳng cộng đồng bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2001 – 2002 với mục tiêu là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3, kỹ sư thực hành và cán bộ trung cấp kỹ thuật. Bên cạnh việc ngân sách bỏ vốn xây dựng trường lớp theo phương châm: "trường ra trường, lớp ra lớp”, tỉnh đã kêu gọi xã hội hóa mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục. Kết quả đến nay đã có 39 trường mầm non, phổ thông ngoài quốc lập Tỉnh rất mong nhận được sự tài trợ hoặc góp vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển các trường dạy nghề.

Danh Sách Các Trường Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học

* Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu

* Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

* Trường Đại học Mỏ Địa chất phân hiệu Vũng Tàu.

* Trường Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa Vũng Tàu.

* Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bà Rịa Vũng Tàu.

* Trường Cao Đẳng nghề Dầu Khí Vũng Tàu

* Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Vũng Tàu.

* Trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa Vũng Tàu.

* Trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

* Trường Trung cấp Nghề Giao Thông Vận Tải.

* Trường Trung cấp Y tế Vũng Tàu.

* Trường Trung cấp Công Nghệ Thông tin .

* Trường Trung học Biên Phòng 2.

* trường Trung cấp Nghề Hồng Lam

Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu.

Kinh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại có 7 nhà máy đang hoạt động gồm VinaKyoei, Thép miền Nam ( South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009. Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)... Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ giảm từ 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005). GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005) Xem thêm Dự toán thu ngân sách năm 2006 của các tỉnh thành Việt Nam.

Phấn đấu đến năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42 lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.

Khu công nghiệp

Tỉnh hiện có 12 khu công nghiệp:

* KCN Long Sơn

* KCN Châu Đức

* KCN Phú Mỹ III

* KCN Phú Mỹ I

* KCN Đông Xuyên

* KCN Mỹ Xuân A

* KCN Mỹ Xuân A2

* KCN Mỹ Xuân B1- CONAC

* KCN Cái Mép

* KCN Phú Mỹ II

* KCN Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng

* KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương

* Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.

* Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm.

* Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.

* Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.

Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.

Bên cạnh đó, tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển.

* Liệt Sỹ Võ Thị Sáu

0