Ăn trái bí xanh, bí đao có tác dụng gì ?
Bí đao, bí xanh là loại quả dùng làm thực phẩm thông dụng cho mọi gia đình, nó cũng là loại quả đa công dụng nhất. Bí đao vừa dùng để chế biến đồ ăn, thức uống, vừa được chị em tin dùng trong việc làm đẹp, giảm cân… Vậy ...
Bí đao, bí xanh là loại quả dùng làm thực phẩm thông dụng cho mọi gia đình, nó cũng là loại quả đa công dụng nhất. Bí đao vừa dùng để chế biến đồ ăn, thức uống, vừa được chị em tin dùng trong việc làm đẹp, giảm cân… Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bí đao hay bí xanh có tên khoa học là Benincasa hispida hay Cucrubita hispida,à loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Có 2 loại bí đao : Bí đao phấn: do vỏ quá có phấn sáp trắng, quả to nhưng nhiều ruột. Bí đao đá: vỏ quả dày cứng và nhẵn thín. Quả nhỏ dài nhưng ít ruột.
Thành phần chủ yếu của bí đao là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E… và khoáng chất như kali, phosphor, magie…).
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… Đây thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày này rất tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng thanh nhiệt làm mát ruột, giúp da đẹp dáng thon.
Ngoài ra, bí đao còn được xem là một trong những loại thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thưhọng, ung nhọt…Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai… Cùng tìm hiểu những tác dụng bất ngờ của “thuốc quý” bí đao.
Những công dụng nổi bật của bí đao
Giảm cân, chống béo phì
Có thể nhắc đến đầu tiên là tác dụng giảm cân của bí đao. Bí đao có công dụng giảm cân chủ yếu là bởi vì bí đao có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều.
Trong bí đao chứa rất nhiều nước và không chứa chất béo. Hơn nữa, trong bí đao còn chứa hợp chất hóa học hyterin-caperin ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ thừa.
Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi. Loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên Bí đao là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì, ăn bí đao lâu dài có thể giúp cho bạn có một cơ thể thanh thoát.
Ngoài ra, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, phospho, magiê có trong bí đao cũng góp phần làm đẹp cơ thể, loại bỏ mỡ ở bụng. Vỏ bí đao được cho là chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên có thể ăn cả vỏ, nhất là vỏ bí đao khi quả còn non. Với những người mắc bệnh béo phì hoặc muốn giảm cân, ăn bí đao thường xuyên thực sự rất tốt.
Tuy nhiên nhiều bạn gái kỳ vọng vào công dụng của bí đao nên rất hay ăn bí đao sống hoặc nước ép bí đao mà không biết rằng, cách này sẽ làm hỏng đường tiêu hóa của bạn.
Bí đao sống có tính xà phòng rất cao, ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của Bí Đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
Có thể bạn cần xem tác dụng của nước đậu đỏ rang >> https://cayvala.com/nuoc-dau-do-rang/
Thanh nhiệt, giải độc
Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo.
Không phải ngẫu nhiên mà ở một số địa phương, bí đao được sử dụng để chế biến thành món trà thanh nhiệt, giải độc. Trà bí đao không chỉ dễ uống mà còn giúp làm mát cơ thể cực tốt trong những ngày nắng nóng.
Làm đẹp da
Không chỉ chữa bệnh, bí đao còn được xem như một “mỹ phẩm” của riêng chị em phụ nữ. Cao bí đao – phương thuốc làm đẹp bí truyền của các mỹ nhân từ xưa: cao bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen. Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.
Cao bí đao có ưu điểm là lành tính, không có hóa chất bảo quản nên không lo hư tổn da về sau, lại thích hợp với mọi loại da, đặc biệt thích hợp với những ai thích dưỡng da bằng phương pháp Đông y.
Bạn cũng có thể dùng nước ép bôi lên da mặt hoặc trộn lẫn nước ép bí đao với nước ép dưa chuột hoặc mật ong bôi lên da mặt, khoảng 30 phút sau rửa lại bằng nước sạch. Trong Bí đao chứa rất nhiều nước và vitamin tốt cho làn da, làm thay đổi độ ẩm của da, làm mịn da, làm mờ vết nám và vết thâm do mụn,…
Đặc biệt nếu như da bạn bị nám, đen thì sau khi ép bí lấy nước, bạn nên để lại một chút nước ép rồi trộn với mật ong, đắp lên mặt, các vết nám trên mặt sẽ mờ dần đi. hoặc có thể sử dụng phương pháp trị nám bằng chuối xanh mà rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng để nhằm mang lại hiệu quả trị nám tuyệt vời nhất.
Thông tin bổ sung: uống nước ép bí xanh mỗi ngày >> https://moingay.org/nuoc-ep-bi-xanh/
Cùng xem tác dụng chính tại web http://cotacdunggi.com/p/bi-do-xanh-bi-dao-co-tac-dung-gi-cong-dung-cua-an-bi.html
Các tác dụng khác:
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì.
Một số bài thuốc hay từ quả bí đao, bí xanh:
Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.
Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch(viêm não, sốt xuất huyết…): Bí đao chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh, thịt lợn nạc, gia vị. Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…
Phù toàn thân: bí đao nấu với cá chép, hành củ.
Bệnh đái tháo đường: bí đao 2.500g cắt đầu làm nắp cho vào trong 30g bột hoàng liên. Đậy nắp găm chặt bằng tăm. Nấu chín nhừ, để nguội, ép lấy nước uống ngày 3 lần.
Ho gà, viêm phế quản cấp và mãn: Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.
Hen suyễn: quả bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ănhết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.
Ngộ độc thức ăn (tôm, cá, cá nóc…): bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều, thêm vài hạt muối hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày trong trường hợp bị nhẹ.
Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.
Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.
Giữ da mặt đẹp: quả bí đao, rượu 1.500g, nước 100g, mật ong 500g.Cắt bí thành miếng nhỏ, nước, rượu cho vào nồi hầm nát nhuyễn, lọc lấy nước cô thành cao rồi cho mật vào đun lại. Để nguội cho vào lọ nút kín dùng dần vào buổi tối xoa mặt.
Tàn nhang: hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.
Xem thêm tác dụng của nước ép bí đao chi tiết tại >> https://moingay.org/uong-nuoc-ep-bi-dao-moi-ngay/
Bí đao ( bí xanh) được biết đến với những món ăn như là canh bí nấu thịt, canh bí nấu tôm, canh bí nấu xương…xem ra loại rau này có khả năng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra những món canh hấp dẫn. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về quả bí đao, bí xanh. Kết hợp với những công dụng tuyệt vời như làm đẹp và giảm cân,tốt cho tim và thận, loại rau này ngày càng được người nội chợ chọn trong thực đơn của gia đình mình.