Ancaloit
là cách chuyển tự sang dạng Việt hóa nửa chừng của alkaloid (tiếng Anh) hay alcaloïde (tiếng Pháp) hoặc алкалоид (tiếng Nga). Một cách chặt chẽ thì nó là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhưng các amin do động vật và nấm tạo ra cũng được gọi ...
là cách chuyển tự sang dạng Việt hóa nửa chừng của alkaloid (tiếng Anh) hay alcaloïde (tiếng Pháp) hoặc алкалоид (tiếng Nga). Một cách chặt chẽ thì nó là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhưng các amin do động vật và nấm tạo ra cũng được gọi là các ancaloit. Nhiều ancaloit có các tác động dược lý học đối với con người và các động vật khác. Tên gọi của ancaloit trong một số ngôn ngữ phương Tây có lẽ có nguồn gốc từ alkali/ancali (kiềm); và ban đầu thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả bất kỳ một bazơ hữu cơ nào có chứa nitơ. Các ancaloit thông thường là các dẫn xuất của các axít amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm thấy như là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua), động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều ancaloit có thể được tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phương pháp chiết axít-bazơ.
Trong khi nhiều ancaloit là các chất độc thì một số lại được sử dụng trong y học với vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphin hay codein, cũng như trong một số ứng dụng khác.
Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.
- Nhóm quinolizidin: ví dụ: Spartein trong Cytisus scoparius.
- Nhóm nicotinana.
- Nhom tropan.
- Nhóm isoquinolin.
- Nhóm quinolin.
- Nhóm indol.
Trong cây các ancaloit luôn tồn tại ở dạng các muối với các axít hữu cơ và mỗi họ cây thường có một dãy ancaloit cùng nhóm, trong đó có nhóm chính và nhóm phụ. Hàm lượng của chúng phụ thuộc vào giống cây, mùa vụ và địa lý.
Để phân lập ancaloit phải qua quy trình sau:
- Nghiền nhỏ nguyên liệu thành bột rồi ngâm với dung dịch HCl 1%(hoặc bằng dung dịch xôđa) để chuyển hóa hoàn toàn ancaloit thành muối clohiđrat dễ tan.
- Lọc lấy dung dịch muối, kiềm hóa để lấy ancaloit hoàn toàn khỏi muối.
- Cất cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi hữu cơ như clorofom, benzen v.v.
- Chạy sắc ký hoặc sắc ký bản mỏng điều chế...phân lập riêng từng ancaloit.
- Xác định cấu trúc các ancaloit thử hoạt tính sinh học, đem sản phẩm thử nghiệm, ứng dung.
Các nhóm ancaloit hiện nay bao gồm:
- Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, cytisin, nicotin, spartein, pelletierin.
- Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin
- Nhóm tropan: atropin, cocain, ecgonin, scopolamin
- Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnin, brucin, veratrin, cevadin
- Nhóm isoquinolin: Các ancaloit gốc thuốc phiện như morphin, codein, thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin.
- Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin
- Nhóm indol:
- Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin
- Các ergolin: Các ancaloit từ cựa ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamin, axít lysergic v.v
- Các beta-cacbolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpin, emetin
- Các ancaloit từ chi Ba gạc (Rauwolfia): reserpin
- Nhóm purin:
- Các xanthin: caffein, theobromin, theophyllin
- Nhóm terpenoit:
- Các ancaloit aconit: aconitin
- Các steroit: solanin, samandari (các hợp chất amoni bậc bốn): muscarin, cholin, neurin
- Các ancaloit từ dừa cạn (chi Vinca) và các họ hàng của nó: vinblastin, vincristin. Chúng là các chất chống ung thư và liên kết các nhị trùng (dime) tubulin tự do, vì thế phá vỡ cân bằng giữa trùng hợp (polyme hóa) và phản trùng hợp vi quản, tạo ra sự kìm hãm các tế bào trong pha giữa của quá trình phân bào.
- Phân tử lượng: khoảng 100-900
- Các ancaloit không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin)
- Các ancaloit với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin)
- Hoạt hóa quang học
- Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên tử nitơ & và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế.
- Khả năng tạo ra muối với các axít vô cơ (ví dụ: với HCl, H2SO4, HNO3) hay các axít hữu cơ (như các muối tartrat, sulfamat, maleat)