18/06/2018, 15:53

Sự thật về phong trào dân chủ Euromaidan

hàng trên từ trái sang phải: Oleh Tyahnybok, Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk SSX biên dịch diendan.nuocnga.net Không ai nói với nghị sĩ Ukraina Yuri Blagodir rằng phải có sức khỏe thật tốt để làm một ông nghị. Nhưng cuối hôm 20-2-2014, khả năng chạy thật nhanh đột nhiên ...

hàng trên từ trái sang phải: Oleh Tyahnybok, Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk

hàng trên từ trái sang phải: Oleh Tyahnybok, Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk

SSX  biên dịch

diendan.nuocnga.net

Không ai nói với nghị sĩ Ukraina Yuri Blagodir rằng phải có sức khỏe thật tốt để làm một ông nghị. Nhưng cuối hôm 20-2-2014, khả năng chạy thật nhanh đột nhiên trở thành một kỹ năng hết sức quan trọng. Ngay trước 10 giờ sáng, quốc hội Kiev cuối cùng đã nhóm họp trong một nỗ lực tìm cách thoát khỏi hỗn loạn leo thang đang đè nặng đất nước.

Ít ai để ý, các biểu tình viên ôn hòa đã được bổ xung bằng cả chục ngàn tên thành viên của các nhóm cựu hữu như Svoboda và Right Sector.

Tiếng súng vang lên, các vụ nổ làm rung chuyển trụ sở chính phủ và cảnh sát đặc nhiệm lao đến hiện trường. Phe đối lập, như người ta nói, có ý định xông vào tòa nhà quốc hội và chính phủ. Nghị sĩ Yuri Blagodir đã 40 tuổi, bỏ chạy lên đường cùng với các đại biểu khác, ra khỏi tòa nhà quốc hội lánh xa khỏi trung tâm thành phố. Họ cảm thấy như đang chạy vì tính mạng của mình – một nhóm các nghị sĩ đã bị săn đuổi bởi những cử tri mà họ đại diện như Blagodir. Nhưng Blagodir vẫn còn là may mắn, đã có những nghị sĩ khác bị đánh đập đến chấn thương ngay ở cửa vào phòng họp. Đó là khủng bố!

Lý do là rõ ràng. Cuộc nội chiến dường như không còn chỉ đơn thuần là một khả năng lý thuyết. Các tay súng bắn tỉa đã bắn vào người biểu tình ở trung tâm thành phố, giết chết hàng chục với phát đạn vào đầu, cổ hoặc ngực. Sau này cho thấy, chúng đã núp trên tầng cao tòa nhà phe Maidan chiếm giữ. Đoạn nói chuyện giữa chủ tịch Ủy ban an ninh và hợp tác EU – ngoại trưởng Estonia cho thấy họ biết việc này.

Ba nhà dân chủ cách mạng Maidan (từ trái sang phải): Oleh Tyahnybok, Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk; Còn nàng Nuland có cái miệng xinh đẹp chúng ta biết rồi. Rất tình cờ, cả 3 đều có gốc Do Thái, hầu hết thủ lĩnh phe đối lập đều là Do Thái.

1. Tyahnybok từ Lvov, là thủ lĩnh đảng dân tộc cực hữu Svoboda (Tự do, hay phát xít), có thành trì phía tây Ukraine. Cuộc bầu cử đảng phái vào quốc hội gần đây được 10% số phiếu. Lực lượng đối lập Svoboda hay được nhìn thấy ở các cuộc biểu tình, và thể hiện quan điểm hữu khuynh kiểu phát xít, kỳ thị chủng tộc, bài ngoại của riêng mình hơn là quan điểm quần chúng. Trước kia, Tyahnybok bị gọi là “mafia Do Thái-Nga”.

2. Klitschko, tay đấm bốc có nhiều danh hiệu, uy tín và nổi tiếng nhất trong phe đối lập. Đảng UDAR nghĩa là “cú đấm”, của anh ta là đảng Liên minh cải cách Dân chủ Ukraina, bầu cử vào quốc hội nó được 14% phiếu, khẩu hiệu của đảng này là chống tham nhũng. Klitschko đã dành nhiều năm ở Đức cho sự nghiệp đấm bốc của mình và nói tiếng Anh Đức hoàn hảo. Klitschko muốn Ukraine thưởng thức đời sống châu Âu và đã nổi lên như một người ủng hộ hàng đầu mối quan hệ chặt chẽ hơn với EU. Được coi là có tiềm năng làm TT Ukraina, mặc dù nhiều người lo ngại tay đấm bốc này có kinh nghiệm chính trị bằng 0, thiếu khả năng ăn nói, và chỉ có 1 thế mạnh duy nhất là nắm đấm.

3. Yatsenyuk, (đeo kính) có nhiều thứ nhưng dường như bị xem nhẹ, mặc dù có kinh nghiệm chính trường nhất trong số 3 thủ lĩnh, từng là bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng tài chính và chủ tịch quốc hội Ukraine. Yatsenyuk dẫn dắt đảng Liên minh Tổ quốc – Fatherland của Tymoshenko trong lúc vắng mặt, cuộc bầu cử năm 2012, đảng này đứng thứ 2, sau Đảng Các khu vực của Yanukovych, với 26% số phiếu. Fatherland giành được sự hỗ trợ lớn từ phía tây và trung của Ukraine, khu vực có truyền thống Cách mạng Cam và thù địch nhất với Yanukovych. Nhưng Yatsenyuk thiếu uy tín và đã thất bại trong việc thu hút sự chú ý khi thiếu vắng bà cô tóc vàng Tymoshenko vì phải ngồi tù. Được cho là có thực tế kinh nghiệm, nhưng lại thiếu lửa như tay cực hữu Tyahnybok.

Fuck the EU!

Sau vụ nghe trộm NSA động trời do Snowden một nhân viên Mỹ chạy trốn tiết lộ, chính quyền Obama lại đau đầu về vụ trợ lý Ngoại trưởng, người đẹp tóc vàng Victoria Nuland, vừa lộ khi bôi bác vai trò của EU trong vụ khủng hoảng biểu tình ở Ukraine.

Nàng Nuland văng tục Fuck the EU! (có thể dịch theo nghĩa nhẹ nhàng là đồ bỏ đi EU!), trong sự đồng tình của ông đại sứ Mỹ ở Ukraine Geoffrey Pyatt.

Kể ra, chửi tục như thế là thường thấy ở dân Mỹ. Nhưng từ miệng một chính khách Mỹ khi nói về đồng nghiệp EU như vậy quả là hiếm gặp.

Video vụ này bị tung lên Youtube đã có kỷ lục, 40 nghìn lượt xem trong vòng chưa đầy 1 ngày. Washington đã không tranh cãi về tính xác thực của video, nhưng cả khi nàng tóc vàng Nuland đã xin lỗi các đồng nghiệp châu Âu, thì mợ Merkel vẫn tỏ ý rất giận.

Cuộc trò chuyện diễn điện thoại giữa Nuland và đại sứ Mỹ ở Ukraine Geoffrey Pyatt diễn ra sau khi TT Viktor Yanukovych đề nghị một số nhân vật phe đối lập tham gia tham gia chính phủ. Đoạn băng nghe rõ mồn một từ cái miệng xinh đẹp Fuck the EU!

Theo Nuland, EU không nên can thiệp kiểu ấy vào cuộc khủng hoảng Ukraine. “OK. Ông ta bây giờ được cả hai Serry và Ban Ki-moon đồng ý rằng Serry có thể đến vào thứ hai hoặc thứ ba. Vì vậy, sẽ là tuyệt, tôi nghĩ, để giúp gắn kết điều này và để có gắn kết giúp đỡ của UN và ông bạn biết đấy, Fuck the EU.”

Hẳn nhiên, Washington cho rằng việc ghi âm đã bị cố ý rò rỉ bởi tình báo Nga, họ nói điều này cho thấy chuẩn nghề nghiệp của Nga đạt đến độ thấp mới (ý nói chơi đòn thấp dưới thắt lưng). Tuy nhiên, Nga tỉnh bơ nói không liên quan đến việc nghe lén cuộc hội thoại. Họ bảo trong mọi trường hợp, các quan chức Mỹ nên cẩn thận hơn trong việc lựa chọn từ ngữ, đặc biệt là sau vụ bê bối nghe lén của NSA.

Như biết, đoạn video này đầu tiên xuất hiện trên twitted bởi Dmitry Loskutov, trợ lý của phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Loskutov: Sếp tôi đi vắng họp với Trung Quốc và tôi lên mạng chát chít, tình cờ thấy đoạn ghi âm và đã đưa lên!

Làm thế nào và ai có được đoạn ghi âm này thì thật bí hiểm, người ta cứ qui kết chung chung là tình báo Nga hoặc Snowden!

Dù vậy, phần lớn các quan chức EU giả vờ rằng không có gì nhiều xảy ra và F-bomb không phải là một vấn đề lớn khi nó là một cuộc nói chuyện riêng tư… Vụ bê bối nổ ra và sẽ có hậu quả, thực sự, nó cho thấy người Mỹ chẳng coi EU ra gì, đặc biệt là trong việc can thiệp vào Ukraine. Đặc biệt, nó thể hiện cái “quyền năng chúa chọn” đối với Ukraine.

Rắc rối là ở chỗ theo sắp đặt, lẽ ra cuộc cách mạng cam lần 2 đã thành công, còn TT Yanucovich, lẽ ra đã phải tỵ nạn đâu đó bên Nga. Nhưng ông ta vẫn lù lù trước mặt.

Chưa hết, EU lại ủng hộ Klitschko, còn nàng Nuland muốn chỉ có 1 vào chính phủ theo nhượng bộ của Yanucovich, 2 còn lại đứng ngoài để tiếp tục chiến tranh đường phố cho đến ngày cách mạng hoàn toàn thắng lợi. Vậy mà cả 3 đã vội vâng lời EU nghe theo Yanucovich dụ dỗ.

Thế nên nàng mới ghét EU đến văng cả ra. 

Thất bại của Yanukovych!

Với format như vậy, cả 3 rận chủ đều rộng đất xây dựng cơ đồ sự nghiệp trên đường phố. Klitschko sắm vai anh hùng quả cảm, chống đám quan lại tham nhũng, bảo vệ dân oan. Tay cực hữu Tyahnybok thu hút đám du côn đầu trọc bài ngoại, còn Yatsenyuk đeo kính hợp với đám chấy sĩ biết đọc.

Nhưng nhân dân ở đâu?

Hẳn nhiên mẹ Mỹ Nuland muốn con cưng Yatsenyuk của mình vào chính phủ trước, với bề dày kinh nghiệm sẵn có phá Yanucovich từ trong ra. 2 còn lại tấn từ ngoài vào. Nội công ngoại kích kết hợp.

EU ngược lại, coi cách mạng đến giờ phút này đã thắng lợi, muốn cả 3 xông vào chính phủ do tay đấm Klitschko cầm đầu.

Quyền lợi 2 ông lớn va chạm và Nga sớm nhận ra mối bất hòa này, nhưng dù sao chỉ là bất hòa chiến thuật. Cả 2 đều muốn ảnh hưởng quyền lực với Ukraina, nhưng quan trọng hơn là cả 2 cùng chống Nga.

Trong thế yếu, đồng chí TT Yanucovich đã phải dựa vào Nga và nhượng bộ đối thủ:

– Cầu cứu viện trợ;
– Thỏa mãn yêu sách phe đối lập: ân xá biểu tình, mời vào các ghế chính phủ…
– Bầu cử sớm;
– Chờ đợi tình hình dịu đi;

Lẽ ra Yatsenyuk đã làm thủ tướng, thay người tiền nhiệm vừa từ chức, nếu không bị EU cản đường. Rõ ràng Washington không bằng lòng với những gì Yanucovich nhượng bộ. Họ muốn nhiều hơn thế.

Như mọi khi, bây giờ là phương án “C” – Lật đổ Yanukovych bằng bạo lực.

Chính quyền Ukraine chỉ là con rối của tiền bạc và tiền bạc đang hủy hoại đất nước này, chỉ còn mỗi khát vọng bán mình cho EU, một hành vi phi lý, thực sự là phản bội. Bức tranh kinh tế Ukraina sau khủng hoảng 2008 cực kỳ ảm đạm. Đổ vỡ sẽ xảy ra trong năm 2014 nếu không trả được các khoản nợ vay của IMF và EU. Khoản nợ EU $3 tỷ hết hạn vào cuối 2013 và $15 tỷ nữa phải trả vào năm nay. EU biết Ukraina mắc kẹt đã ép họ gia nhập EU với hứa hẹn sẽ cho vay $15 tỷ, sau đó nâng lên $18 tỷ. Nhưng khoảng nợ $3 tỷ EU lại không cho hoãn, mà đảo nợ sang IMF.

Yanukovych trong thế bí đã chạy sang Trung Quốc và Nga dằn túi khoản vay nóng $3 tỷ để trả EU, đồng thời được hứa cho vay tiếp $15 tỷ để trả nợ trong năm 2014. Đổi lại, Ukraina hoãn gia nhập EU.

BIểu tình bắt đầu nổ ra khi phe đối lập đòi gia nhập EU ngay, gọi là EuroMaidan. Mỹ lộ mặt thọc gậy bánh xe.

Mặc dù huyên thuyên sẽ “vượt Nga” khi gia nhập WTO năm 2008. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại. Chính sách hướng Tây, áp dụng mô hình dân chủ, mở cửa và tự do thả nổi thị trường đã thất bại thảm hại.

Nó thất bại thậm chí từ khi chưa mở cửa. Không có cách nào để nền kinh tế èo uột Ukraina cạnh tranh nổi với phương Tây.

Trong khi Nga giữ kinh tế khá ổn định và bước đầu tái công nghiệp hóa, cùng cả khối BRICS vẫn đang phát triển. Thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Belarus cũng đang phát triển. Thì Ukraina càng tụt dốc, mặc dù được thừa hưởng nền công nghiệp rất mạnh từ Liên Xô và hỗ trợ rất lớn từ Nga về năng lượng và dầu khí.

Đây là theo số liệu của Cục thống kê Ukraina:

GDP giảm liên tục từ 2008 đến nay, trong nửa đầu 2013 giảm 1,3%, công nghiệp giảm 5%. Năm 2012, xuất khẩu thép giảm 17%, tiêu dùng nội địa giảm 15%. Xuất khẩu thép, thế mạnh Ukraina trong nửa đầu 2013 tiếp tục giảm 12,5%. Nhà máy thép Stakhanov vào tháng 7, 8 2013 đã cắt giảm đến 45,2% sản lượng so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu thép ống cũng giảm đến 24% lúc đó.

Sản xuất xe hơi giảm 54.2% so với năm trước, riêng xe khách và xe buýt của hãng ZAZ giảm 72%. Trong giai đoạn 5 năm 2008-2013, sản xuất xe hơi đã giảm đến 6 lần. 36 nghìn lao động trong lĩnh vực này bị cắt giảm chỉ còn 1 nửa. Lĩnh vực dầu khí cũng giảm sản lược đến 2 lần trong cùng thời kỳ.

Một số liệu khác từ báo cáo trước Quốc hội có tên: “Ukraina-WTO: thuận lợi và thách thức đối với nền kinh tế quốc gia năm ngoái, có những số liệu sau:

GDP giảm so với 2012 1.8%, công nghiệp mỏ giảm 3.7%, chế tạo máy và thiết bị giảm 10%, thiết bị điện và quang học giảm 11.6%, động cơ điện và máy phát giảm 60.9%, biến áp giảm 11,5%, sản phẩm kim loại giảm 5.2%, luyện hóa dầu và dầu giảm 26.4%.

Cũng theo báo cáo này, trái lại, nhập khẩu tăng vù vù: 2011 so với trước tăng 33,8%, 2012 tăng 14,7%. Cái chết của hàng hóa tiêu dùng nội địa rất nhanh chóng. Nhìn chung, năm 2012 xuất khẩu giảm 28,4% trong khi nhập khẩu tăng 45,9%, mất cân đối xuất nhập đã tăng đến 7,6 lần trong giai đoạn 2008-2013.

Tất cả những điều này diễn ra theo đúng lộ trình cải tổ hướng Tây của các chuyên gia nổi tiếng Đại học Harvard! Viện Ukraina của Ủy ban EU, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và World Bank. Một tài liệu có tên “Quan niệm phát triển kinh tế Ukraina 2008-2015”.

Cùng ban cố vấn tận tình phá hoại của Ủy ban EU, Trung tâm Vấn đề châu Âu của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, các cố vấn WB, IMF, đại diện Morgan Stanley, ngân hàng phát triển EU…

Và bây giờ, hàng nghìn lao động thất nghiệp, không công ăn việc làm đổ ra đường biểu tình lĩnh lương bằng đô la để đòi gia nhập EU, đòi lật đổ chính phủ.

Ai có lỗi đây? Hiện Ukraina đang mắc nợ EU và IMF $140 tỷ, bằng 80% GDP. Nợ ngắn hạn là 65 tỷ đô la, gấp 4 lần dự trữ vàng của Ukraina.

Yanukovych phát hoảng với khoản nợ không thể trả chạy khẩn cấp sang Trung Quốc và Nga vay dằn túi tổng cộng $18 tỷ để trả nợ với điều kiện không vào EU. Đám cách mạng Cam tràn xuống đường biểu tình đòi vào EU gấp. Chúng phong tỏa đường phố, chiếm trụ sở các bộ đòi Yanukovych từ chức và đòi bầu cử sớm.

Yanukovych xuống thang chấp nhận bầu cử sớm, kể cả bầu quốc hội và tổng thống. Giờ có bầu cử sớm nhưng các con rận lại chả hào hứng và vẫn tiếp tục biểu tình, cả Mỹ cũng chẳng mặn mà gì với đề nghị này.

Tại sao vậy?

Tại vì có bầu cử sớm thì Yanukovych vẫn tái đắc cử. Các cuộc biểu tình dữ dội như vậy, những cũng chỉ là thiểu số, không hề đại diện cho đông đảo dân chúng Ukraina. Cuộc thăm dò của hãng tin Sotsis khá độc lập về chính trị và tin cậy được, gần đây nhất cho thấy kết quả đúng như vậy. Yanukovych sẽ được 19,8% phiếu bầu, Klitschko được 19,1%.

Klitschko là người của EU, do đó họ cho rằng cách mạng màu đã đến hồi thắng lợi và đồng ý với nhượng bộ của Yanukovych. Còn Mỹ thì trắng tay, thế nên nàng Nuland mới chửi EU. Ý nàng là EU quá dễ dãi, không cương quyết cách mạng cho đến ngày thắng lợi cuối cùng!

Và cuối cùng, cuộc biểu tình Maidan đã biến thành bạo loạn, các đầu sỏ giàu có mua chuộc các nghị sĩ, phe tân phát xít khống chế tòa nhà quốc hội, ngăn không có các thành viên đảng Các khu vực và đảng Cộng Sản vào bỏ phiếu. Bên trong, chưa đến 1 nửa nghị sĩ bấm nút thông qua quyết định quay lại hiến pháp 2004, truất quyền tổng thống Yanukovych, ân xá cho Tymoshenco và một số nhân vật khác bị tù giam.

Đó là 1 cuộc đảo chính bằng bạo lực!

GIỚI ĐẦU SỎ ĐỨNG SAU CUỘC ĐẢO CHÍNH!

Ba nhà rân chủ có thực sự là chủ? Không hẳn thế, kể cả khi không có sự can thiệp của Mỹ và phương Tây.

Chúng ta đã từng đề cập đến 1 liên minh cộng sinh, hay một cơ chế tự vệ tham nhũng, vấn đề Ukraina cũng tương tự như vậy.

Thế họ là ai? Họ là những bình phong. Những con rối này bị giật giây bởi các phe phái lợi ích nhóm đứng sau hậu trường.

Lợi ích nhóm là gì? Là nhóm các giới chung lĩnh vực, ví dụ nhóm ngân hàng tài chính, nhóm bất động sản, nhóm công nghiệp… và cơ bản là họ bảo vệ lợi ích của nhóm mình 1 cách cực đoan, bất chấp lợi ích các nhóm khác hay lợi ích cộng đồng.

Khi đã phát triển, nhóm lợi ích thành đầu sỏ.

Đầu sỏ là những kẻ giàu nhanh bất chính bằng cơ hội và thủ đoạn, can dự thao túng chính trường nhằm mục đích duy trì tài sản bất chính có được và tiếp tục làm giàu bất chính. Sự cấu kết của giới đầu sỏ-các quan chức tham nhũng-các tổ chức bảo trợ nước ngoài là rất chặt chẽ, thường chúng là một.

Ba nhà rân chủ là con rối của bọn đầu sỏ, mang ảo tưởng về quyền lực. Tình hình Ukraina hiện nay là giống hệt thời loạn lạc Nga cuối thập kỷ 1990 đầu những năm 2000.

Và thực sự không chỉ là 3 mà là hàng đàn, đằng sau là giới đầu sỏ nắm báo chí, lèo lái chính sách nhà nước, tổ chức xuống đường biểu tình và tố cáo-cầu cứu các tổ chức quốc tế. Tất cả cùng là 1 và đều được khoác cái áo hoa mỹ dân chủ nhân quyền.

Chớ nhầm tưởng, không có nhân quyền dân chủ gì ở đây cả, chỉ thuần túy là cuộc đấu tranh lợi ích.

Putin lên nắm quyền năm 2000, việc đầu tiên là tiêu diệt đầu sỏ. Sau đó mới phục dựng nước Nga. Yanukovych lên nắm quyền vào 2010, lúc đó Ukraina đã ốm yếu lắm rồi, đó cũng là 1 nguyên nhân để dân chúng bầu ông, cũng như đã bầu ông Putin. Yanukovych chẳng có cách nào khác là cũng sẽ phải làm như Putin, phải đánh bọn đầu sỏ để mở đường phát triển lành mạnh. Đó là cuộc đấu sống còn. Kháng cự lại, giới đầu sỏ và quan chức tham nhũng chúng lèo lái Ukraina vào EU để được bảo kê tiếp tục tồn tại. Khi không toại nguyện thì huy động các nhà rân chủ và quần chúng biểu tình, phá hoại và lật đổ. Cuộc biểu tình hiện nay, cùng nguyên cớ những cuộc biểu tình chống Putin những năm 2001-2002.

Chúng ta không có số liệu bao nhiêu trong số $140 tỷ đi vay đã bị tham nhũng, nhưng chắc chắn là rất lớn, lớn đến mức quốc gia sụp đổ, không có cả $3 tỷ để trả nợ.

Khó tin? EU bảo kê tham nhũng! Nói chính xác hơn: “Tham nhũng là do sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ của phương Tây. Các thế lực thù địch đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng trong cán bộ đảng viên, cán bộ lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là biện pháp để thực hiện diễn biến hòa bình”

Ngay khi Liên Xô sụp đổ, tình trạng hỗn loạn vô chính phủ đục nước béo cò, bị lợi dụng để một bộ phận cựu quan chức cũ giàu lên nhanh chóng, hình thành giới đầu sỏ. Tình trạng chung ở các nước hậu Xô Viết đều như vậy, tất cả đều rất giàu có trên cái nền toàn bộ dân chúng ngày càng nghèo túng. Giới đầu sỏ tiếp tục mở rộng quyền lực thành những ông vua không ngai, chỉ 1 nhóm nhỏ thao túng toàn bộ chính trường.

Một đầu sỏ điển hình là thủ lĩnh cách mạng Cam Tymoshenko, ngay khi Yanukovych lên nắm quyền thì nữ hoàng cách mạng phải vào tù với tội danh biển thủ hàng trăm triệu USD tiền dầu khí, gây thiệt hại cho Ukraina hàng tỷ đô la, cùng nhiều tội danh khác. Phương Tây đã gây áp lực rất lớn với Yanukovych để đòi tha bổng Tymoshenko.

Năm 2013, Nga đưa vào vận hành đường ống Nord Stream trên biển Baltic, có nghĩa là về mặt lý thuyết có thể cắt đứt toàn bộ khối lượng vận chuyển khí qua Ukraina. Nhưng thực tế vẫn để lại cho họ 48% hay 73,1/161,5 tỷ m3 khí. Điều đó có nghĩa là đã giúp cho Ukraina có được nguồn thu $340 triệu mỗi năm bên cạnh giảm giá khí đốt trị giá hàng tỷ USD. Đó là tình nghĩa láng giềng, hay trả công cho Tymoshenko một thời nhịp nhàng đóng van tâng giá dầu.

Người được cho là giàu có nhất Ukraina hiện nay, là Rinat Akhmetov, người giàu thứ 47 thế giới với tài sản ước tính hơn $15 tỷ. Có 1 điều là vào lúc cao trào bạo loạn, chiếm đóng trụ sở các bộ, kể cả Bộ nội vụ. Bất ngờ Akhmetov cứu nguy Yanukovych bằng tuyên bố: “Chỉ có bằng hành động hòa bình thì cuộc khủng hoảng chính trị mới có thể được giải quyết. Mọi sử dụng vũ khí và bạo lực là không thể chấp nhận được. Với tình cảnh này không có người chiến thắng ở Ukraina, chỉ có nạn nhân và thất bại. Nhưng vấn đề quan trọng nhất, sử dụng bạo lực sẽ không giúp tìm ra lối thoát.” (theo the guardian)

Đường phố tạm lắng sau tuyên bố của tỷ phú Akhmetov. Nhưng đó chỉ là tạm thời khi ý đồ của Mỹ lại hoàn toàn khác.

Một số tờ báo phương Tây khẳng định: số phận TT Yanukovych tùy thuộc vào giới đầu sỏ, tương lai Ukraina nằm trong tay giới đầu sỏ. Họ không nói sai.

Nhưng cũng chính tờ the Guardian cho rằng, cho dù Yanukovych có thắng cử hay phe đối lập chiếm quyền, thì Akhmetov cũng sẽ bị trừng phạt. Ông ta đã thấy sợ hãi với những gì đang xảy ra và đã quay đầu ủng hộ Yanukovych –cũng là để tự cứu mình.

Akhmetov có một lý lịch vấy nhiều vết đen đủ các loại tội phạm, làm giàu bằng các hoạt động ngầm, nhưng giàu nhanh chủ yếu bằng mua lại tài sản quốc gia qua những vụ tư hữu hóa, cổ phần hóa không công khai. Akhmetov hiện sở hữu những cơ sở mỏ lớn nhất ở vùng Donetsk, cổ đông kiểm soát của Tập đoàn tài chính công nghiệp SCM, đội bóng và từng mua nhà ở London với giá đến 136 triệu bảng.

Trong số các nhà rân chủ, Klitschko có gương mặt sạch sẽ nhất. Anh ta có sự nghiệp thể thao quyền Anh lẫy lừng, với nhiều danh hiệu cao quí. Cùng với đó là thu nhập cao trong nhiều năm. Và nếu khéo đầu tư làm ăn, thì tài sản cũng có thể lên đến vài trăm triệu đô la (Mike Tyson có khoảng $400 triệu lúc đỉnh cao). Chưa là tỷ phú đô la nhưng sạch sẽ. Đảm bảo cho Klitschko có được một lượng khá lớn cử tri bỏ phiếu. Điều này cho thấy cách tiếp cận của EU là thực tế hơn Mỹ.

Arseniy Yatsenyuk làm chính khách nên cũng không quá giầu, ngoại trừ gia đình dòng họ là giàu có. Còn tay tân phát xít Tyahnibok không phải là nhà giàu ở Ukraina.

Ngoài Rinat Akhmetov ($15 tỷ, thứ 47) đã đề cập, còn có Victor Pinchuk ($3,8 tỷ, thứ 56), Pyotr Poroshenko ($1,6 tỷ, thứ 931), Ihor Kolomoisky, Dmitro Firtash, Shehiy Kurchenko, và hơn một tá tỷ phú, trăm triệu phú đô la nữa.

Những biểu tình viên tại Kiev chịu trách nhiệm chủ yếu về sự sụp đổ của TT Ukraina. Nhưng điều đó đã có được bằng hậu thuẫn quan trọng bởi các đầu sỏ chính trị mạnh nhất của đất nước. Trước tình thế bắt buộc, chính các đầu sỏ cũng đã dự tính nước cờ khác.

Không ai nói với nghị sĩ Ukraina Yuri Blagodir rằng phải có sức khỏe thật tốt để làm một ông nghị. Nhưng cuối hôm 20-2-2014, khả năng chạy thật nhanh đột nhiên trở thành một kỹ năng hết sức quan trọng. Ngay trước 10 giờ sáng, quốc hội Kiev cuối cùng đã nhóm họp trong một nỗ lực tìm cách thoát khỏi hỗn loạn leo thang đang đè nặng đất nước.

Ít ai để ý, các biểu tình viên ôn hòa đã được bổ xung bằng cả chục ngàn tên thành viên của các nhóm cựu hữu như Svoboda và Right Sector.

Tiếng súng vang lên, các vụ nổ làm rung chuyển trụ sở chính phủ và cảnh sát đặc nhiệm lao đến hiện trường. Phe đối lập, như người ta nói, có ý định xông vào tòa nhà quốc hội và chính phủ. Nghị sĩ Yuri Blagodir đã 40 tuổi, bỏ chạy lên đường cùng với các đại biểu khác, ra khỏi tòa nhà quốc hội lánh xa khỏi trung tâm thành phố. Họ cảm thấy như đang chạy vì tính mạng của mình – một nhóm các nghị sĩ đã bị săn đuổi bởi những cử tri mà họ đại diện như Blagodir. Nhưng Blagodir vẫn còn là may mắn, đã có những nghị sĩ khác bị đánh đập đến chấn thương ngay ở cửa vào phòng họp. Đó là khủng bố!

Lý do là rõ ràng. Cuộc nội chiến dường như không còn chỉ đơn thuần là một khả năng lý thuyết. Các tay súng bắn tỉa đã bắn vào người biểu tình ở trung tâm thành phố, giết chết hàng chục với phát đạn vào đầu, cổ hoặc ngực. Sau này cho thấy, chúng đã núp trên tầng cao tòa nhà phe Maidan chiếm giữ. Đoạn nói chuyện giữa chủ tịch Ủy ban an ninh và hợp tác EU – ngoại trưởng Estonia cho thấy họ biết việc này.

Vào lúc cao trào bạo loạn quảng trường Độc Lập, cũng là lúc ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, Frank-Walter Steinmeier của Đức, Laurent Fabius của Pháp, đang nỗ lực thương thảo với Yanukovych để thiết lập lại hòa bình.

Các đại biểu quốc hội, khi đó, đã bắt đầu tranh luận về một giải pháp khủng hoảng của riêng mình – trong khi những kẻ khác đã đổ thêm dầu vào lửa. Cựu Ttg Yulia Tymoschenko, khi đó vẫn còn bị nhốt ở Kharkov cho rằng, nhiều cái chết ở Kiev là kết quả của “cuộc đàm phán với chế độ độc tài và là vô vọng ngay từ đầu.” Đó là bản chất một kêu gọi lật đổ bạo lực.

Tuy nhiên, khi đó, đã từ lâu rõ ràng rằng một giải pháp cho cuộc khủng hoảng sẽ không thể tìm thấy trên quảng trường Độc lập. Cũng không phải sẽ đến từ Moscow, Washington, Berlin hoặc Brussels .Thay vào đó, nó sẽ phải đến từ quốc hội – cùng với những người ủng hộ tổng thống. Phe đối lập đã phải đối mặt với nguy cơ đối mặt với chiến thắng của phe tổng thống để thiết lập một số đông chính trị.

Hơn bất cứ điều gì, tuy nhiên, phe đối lập đã đạt được một thỏa thuận với 2 kẻ kiểm soát khoảng một nửa nghị sĩ bên phe Yanukovych: Rinat Akhmetov và Dmitry Firtash, 2 đầu sỏ chính trị có ảnh hưởng nhất trong cả nước.

“Cả 2 đầu sỏ biết, Yanukovych đổ, họ sẽ là kẻ thua cuộc lớn nhất. Đó là lý do tại sao họ đã làm tất cả mọi thứ để ngăn chặn một giải pháp cấp tiến mà những kẻ biểu tình Maidan tìm kiếm,” Vadim Karasev nói, ông ta là cố vấn cho cựu TT Viktor Yushchenko, kẻ lên nắm quyền sau cách mạng Cam năm 2004 và một thời gian ngắn sau đó mâu thuẫn gay gắt với đồng minh một thời của mình – Tymoshenko. Hiện nay, Karasev vẫn là một trong những cố vấn quan trọng nhất của Ukraine.

Cuộc gặp của chúng tôi với Karasev diễn ra ở nhà hàng cà phê tại khách sạn Premier Palace, đối diện với tượng đài Lenin và nó bị kéo đổ bởi bọn dân tộc cực đoan tháng 12. “Nếu ông Yanukovych cố để giải quyết khủng hoảng bằng bạo lực, ông ta đã có thể thất bại, và các đầu sỏ chính trị cũng sẽ thất bại,” Karasev nói. “Tymoshenko sẽ thay ông ta ngay lập tức và khi đó chúng tôi sẽ thấy một sự lặp lại của những gì đã xảy ra sau cuộc cách mạng Cam: tước đoạt của nhà giàu. Nhưng tất cả các chính trị gia Ukraina phụ thuộc vào họ. Những người đã trở thành người giàu có nhờ Yanukovych muốn bảo đảm tài sản cho họ.”

Akhmetov quan trọng hơn trong cả 2. 47 tuổi và tài sản trị giá 15 tỷ USD, kẻ đứng đầu tập đoàn Hệ thống quản lý vốn (System Capital Management), kiểm soát hơn 100 công ty với khoảng 300.000 nhân viên. Bao gồm luyện kim và nhà máy sản xuất ống thép, ngân hàng, các công ty bất động sản, các doanh nghiệp điện thoại di động và một công ty truyền thông lớn. Ông ta là kẻ thống trị có máu mặt của vùng Donbass, quê hương của ngành công nghiệp nặng Ukraina, và sở hữu đội bóng Shakhtar Donetsk. Ông ta cũng là một trong những lãnh đạo của đảng Các khu vực của ông Yanukovych.

Những người biểu tình Ukraina đã đặt cược cho ngựa của ông ta ở cả Donetsk và London. Họ tấm biển đọc thấy: “Chỉ cần một cú điện thoại từ ông và và giết chóc sẽ dừng lại”.

Chỉ có một lần Akhmetov đã thể hiện mình với những người biểu tình. Ông ta đã lái chiếc Mercedes của mình đến và nói với họ rằng đã chuẩn bị để nói chuyện. Điều tồi tệ nhất đối với ông ta, như ông ta nói, là “không còn có thể bước dài qua Donetsk và hít thở không khí Ukraina.” Kẻ khởi đầu “từ số 0” 25 năm trước, như ông ta thích nhấn mạnh, không muốn thuộc về những kẻ thua cuộc.

Ông ta xuất thân từ một gia đình thợ mỏ nghèo. “Chúng tôi sống chỉ trong 20 m2 và không có nhà vệ sinh hoặc bồn rửa trong nhà”. Nhưng sau đó, vào đầu những năm 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô, ông ta đã kiếm được món tiền triệu đầu tiên nhờ buôn bán than ở mỏ Donetsk.

Không ai biết ông ta vào lúc ấy và ông ta chỉ bước vào ánh đèn sân khấu khi Akhat Bragin, chủ tịch đội bóng đá Shakhtar, bị ám sát bí hiểm trong một vụ nổ mùa bóng 1995. Bragin là bố già ở Donetsk.

Akhmetov đã từng làm ăn với Bragin và trở thành kẻ kế nhiệm tại đội bóng Shakhtar. Ngay trước đó, ông ta đã thành lập ngân hàng đầu tiên của mình ở Donetsk. Ông ta thổ lộ rằng mình trở nên giàu có nhờ “một vài thương vụ nguy hiểm ngay sau khi Liên Xô tan rã”.

Một thời gian ngắn sau, cựu cơ khí ô tô Viktor Yanukovych, từng bị kết tội cướp và hành hung, lên làm người đứng đầu chính quyền khu vực Donetsk. Mối quan hệ làm ăn nảy nở giữa Yanukovych và Akhmetov – cuối cùng phát triển thành một tình bạn. Khi Yanukovych trở người đứng đầu chính phủ tại Kiev năm 2002, sự nghiệp của Akhmetov thăng tiến trông thấy.

Nhà tài phiệt mới nổi dĩ nhiên ủng hộ Yanukovych tranh cử TT năm 2004, sau khi tìm cách có được sự hỗ trợ của Nga và sau đó là thất bại từ những cáo buộc gian lận cùng cuộc cách mạng cam nổ ra – mọi thứ cũng bắt đầu thành nghiệt ngã cho Akhmetov. TT mới Yushchenko bắt đầu tịch thu tập đoàn thép của ông ta, và kết tội ông ta đã chiếm đoạt nó bất hợp pháp.

Năm 2005, Akhmetov bị buộc tội tham gia vào các tội phạm kinh tế và cảnh sát bắt đầu bố ráp tài sản và văn phòng của Akhmetov. Ông ta đã trốn sang Monaco và ở đó một thời gian tránh sự khó chịu ở nhà. Cuối cùng, mặc dù, đã trở về và trở thành kẻ tài trợ chính của đảng Các khu vực cho ông Yanukovych. Khi Yanukovych cuối cùng đã trở thành nguyên thủ quốc gia năm 2010, tương lai có vẻ tươi sáng với Akhmetov.

Nhà tài phiệt thứ 2, Dmitry Firtash, 47 tuổi, đi theo con đường tương tự để đến với sự giàu có của mình. Sau khi phục vụ trong quân đội, ông ta làm lính cứu hỏa và bắt đầu sự nghiệp làm ăn của mình với một vụ buôn bán kiếm được 50000 đô la tiền lời: Tại Hồng Kông, ông ta bán 4000 tấn sữa biển thủ từ Ukraina để mua bông từ Uzbekistan.

Sau đó, ông ta đến Mat-xcơ-va, sống trong khách sạn Rossiya, nằm đối diện điện Kremlin. Nó là nơi các doanh nhân Xô Viết tụ tập và ở đó, ông đã làm quen với các nhân vật quan trọng trong ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên của Turkmenistan. Ông ta nhanh chóng tham gia làm ăn, nhận khí đốt tự nhiên đổi thực phẩm.

Ông ta cũng phất rất nhanh, mua một nhà máy hóa chất ở Estonia và sau đó mua một công ty Áo trong lĩnh vực vận chuyển khí tự nhiên. Năm 2004, ông ta tham gia với công ty khí Nga Gazprom trong việc mở công ty RosUkrEnergo chuyên về vận chuyển khí tự nhiên đến Tây Âu.

Đó là công ty mà sau này đã đặt ông ta vào thế đối đầu với cuộc cách mạng cam: Một giao kèo đáng ngờ năm 2009 giữa Ttg Yulia Tymoshenko và người đồng cấp Nga Putin đã làm tiêu tan kinh doanh của Firtash. Ông ta và Tymoshenko đã trở thành 2 kẻ thù ác liệt.

Khi Yanukovych lên nắm quyền, đó là thời cơ tốt cho Firtash. Ông ta đã mở rộng đế chế của mình và ngày nay, với tập đoàn truyền thông Inter Media Group, kiểm soát một số kênh truyền hình.

Có, tất nhiên, sự khác biệt giữa Akhmetov và Firtash. Một là tài sản Firtash có giá trị ít hơn 1 tỷ đô la, trái lại với Akhmetov là đồ sộ. Hơn nữa, Firtash làm việc chặt chẽ với các đối tác ở Nga trong khi đế chế kinh doanh của Akhmetov tập trung hơn vào châu Âu.Nhưng cả 2 đã phân chia sân chơi chính trị với nhau và họ kiểm soát quang cảnh chính trị của đất nước như thể đó là một liên doanh làm ăn. Các vị trí quan trọng, cho dù trong các bộ hay trong quốc hội, tất cả đều bị nắm giữ bởi 2 kẻ này. Bộ trưởng Kinh tế của Yanukovych, ví dụ, đến từ phe của Akhmetov trong khi phó thủ tướng, phụ trách vấn đề khí đốt tự nhiên, thuộc về Firtash. Đó là một cuộc cộng sinh vì lợi ích, đã được dựng lên.

Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, phe Akhmatov chiếm khoảng 60 ghế trong đảng Các khu vực trong khi Firtash chọn được 30. Đó là cách của nền chính trị Ukraine: Trong khi ông Putin lên nắm quyền cách ly khỏi bọn đầu sỏ chính trị Nga, thì đầu sỏ vẫn có các điều khiển ở Ukraina.

Cặp đôi đi đến kết luận ngay trước cuộc khủng hoảng rằng ông Yanukovych sẽ không trụ được lâu hơn nữa. Họ bắt đầu dò xét xung quanh một cách cẩn để tìm sự thay thế. Akhmetov, ví dụ, đã luôn luôn có quan hệ tốt lâu dài cùng Tymoshenko, trái ngược với Firtash, và Akhmetov bắt đầu hỗ trợ Arseniy Yatsenyuk, kẻ tiếp quản vai trò lãnh đạo của liên minh Fatherland khi bà ta bị giam giữ. Firtash, về phần mình, ủng hộ đảng Cú đấm-Udar của võ sĩ Vitali Klitschko.

“Trong thực tế, Firtash đã sớm cài cắm người trong đảng Udar của Klitschko, cựu lãnh đạo an ninh mật, như Vadim Karasev nói là. “Các tiếp xúc đã được thực hiện thông qua người đứng đầu văn phòng tổng thống.”

Karasev nói: “Nghe có vẻ khó tin, nhưng Firtash đang tìm kiếm một sự thay thế cho trường hợp Tymoshenko được thả và thắng cử tổng thống. Nó sẽ là thuận lợi khi Klitschko có được chức vụ TT, như một con rối của Firtash”.

Đó là cách Akhmetov và Firtash xây dựng các tùy chọn cho một tương lai khả dĩ không có Yanukovych. Khi các cuộc biểu tình nổ ra trên quảng trường Độc lập trong tháng 11, cả 2 đầu sỏ chính trị đã thấy Yanukovych phản ứng ngoan có như thế nào, cả 2 bắt đầu tự tách mình. Rõ ràng đối với cả 2 nếu điều tồi tệ trở thành tồi tệ nhất, và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ukraina, sự làm ăn của họ sẽ là thứ đầu tiên bị ảnh hưởng.

Akhmetov đã thể hiện cho người ta biết rằng ông ta ủng hộ đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập. Firtash cũng nhanh chóng kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, nhấn mạnh rằng cả 2 bên chiến lũy đều là người Ukraina.

Trước các cuộc xung đột đẫm máu cuối cùng qui mô lớn, cả 2 đài truyền hình của Firtash và Akhmetov đã thay đổi thái độ về quảng trường Độc lập: Đột nhiên cả 2, Ukraina TV và Inter TV, đã đưa tin khách quan về phe đối lập. Thông điệp của các đầu sỏ chính trị rất rõ ràng: Chúng tôi đang để Yanukovych đổ.

Ngay sau đầu giờ chiều Yanukovych đã ký một thỏa thuận với phe đối lập dưới sự bảo trợ của EU, ông thông báo sẽ “bắt đầu” cuộc bầu cử mới, cải cách hiến pháp và hình thành một chính phủ mới với sự hỗ trợ quốc gia. 

Nhưng phe đối lập đã xé toạc thỏa hiệp. Trên đường phố và trong quốc hội mọi thứ thay đổi nhanh chóng.

Tất cả làm người ta nghĩ, EU đã lừa Yanukovych!

Đầu sỏ Ukraina trong tâm điểm lôi kéo lợi ích của các ông lớn Mỹ-EU-Nga

Khi giới đầu sỏ đã chiếm lĩnh chính trường, chúng cũng tìm đến các nhà bảo trợ Mỹ và EU để dọn đường tồn tại lâu dài, cũng là nguồn tiền vay nợ để chúng đeo đuổi, nuôi sống hệ thống ăn bám của chúng.

Không có sự bảo trợ của các lực lượng bên ngoài, cơ đồ sự nghiệp của giới đầu sỏ có nguy cơ đổ xuống sông xuống biển (như khi Putin lên nắm quyền). Bài học Putin không thể bỏ qua, giới đầu sỏ Ukraina đã sớm cấu kết với Mỹ và EU để duy trì và bảo đảm tồn tại. Để đổi lại là thỏa mãn chính sách chống Nga, mở toang biên giới quốc gia để giới tư bản tài phiệt tự do trục lợi.

Một sự cộng sinh điển hình đế quốc-thuộc địa kiểu mới trá hình, hình thành trong quốc gia độc lập tự chủ. Không có chiếm đóng, không có chính quyền bù nhìn nhưng lại bị chiếm đóng vô hình và chính quyền bù nhìn trá hình, trở thành công cụ bóc lột tài nguyên và lao động phục vụ đầu sỏ và ngoại bang.

Thực sự, chính sách gia nhập EU để loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ Yanukovych lên nắm quyền đã có từ 2004, nghĩa là từ cuộc cách mạng Cam lần 1 năm 2004, còn gọi là Maidan-2004, thiết lập nền dân chủ tư sản thuần túy phương Tây ở Ukraina.

Tuy nhiên, lúc đó phương Tây lại không coi trọng ý đồ của Ukraina cho lắm và cũng đang còn nhiều vấn đề nội bộ cần phải giải quyết, ví dụ sự đồng thuận trong chính sách đối ngoại, hay Nga lúc đó cũng chưa hẳn là nguy cơ tranh giành ảnh hưởng. Cho đến khi Yanukovych quay trở lại 2010, cách mạng Cam bị đánh tan vỡ, giới đầu sỏ có nguy cơ mất hết tài sản, vấn đề gia nhập EU mới lại đặt ra cấp thiết. Yanukovych cũng không mạnh như Putin, ông cũng đã có nhiều nhượng bộ và thỏa hiệp khi mới lên nắm quyền để củng cố lực lượng.

Lúc này còn có 3 yếu tố ngoại tác động đến quyết định của giới đầu sỏ.

1. Nga lúc này đã quay trở lại chính trường quốc tế, hình thành một cực mới và bắt đầu thu hút Ukraina xa rời phương Tây.

2. Chính sách chống Nga của phương Tây dẫn đến cần liên minh và nuôi dưỡng giới đầu sỏ Ukraina. Giới đầu sỏ cũng cần đến liên minh này để bảo vệ tài sản của mình và làm giàu, đó là sự cộng sinh đã đề cập ở trên. Trước sự cộng sinh đó, mọi vấn đề tham nhũng hay minh bạch, độc tài hay dân chủ không có bất cứ nghĩa lý gì. Chỉ có lợi ích.

3. Mặc dù cùng chống Nga, nhưng Mỹ và EU lại thiếu 1 chiến lược nhất quán đối với địa bàn tiên phong Ukraina. Dẫn đến sự do dự và muộn màng trước cầu xin của giới đầu xỏ từ năm 2004. Sự cập rập vội vàng kết nạp Ukraina thể hiện rõ trong thời gian vừa qua, khi phương Tây nhận thấy Nga đã ngày càng có ảnh hưởng đến chính sách của Yanukovych.

Giới đầu sỏ là động cơ quan trọng nhất của cuộc cách mạng cam lần 2 – 2014 này. Nhưng đối với Ukraina, vào EU không hề đem lại cho dân chúng lợi ích, ngoài các đầu sỏ. Thăm dò cho thấy, hầu hết các biểu tình viên hăng hái không hề biết thỏa thuận EU-UKraina có những gì!

Marin Le Pen, chính trị gia bảo thủ Pháp phát biểu: Chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để Ukraina gia nhập EU, đối với EU cũng chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để tiếp tục mở rộng vào lúc này, khi mà chính nó đang trong tình trạng hoang tàn và sụp đổ. Ngạc nhiên khi năm ngoái, 1,5 triệu người Pháp đã xuống đường chống lại tổng thống Francois Hollande, mà tôi không nghe thấy EU đòi hỏi Francois Hollande từ chức hay buộc tội ông ta không hợp pháp. Nếu như có bất đồng giữa một bộ phận dân chúng Ukraina và tổng thống – họ hãy bầu cử. Nhưng đòi hỏi TT Ukraina từ chức một cách vội vàng dựa vào người biểu tình – tôi thấy điều đó là lạ lùng. Ở Pháp năm ngoái có biểu tình rất đông, nhưng chẳng có ai đưa ra đòi hỏi nào tương tự.

Le Pen hiểu, một số nhà phân tích cho rằng TT Yanukovych đưa ra đề nghị này là để EU từ chối nó, để chứng tỏ cho dân chúng Ukraina thấy lộc trời tiền bạc, mà người Ukraina trông đợi từ EU, thực sự là – ảo tưởng. EU không có khả năng theo bất cứ cách nào hiện nay để chấp nhận bất cứ quốc gia nào như thế. EU thực tế đã tan rã và chính nó đang trải qua những vấn đề trầm trọng với các quốc gia mới gia nhập gần đây – Bulgaria và Romania. 

Vấn đề là ở chỗ, “các nước mới”, có trình độ phát triển kinh tế quá không giống châu Âu cũ, đã nhận được hàng trăm tỷ euro trợ giúp. Sự giúp đỡ như thế kéo dài một vài năm. Nhưng khi đã thay bánh mỳ đen thành trắng. Ngày nay EU đã chẳng còn thêm tiền. Nó đã không còn giàu có, như 10 năm trước kia. Từ điều này, nếu Ukraina hy vọng gia nhập vào EU, sẽ có lộc trời đổ vào họ, như là đã đổ vào Ba Lan từ trên trời, họ bị nhầm.

Nguồn bài đăng 

0