Alexandre Đại đế và Phật giáo
Etienne Lamotte Người dịch: Hà Hữu Nga Kỷ niệm của Alexandre Đại đế tại Ấn Độ Việc ca thán về sự im lặng của người Ấn Độ đối với cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế tại Afghanistan và vùng tây bắc Ấn Độ năm 327 – 325 TCN và sự miễn cưỡng của các vị vua chúa Ấn Độ – ...
Etienne Lamotte
Người dịch: Hà Hữu Nga
Kỷ niệm của Alexandre Đại đế tại Ấn Độ
Việc ca thán về sự im lặng của người Ấn Độ đối với cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế tại Afghanistan và vùng tây bắc Ấn Độ năm 327 – 325 TCN và sự miễn cưỡng của các vị vua chúa Ấn Độ – Hy Lạp cai trị tại Punjab vào hai thế kỷ cuối cùng của thời cổ đại – là một câu chuyện cũ rích đối với các sử gia. Các nguồn sử liệu Hy Lạp và Latin cũng chỉ cho chúng ta biết về cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế; còn lịch sử về các vị vua chúa Ấn Độ-Hy Lạp thì chủ yếu cũng chỉ được biết bằng các đồng tiền và một số tài liệu tham khảo mà các cổ tác gia dành viết về họ [1]. Thái độ trì lặng của người Ấn Độ đối với họ đã được gỡ bỏ theo cách kính nhi viễn chi đối với những mơ hồ đã lên đến tột đỉnh [2], còn Démétrios (189-166 TCN) người chinh phục khả thể của शुङ्ग पुष्यमित्र* ṡuṅga Pusyamitra [3] vị vua triều đại Ménandre (166-145 TCN) đã cải đạo theo Phật giáo [4], và Antialkidas (1З0-100 TCN) là viên sứ bộ thì lại đi theo giáo phái भागवत* Bhāgavata [5].
Cần phải lưu ý rằng chỉ có các vị quốc chủ mà cuộc đời và hành động được đặc biệt ghi chép lại mới chính là những người, bằng một cung cách nào đó, quan tâm đến tôn giáo này hoặc tôn giáo khác của Ấn Độ. Thậm chí đó cũng là các trường hợp về sau này đối với người शक पलव* Śaka Pāhlava và người कुषाण* Kuṣāṇa: các kinh bổn và bi ký tạ ơn chỉ còn trong trí nhớ. Ấn Độ luôn luôn che đậy rất cẩn mật những gì vay mượn bên ngoài mà ngay từ thời xa xưa sử gia Ả Rập Albirouni đã nhận thấy: “Nói cho một người Ấn Độ điều gì thì ngày sau bạn sẽ học được chính cái đó ở Ấn Độ, chứ bạn chẳng được gì nhiều”. Khi thực hành thì người Ấn xuất sắc hơn các vua chúa nước ngoài về thuật thông đồng im lặng, và quên lãng, còn để tẩy xóa ngay cả ký ức thì họ cũng không ngần ngại thay thế mình bằng chính các nhân vật huyền thoại trong thần thoại của họ. Alexandre Đại đế chắc chắn đã trở thành nạn nhân đầu tiên của các hành vi như vậy. Tuy nhiên mặc dù sự xuất hiện của ông tại Ấn Độ chỉ rất ngắn ngùi (327-325 TCN), nhưng dư âm chói lòa của chiến dịch vẫn không hề làm lu mờ cuộc chinh phục đám đông dân Afghan, cuộc viễn chinh cắt qua Ấn Độ, tiến vào प्रदक्षिन* Taxila, chiến thắng Πόρος* Poros, thúc lính ở Hyphase**, cuộc đột kích từ đường biển vào Ấn Độ, các cuộc tấn công trả đũa các vua Mousikanos, Oxykanos và Sambos, việc thừa nhận đồng bằng sông Ấn là toàn bộ chiến tích quá sức tưởng tượng của con người. Phải chăng chúng ta muốn quên đi một điều là các thành phố do Alexandre lập nên và các chiến tích làm nên vòng hào quang chiến thắng của ông đã quá đủ để nhớ đến.
Nhưng chúng ta lại chỉ được cung cấp thông tin của các nguồn sử liệu Hy Lạp và La Mã mà thôi. Hai thành phố Nikaia và Boukephala cũng do Alexandre Đại đế thành lập, còn thành phố Hydaspe (Jhelum – bắc Punjab, Pakistan) thì được xây dựng để vĩnh viễn nhắc nhở về trận chiến thắng vua Poros. Về vấn đề này chúng ta sẽ quay trở lại sau. Xa về phía đông, gần Hyphase có 12 bệ thờ, cao 50 cubit [khoảng 24m] để ghi dấu điểm xa nhất cuộc viễn chinh của người Macedonia [6]. Các thông tin về kích thước khổng lồ của lán trại do các nguồn sử liệu cổ cung cấp có vẻ thật khó tin [7], nhưng các sử gia lại không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của các bệ thờ này, theo giả thuyết của Vincent Smith thì có lẽ đã bị phá hủy bởi thói đỏng đảnh đã trở thành thông lệ của dân Bias, giống hệt như tất cả các con sông Punjab. Φλάβιος Φιλόστρατος Flavius Philostratus [Khoảng 170 – 250 SCN], trước năm 217 đã viết rất vắn tắt, trong đó khẳng định rằng các bệ thờ này xây cách Hyphase 4 dặm, với các dòng bi ký như sau: “Để tưởng nhớ cha ta, anh trai ta Heracles, để dâng lên Nữ thần Athéna Từ ái, Thần Zeus trên đỉnh Olympios, dâng lên các vị thần Kabeiros ở Samothras, dâng lên Thần mặt trời của người Ấn, dâng lên Thần Apollon ở Delphi”. Ở chính giữa tấm bia đồng có khắc dòng chữ “Chính nơi đây Alexandre đã dừng lại” [8]. Bằng chứng của Flavius Philostratus rõ ràng là có vấn đề, nhưng bản thân bằng chứng ấy lại không có gì là bất hợp lý nếu chúng ta xem xét kỹ phép chiết trung của Alexandre Đại đế trong các vấn đề tôn giáo mà ông đã thể hiện qua một bằng chứng mới khi bắt đầu đóng hạm đội vào tháng 11 năm 326 TCN, khi ông làm lễ hiến tế và lễ rảy rượu dâng lên các vị thần tổ tiên, các vị thần mà Ammon đã khuyên ông phải phụng thờ; dâng lên các vị thần sông ở Ấn Độ: Jhelum, Chenab, và sông Ấn, thần biển Poseidon, các nam thần và nữ thần biển và đại dương [9].
Plutarque đã cung cấp thông tin tốt hơn về Ấn Độ mà trước đây chúng ta nghĩ [10] là đã thông báo về việc xây dựng các bệ thờ “dẫu sao các vua Ba Tư vẫn tôn kính, và họ vẫn làm lễ hiến tế theo cung cách của người Hy Lạp”[11]. Văn bản này thường bị giải thích sai: V. Bétolaud, trong bản tiếng Pháp, theo một cung cách nào đó, đã phản lại nguyên bản khi dịch rằng “Alexandre cũng đã bày đặt việc tôn vinh các vị thần bằng các bệ thờ mà các vua Ba Tư ngày nay tôn kính; hàng năm họ đều đến sông Hằng để làm lễ hiến tế theo cung cách của người Hy Lạp” [12]. Các sử gia đã kết luận rằng: “nhiều thế kỷ sau, dòng dõi ΣανδρόκοττοςSandracottos, có lẽ đã trở thành các vị vua, hàng năm đều đến dâng lễ hiến tế lên các bệ thờ để tưởng nhớ những người mà họ tôn thờ như là những ân nhân của triều đại mình” [13]. Có thể Alexandre Đại đế cùng lắm thì cũng chỉ là ân nhân của Taxilès, của Poros và của Abisarès thôi; còn sự trùng hợp của ông với Candragupta (Androcottos) chỉ là khả thể về phương diện trật tự sự kiện lịch sử [14]; nhưng vẫn có lý do chính đáng để tin rằng không hề xuất hiện các mối quan hệ với người Praisiens (Prācya “Phương đông”) của đế chế मगध* Magadha [Ma Kiệt Đà] mà cuộc nổi loạn của quân đội vào năm 326 TCN đã bị chặn đứng [15].
Hơn nữa thì hiện tại này của động từ διαβαίνοντες*** (chứ không phải là thì bất định διαβἀντες***) không nói về việc vượt qua sông Hằng – thậm chí còn không được đề cập đến trong văn bản – nhưng nó lại quan hệ trực tiếp với động từσἐβονται**** ngay ở sau. Câu này của Πλούταρχος Plutarque chỉ đơn giản có nghĩa là những bệ thờ này người Praisiens tôn thờ bằng cúng lễ, mà người Ấn Độ gọi là प्रदक्षिन* pradaksina đi vòng quanh các bệ thờ, theo chiều tay phải [16]: đó là cách thờ phụng đền tháp theo đúng thông lệ cho mục đích này [17]. Còn về “lễ hiến tế giống như người Hy Lạp” xuất hiện tại các bệ thờ này thì có thể do người Hy Lạp-Macedonia thực hiện trong phạm vi gia đình Philippos (326-324 TCN), sau đó là gia đình Eudamos (32 3-318 TCN) [18], đã liên tục giám sát Poros cho đến khi bị sát hại và cả trong thời gian Eudamos rời khỏi Ấn Độ vào năm 317 TCN để giúp Eumène chống lại Antiochos [19].
Các công trình tưởng niệm này không chỉ có mục đích để ghi nhớ người Macedonia ở Ấn Độ. Theo Philostrate thì Appolonios và người đồng hành của ông, vào năm 44 SCN, thì trong ngôi đền Jandial của người Iran ở ngoại ô Taxila-Sirkap vẫn còn có thể thấy những tấm biển đồng gắn trên tường ca ngợi công nghiệp cao cả của Poros và của Alexandre [20]. Chuyến hải hành trên biển Erythrée vào nửa sau của thế kỷ I SCN người ta vẫn còn thấy trong vùng Barygara [21] các dấu vết cuộc viễn chinh của Alexandre ở nơi đây: các công trình tôn giáo cổ đại, các nền móng trại quân và những chiếc giếng khổng lồ [22].
Phải đợi cho đến tận thế kỷ VII SCN mới tìn ra một văn bản Ấn Độ nói đến Alexande Đại đế, nhưng nó lại được che đậy bằng trò chơi chữ. Trong tác phẩmहर्षचरित* Harṣacarita [Viết chơi] vào khoảng năm 630, nhà thơ cung đìnhबिना*Bina đã đặt ngang hàng các kỳ tích của các anh hùng cổ đại với thói hèn nhát của các vị vua chúa sau này. Khi phê phán Yudhisthira chịu để cho vương quốc Kimpurusa vượt quá giới hạn cho phép, ông viết: “Candakosa biếng nhác chính là kẻ đã chinh phục đất đai, nhưng lại không tiến vào vương quốc của đàn bà” [23]. Ở đoạn đầu câu này [अलस* Alasaṡ lười nhác, चण्डकोश*Caṇḍakoṡaḥ], bằng tài trí của mình, S.Levi tin là đã phát hiện ra tên của Alexandre phải chịu cảnh buồn tủi vì bị người Ấn Độ gán cho cái nickname giễu cợt चण्डकोश*****Candakosa, là “sợ sun chim” [24], bất kể tính khí mạnh mẽ của ông, Alexandre Đại đế bị coi là phế nhân, lười nhác, không thể có đủ bản lãnh đàn ông để vào được vương quốc của người Amazones [toàn đàn bà], sự kiện này dã được ghi lại trong các chương 25, 26 của anh hùng ca Alexandre Đại đế của Pseudo-Callisthène [25], nhưng vương quốc đàn bà được biết đến trong văn học Ấn Độ [26] lại không nhất thiết phải là đất nước của người Amazones. Nhưng dù sao thì cách giải thích của S. Lévi cũng là chính xác, vì đoạn này đơn giản cho thấy bản Anh hùng ca Alexandre Đại đế được biết vào thế kỷ VII SCN trong giới học giả thuộc triều vương Harsa. Nếu ký ức về Alexandre Đại đế được duy trì dài lâu ở Ấn Độ thì chủ yếu là nhờ các đô thị và các công trình tưởng niệm đã được dựng lên trong cuộc viễn chinh của ông, và nhờ truyền thống Ấn Độ, nên người ta đã không tìm mọi cách để xóa bỏ ký ức đó. Mười hai bệ thờ được dựng lên gần Bias vẫn tồn tại trong thời Plutarque; ở khu vực thuộc các thành phố Nikaia và Boukephala được xây dựng ở cả hai bờ con sông Hydaspe gần Jhelum ngày nay, nơi có những thuận lợi lớn là nối liền với mạng lưới những con đường chính tại Ấn Độ.
Trong ba đoạn tiếp theo của công trình Địa lý học, VII,1, Claude Ptolémée (150 SCN) đã cho biết ở giữa sông Ấn và Bidaspès, là đất nước Ouarsa và các đô thành Isagouros và Taxila (S 45); dọc theo Bidaspès là xứ Pandoouoi với các đô thành Labaca, Sagala, còn được gọi là Euthymédia, Boukephala và Iômousa (S 46); và từ đó đi theo hướng đông là đất nước của người Kaspiraioi sống trong một loạt đô thị trong đó lớn nhất và quan trọng nhất là Modoura, đô thành của thần linh (S 47-60) [27]. Các tập bản đồ cổ đại hầu như đều thống nhất xác định vị trí Taxila Bhir, Sirkap và Sirsoukh) nằm giữa sông Ấn và Jhelum; Nikaia thì ở bờ biển phía tây, còn Boukephala thì ở bờ phía đông của Jhelum, gần thành phố ngày nay có cùng tên gọi; Sagala nằm giữa Chenab và Ravi; Iômousa ở trên Chenab; Modoura thì chính là tên cổ Mathura (ngày nay là Muttra) bên phía Jumna [28]. Từ thời cổ đại, vùng này nằm vắt qua con đường giao thông huyết mạch nối liền hệ thống cảng Caspiennes [Lý hải] với các cửa sông Hằng. Nó được Pline l’Ancien [29] mô tả chi tiết, xác định rõ các khoảng cách, nhờ công lao của Diognète và Baiton, là người thân cận của Alexandre Đại đế, và các chỉ báo được tập hợp trong cuộc viễn chinh của Seleucos Nicator chống lại Candragupta (305-304 TCN), cũng như sự hiệu chỉnh của các tác giả khác (alii), và có cả Mégasthènes, viên đại sứ của người Séleucides ở Pātaliputra [30].
Mégasthènes****** khởi hành từ Bactria, theo tuyến đường xuyên Iran, là tuyến mở rộng đến Taxila và kéo dài đến Mathura là nơi nó phân nhánh: phần phía đông qua Kausâmbï (Kosam) và Pātaliputra (Patna), dẫn đến Tamralipti (Tamluck) trên cửa sông Hằng; phần phía tây qua Ujjayinï (Ujjain), vịnh Cambay đến Barukaccha (Broach) (31). Ngày nay khách đi từ Taxila đến Mathura chủ yếu vẫn theo cùng tuyến đường ấy bằng con đường trục từ Rawal Pindi đến Lahore với các chặng dừng tại Mandra, Jhelum, Lala Musa, Gujrat, Gujranwala và Muridke. Thế có nghĩa là ông đã đi qua Jhelum (Hydaspe) đến gần thành phố cùng tên ngày nay, tại chính nơi mà đoàn quân của người Macedonia ngày xưa đã xây dựng nền móng cho Nikaia và Boukephala. Chúng tôi nghĩ là đã tìm được những ghi chép về hai đô thị này trong tuyến phát triển Phật giáo cổ, mà ở đó nó mang tên là Ᾱdirājya và Bhadrāṡva.
_____________________________________
Nguồn: Alexandre et le bouddhisme, Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 44 N°1, 1951. pp. 147-162.
Tác giả: Étienne Paul Marie Lamotte (1903–1983) là cha cố người Bỉ, và giáo sư Hy Lạp học tại Đại học Công giáo Louvain, nhưng lúc sinh thời, ông lại nổi tiếng là nhà Ấn Độ học và Phật học lớn nhất Châu Âu. Ông là học trò của người đồng xứ Louis de La Vallée-Poussin và là một trong số hiếm hoi các học giả thông thạo gần như hầu hết các ngôn ngữ Phật học chủ yếu là Pali, Phạn, Hán, và Tây Tạng. Năm 1953 ông được trao giải Francqui Prize (giải thưởng rất uy tín của Bỉ giành cho các nhà khoa học, học giả xuất sắc) về Khoa học Nhân văn. Ông còn nổi tiếng với bản dịchमहाप्राज्ञपारमिताशास्त्र* Mahāprajñāpāramitāśāstra 大智度論* Đại trí độ luận củaनागार्जुन* Nagajuna 龍樹* Long Thọ ra tiếng Pháp.
Ghi chú của người dịch:
* Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán, tiếng Hy Lạp và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.
** Thúc lính ở Hyphase: Ἀλέξανδρος ὁ Μέγας Alexandre Đại đế [365-323] chinh phục đế quốc Ba Tư và sau đó là Tây Ấn Độ, chiến đấu với vua Poros vào mùa hè năm 326, nhưng ngay khi đến vùng rìa Hyphase thì các binh đoàn người Macedonia nhất định không đi tiếp nữa, vì sau hai năm rời khỏi quê hương, họ đã đi được một hành trình 20.000 km, và giờ đây chỉ muốn quay trở về nhà. Binh đoàn quay trở lại gần Nicée và Bucéphalie. Tại đây Alexandre Đại đế đã cho đóng một hạm đội để đưa cánh quân thứ nhất vượt Vịnh Ba Tư. Cánh thứ hai do ông trực tiếp chỉ huy hành quân theo đường bộ dọc các bờ biển và cánh quân thứ ba đi sâu vào trong vùng nội địa. Cả ba cánh quân đã hành quân qua địa ngục sống, thiếu nước, thiếu lương ăn trên suốt những chặng đường dài sa mạc. Cuối cùng vào năm 324 TCN, Binh đoàn người Macedonia đã đến được Suse. Nhưng vào tháng 6 năm 323 TCN, sau một bữa tiệc, ông đã bị lên cơn sốt và chết vào ngày 13/6/ năm 323 TCN, sau 10 năm chinh chiến và đã tạo dựng được một đế quốc mênh mông, nhưng không ai có thể kế nghiệp.
*** Trong tiếng Hy Lạp cổ thì διαβαίνω là động từ nguyên thể của διαβαίνοντες,có nghĩa là: sải bước , vượt qua; bước đi; διαβἀντες là phân từ bất định, danh cách giống đực, thể chủ động của διαβαίνω; διαβἀντες còn là phân từ bất định, hô cách giống đực, thể chủ động của διαβαίνω;
**** Trong tiếng Hy Lạp cổ thì σέβονται là động từ thì hiện tại, ngôi thứ ba, số nhiều, lối biểu hiện; nguyên thể là σέβομαι với các nghĩa: sợ hãi, kính sợ, tôn thờ, kính ngưỡng, cảm thấy hổ thẹn.
***** Trong tiếng Phạn thì चण्डकोश Candakosa gồm hai từ चण्ड canda là bị cắt (cơ quan sinh dục), còn कोश kosa = dương vật; giễu như vậy quả là quá đáng, nhất là đối với một nhân vật như Alexandre Đại đế; nhưng có thể người Ấn Độ có lý do để làm như vậy?.
****** Megasthenes Μεγασθένης [khoảng 340 – 282] là một nhà ngoại giao, sử gia và nhà địa lý Hy Lạp cổ đại, sinh ở Ionia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng năm 300 TCN ông được Seleucus I cử đi sứ tại triều đình Chandragupta Maurya ởपाटलिपुत्रक* Pataliputra [華氏城 Hoa Thị thành], ngày nay là Patna, ở Bihar. Ông sống 10 năm tại Ấn Độ và đã viết bộ Indika gồm 4 tập, nhưng đã bị mất, chỉ còn lại những đoạn dẫn của các tác giả khác như Arrian hoặc Diodorus. Trong công trình của mình Megasthenes có đề cập đến Himalayas, Tibet, Sri Lanka, cùng các hệ thống đẳng cấp và việc thực hành tôn giáo ở Ấn Độ.
Tài liệu dẫn
1. Voir en dernier lieu W. W. Tarn, Greeks in Bactria and India, Cambridge, 19 38, A. Foucher, La vieille route de l’Inde de Bactres à Tavila, II, p. ao8 et suiv., Paris, 1967; P. Altheim, Weltgeschichte Asiens im griechischen Zeitalter, I, p. з86-353, Halle, 1967; L. Renou et J. Filliozat, L’Inde classique, 1, p. 336-327, Paris, 1967.
2. Corpus Inscriptionum Indicarum, II, 2n 1-2.
3. Les Yavana, dont parlent le Yuga Purâna, certaines gloses du grammairien Pataňjali (III, a, m) et un passage célèbre du Mâlavikâgnimitra de Kâlidàsa (éd. R. D. Karmarkar, Poona, 1960, p. 111) se réfèrent probablement aux troupes de Démétrios. Selon l’hypothèse de P. G. Bagchi, Kpniéa and Demetrius, in Indian Historical Quarterly, XXII, 1966, p. 81-91, le yaksa Krmis’a qui écrasa près de l’Océan du Sud l’armée de Pusyamitra, persécuteur du bouddhisme, n’était autre que Démétrios : cf. Tsa a han, T. 99, k. a5, p. 181 c; A yu wang tchouan. T. зобз, k. 3, p. 111 b (tr. J. Przyluski, La légende de l’Empereur Asoka, Paris, 193З, p. 3o3-З06); A yu wang king, T. 906З, k. 6, p. 169 b 7; Divyàvadàna, p. 636; Chô li fou wen king,T. i665, p. 900 a-b (tr. P. Demie ville, Les versions chinoises duMilindapaùha/m BEFEO, XXIV, 1936, p. 65); P’i p’o cha, T. i565, k. is5, p. 655 b; Tirana tha, p. 81.
4. Epigraphia Indica, XXIV, 1, 19З7, p. 1-8; Tsa pao tsang king, T. зоЗ, n’ 111, k. 9, p. 693 с et suiv.; les diverses recensions du Milindapaňha étudiées par P. Demiéville, 0. c; Avadànakalpalatâ, ch. 67, v. i5. — Voir A. Foucher, A propos de la conversion au bouddhisme du roi indo-grec Ménandre, in Mém. Ac, XLIII, a, p. 1-З6.
5. Inscription de la colonne de Besnagar, Liiders, List of Brahtnt Inscriptions, n* 669, Ep. Ind., X, 191a, p. 63.
6. Arrien, Anab., V, 99, 1; Quinte-Curce, IX, 3 et suiv.; Justin, XII, 8, 17; Pline, Nat. Hist., VI, fe; Diod., XVII, 95, 1.
7. Diod., XVII, 96, a; Quinte-Curce, IX, 3; Justin, XII, 8, 16.
8. FI. Philost., Vita Apollonii, éd. Kayser, II, 43, p. 84, 3 : Ποτἀμὸν δὲ Ψδραὡτηνύπερβἀντες καί πλείω ἐθνη ἀμείψαντες ἐγἐνοντο πρὸς τῶι ψφἀσιδι, στἀδια δέἀπέχοντες τούτον τριἀχοντα βωμοῖς τε ἐνἐτυχον, οῖς ἐπεγἐγραπτο. “Πατρὶ Ἀμμωνι καὶ Ηρακλεὶ καὶ άδελφῶι καὶ Ἀθηνἄι Προνοίαι καὶ Διὶ Ὀλυμπίωι καὶΣαμοθρἄιξι Καβείροις καὶ Ινδὡι Ἥλίωι καὶ Δελφὡι Απόλλωνι. Φασὶ δὲ καὶστήλην άνακεῖσθαι χανκῆν, ῆ ἐπιγεγρἀφθαι. Ἀλἐξανδρος ἐνταὐθα ἐστη”.
9. Arrien, Anab’., VI, 3, 1; Ind., XVIII, 11.
10. Selon les Mor alia de Plutarque (8 ai D-E), les villes indiennes se disputèrent les restes de Ménandre et lui élevèrent des mnêmata. Les reliques de Ménandre n’ont pas encore été décou vertes jusqu’ici, mais le nom du maharaja Minedra figure sur le reliquaire bouddhique de Bajaur daté de la cinquième année de son règne (Epigraphia lndica, XXIV, 1, 19З7, p. 1-8).
11. Plutarque, Vita Alex., LXII, 8 (éd. Ziegler, В T, 19З4): Ιδρύσατο δὲ βωμούς οὖσμέχρι νὖν οί Πραισίων βασιλεῖς διαβαίνοντες σἐβονται, καί θύουσιν Ελληνικἀσ θυσίας.
12. Paris, Hachette, sans date, p. 263.
13. G. Glotz, Histoire grecque, IV, p. i53; voir aussi R. Cohen, La Grèee et l’Hellénitatim du Monde Antique, 1’* édition, 19З4, p. 402.
14. Plutarque, Vita Alex., LXII, 8.
15. Cf. W. W. Tarn, Alexander the Great, Cambridge, 19U8, II, p. 376 et suiv.
16. Cf. Vinaya pâli, I, p. 17; Samyutta, I, p. 1З8; Aňgutarra, I, p. agu; II, p. ai, 18a; III, p. 198.
17. A. Foucher, Art gréco-bouddhique du Gandhâra, I, p. 268.
18. Arrien, Anab., VI, 37, 2.
19. Diod., XIX, 14, 8.
20. Philost., Vita Apollonii, II, ao, p. 6a; νεὡν δὲ πρὸ τοὖ τέιχους ίδέιν… χαλχοὶγἀρ πίνακες έκεκρὸτηται τοίχωι έκάστωι γεγραμμένοι τἀ Πὖρου καί Ἀλἐξανδροςἐγα. Cest Sir John Marshall, Guide to Taxila, 3r éd. 19З6, р. 105-106, qui a proposé d’identifier le temple visité par Apollonios de Tyane avec le temple iranien de Jandiàl; voir la controverse dans H. Deydier, Contribution à l’étude de l’Art du Gandhâra, Paris, 1960, p. 139-132.
21. II ne s’agit pas ici des environs immédiats de Barygaza (Barukaccha, Broach) inconnus d’Alexandre, mais de toute la région environnante, y compris le delta de l’Indue exploré par le Macédonien.
22. Périple, 41 (éd. Frisk, 1927, p. 14): Σφξεται δὲ έτι καὶ νὖν τής Ἀλἐξανδροςστρατιας σημεῖα περὶ τούς τόπους (se. prope Barygazam), ὶερἀ τε ἀρχαῖα καὶθεμἐλιοι παρεμβολῶν καὶ φρέατα μέγιστα.
23. Harsacarita, VII acte (éd, Parab, Bombay, 1960, p. ai 4): Alasaṡ Caṇḍakoṡo yo na prāvikṣat kṣmām jitvā strīrājyam.
24. S. Lévi, Alexandre et Alexandrie dans les documents indiens, Mém. S. Lévi, Paris, 19З7, p. 414 – 415.
25. Comparer dans le Pseudo-Call, III, 36, 1, la lettre d’A. aux Amazones: Βασιλύς Ἀλἐξανδρος Ἀμαζὸσι χαίρειν. Τῶν τριῶν μερῶν τῆς οίκουμενης έκυπιεύσαμεν, καὶ ού διελίπομεν ῖστῶντες τροπαια κατἀ πἀντων. Αισχρὸν οὖν ῆμῖνύποληφθήσεται ἐὰν μὴ στρατεύσωμεν πρὸς ὐμἄς.
26. Cf. W. Kirfel, Die Kosmographie der Inder, Leipzig, p. 80-88.
27. La Géographie de Ptolémée, L’Inde, éd. L. Renou, Paris, 1926, p. ai-аЗ. Sur la ville de Sagala (skt. Sākala, pâli Sāgala) identifiée sans preuve absolue avec Siâlkot entre Chenab et Ravi, cf. A. Foucher, La vieille route de l’Inde, p. 211, 236, 274, З47. Elle reçut le sobriquet ďEuthymédia, et non Euthydêmia (ibid., p. 37/1-6) et fut la capitale de Ménandre et de Mihirakula. Cette ville n’a rien de commun avec la forteresse de Sangala située quelque part entre Ravi et Biâs et qu’Alexandre enleva aux Kathaioi {Arrien, Anab., V, аз, к).
28. Cf. W.W. Tarn, Alexander the Great, II, p. З
29. Pline, Nat. Hist., VI, 61 et suir.
30. Cf. F. Altheim, Weltgeschichte Asiens, I, p. 256-257.
31. A. Foucher, La vieille route de l’Inde, I, p. 7.
Nguồn bài đăng