25/05/2018, 12:52

Ân xá quốc tế

Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty International, viết tắt AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích thúc đẩy tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác. Đặc ...

Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty International, viết tắt AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích thúc đẩy tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác.

Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất tích cưỡng bức; và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác.

Ân xá Quốc tế được ông Peter Benenson, một luật sư người Anh, thành lập năm 1961. Benenson đọc báo và sửng sốt rồi tức giận trước câu chuyện hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị xử tù 7 năm vì đã nâng cốc mừng tự do. Benenson liền viết cho David Astor, biên tập viên tờ The Observer, ông này cho đăng bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên [1] ngày 28 tháng 5, kêu gọi độc giả viết thư ủng hộ hai sinh viên. Sự phản hồi thật là dồn dập đến nỗi trong có một năm mà các nhóm viết thư đã được thành lập tại hơn một tá quốc gia, họ viết để bảo vệ những nạn nhân của bất công ở bất cứ đâu. Đến giữa năm 1962, Ân xá Quốc tế đã có các nhóm hoạt động hoặc thành lập ở Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Ireland, Canada, Tích Lan (nay là Sri Lanka), Hy Lạp, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Ghana, Israel, Mexico, Argentina, Jamaica, Malaysia, Congo (Brazzaville) (nay là Cộng hoà Congo), Ethiopia, Nigeria, Miến Điện (nay là Myanma) và Ấn Độ. Cuối năm ấy, Diana Redhouse, một thành viên của một trong các nhóm trên, đã thiết kế biểu tượng của tổ chức là Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai.

Trong những năm đầu, Ân xá Quốc tế chỉ tập trung vào các điều 18 và 19 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền — 2 điều liên quan đến tù chính trị. Tuy nhiên, với thời gian, tổ chức đã mở rộng sứ mạng để hoạt động vì những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác, không chỉ vì những tù nhân lương tâm. Riêng trong năm 2000, Ân xá Quốc tế đã hoạt động nhân danh 3685 cá nhân, và đã cải thiện được điều kiện của tù nhân trong hơn 1 phần 3 số trường hợp. Ngày nay có hơn 7500 nhóm Ân xá Quốc tế với khoảng 1 triệu thành viên hoạt động ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ khi thành lập, Ân xá Quốc tế đã bảo vệ hơn 44600 tù nhân ở hàng trăm quốc gia.

Năm 1977, Ân xá Quốc tế được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới.

Ân xá Quốc tế nhằm mục đích củng cố mọi quyền căn bản của con người như đã nêu trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Với niềm tin đó, Ân xá hoạt động để:

Giải phóng mọi tù nhân lương tâm (prisoner of conscience, khái niệm này dùng để chỉ một người bị tù vì thực hành niềm tin của họ một cách hoà bình, hơi khác với cách hiểu thông thường về tù chính trị);

Bảo đảm các phiên toà diễn ra công khai và công bằng;

Bãi bỏ tử hình và mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn bạo với tù nhân;

Chấm dứt những sự khủng bố, giết chóc và mất tích được nhà nước bật đèn xanh;

Giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị;

Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt vi phạm nhân quyền;

Nâng cao cảnh giác về mọi sự vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Các chỉ trích tổ chức Ân xá Quốc tế có thể được phân thành hai loại chính: các cáo buộc về thiên vị trong chọn lựa và các cáo buộc về thiên vị có liên quan đến hệ tư tưởng. Trong các chỉ trích thuộc loại thứ hai, nhiều chính phủ, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,[1] Cộng hòa Dân chủ Congo,[2] Israel, Nga,[3] Hàn Quốc,[4] Mỹ,[5] và Việt Nam[6] đã phản đối Ân xá Quốc tế về những báo cáo mà các chính phủ này khẳng định là một chiều, hay vì Ân xá Quốc tế đã không coi các mối đe dọa an ninh là một nhân tố cần xem xét. Các công ty cũng tham gia chỉ trích, trong đó có hãng Total.[7][8]

Jonathan V. Last, Calling It Like They See It, FrontPageMagazine, April 3, 2003. Alleges AI has anti-American/Israel bias.

Christopher Archangelli, Amnesty for Iraq, FrontPageMagazine, April 24, 2003. Allages AI has anti-American bias regarding Iraq.

NGO Monitor Criticisms of Amnesty International – Points to a running list of criticism of various NGOs, AI in particular.

Nabeel Abraham, et al.; International Human Rights Organizations and the Palestine Question, Middle East Report (MERIP), Vol. 18, No. 1, Jan.-Feb. 1988, pp. 12 – 20. Argues that several organizations, including AI, are biased against Palestinians.

Nabeel Abraham, Torture, Anyone?, Lies of Our Times, May 1992, pp. 2 – 4. Claims AI and other groups are reticent in describing alleged torture on the part of Israel.

Dennis Bernstein's interview with Prof. Francis Boyle, CAQ, Summer 2002. Boyle, a former AI-USA board member, threatened to sue AI-USA over its alleged biased coverage.

Alexander Cockburn, How the US State Dept. Recruited Human Rights Groups to Cheer On the Bombing Raids: Those Incubator Babies, Once More?, CounterPunch newsletter, April 1-15, 1999. Alleges several human rights organizations "fell into line" regarding the bombing of Serbia.

Michael Mandel, How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity, Pluto Press 2004. Alleges AI is selective in defending "human rights", in particular, regarding the US-Iraq war 2003, and the War in the Balkans.

Paul de Rooij, AI: Say It Isn't So, CounterPunch, Oct. 31, 2002.

Paul de Rooij, AI: The Case of a Rape Foretold, CounterPunch, Nov. 26, 2003.

Paul de Rooij, AI: A false beacon?, CounterPunch, Oct. 13, 2004. Contains a reading list.

0