18/06/2018, 15:33

Al Capone – Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ

Al Capone Alphonse Gabriel “Al” Capone (sinh ngày 17 tháng 1 năm 1899 – mất ngày 25 tháng 1 năm 1947) là một gangster người Mỹ đã dẫn đầu một tổ chức tội phạm trước thời kỳ cấm rượu. Chicago Outfit, sau đó đã được biết đến với tên “Capones”, chuyên hoạt động ...

al caponeAl Capone

Alphonse Gabriel “Al” Capone (sinh ngày 17 tháng 1 năm 1899 – mất ngày 25 tháng 1 năm 1947) là một gangster người Mỹ đã dẫn đầu một tổ chức tội phạm trước thời kỳ cấm rượu. Chicago Outfit, sau đó đã được biết đến với tên “Capones”, chuyên hoạt động buôn lậu và buôn lậu rượu và các hoạt động bất hợp pháp khác như tổ chức mại dâm ở Chicago từ đầu những năm 1920 đến 1931.

Đây là ông trùm mafia khét tiếng trong thế giới ngầm ở Mỹ của thế kỷ trước.

Cứ nhắc tới mafia, phần lớn người ta sẽ nghĩ tới các tổ chức mafia chuyên nghiệp và quy mô rộng lớn ở Italia. Điều đó thường gây ra một số điều nhầm lẫn.

Khá nhiều cuốn sách, tạp chí, báo hay các bộ phim viết về Al Capone nhưng phần lớn là sai. Người ta thường biết đến ông trùm này như là một trùm mafia của Italia. Nhưng điều đó hoàn toàn sai.

Đã có rất nhiều người Italia di cư, giống như các dân tộc khác trên thế giới, đổ về Tân Thế Giới với một số tài sản nhỏ bé của mình. Nhiều người trong số đó đánh cược với mạng sống với hi vọng có trốn thoát được sống ở vùng nông thôn Italia. Khi họ tới các thành phố cảng rộng lớn ở Mỹ và làm công nhân vì họ không rành ngôn ngữ và thiếu những kỹ năng công việc thì đã là cả ước mơ to lớn mà nhiều người trả giá bằng mạng sống cũng không có được. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của Al Capone.

Gia đình di cư đến Tân Thế Giới

Gabriele Capone ( không phải là Caponi như nhiều tờ báo viết), bố của ông trùm Al Capone sau này, là một trong 43.000 người Italia di cư tới Mỹ vào năm 1894. Anh sinh ra trong làng Castellmarre di Stabia, cách thành phố Naples 16 dặm về phía Nam.

Gabriel, 30 tuổi, đã mang người vợ, 27 tuổi, đang mang thai là Teresina (thường gọi là Teresa) cùng với cậu con trai 2 tuổi Vincenzo và bé Rafaele di cư về Mỹ. Tuy nhiên không giống như nhiều người Italia di cư khác chỉ chăm chú tìm việc làm thuê, anh có kế hoạch riêng cho cuộc đời mình. Đó là làm hết sức với bất kỳ việc gì có thể để mở riêng cho mình một tiệm cắt tóc.

Thế là cùng với hàng ngàn người Italia di cư khác, gia đình nhà Capone chuyển về Brooklyn, gần khu vực hải quân Brooklyn. Đó là khung cảnh ảm đảm của những năm đầu ở Tân Thế Giới. 95 con đường ở đâyvới những căn hộ chung cư không có nhà vệ sinh và đồ đạc nội thất đáng giá nào. Cuộc sống vô cùng khó khăn, từ đồ ăn cũng chỉ có thể đủ để duy trì mạng sống.

Nhờ biết đọc và viết tiếng Anh, Gabriel đã có một công việc ở tiệm bán tạp phẩm cho tới khi anh có thể mở tiệm cắt tóc cho riêng mình. Teresina, ngoài thực hiện các công việc nội trợ của một người vợ còn làm thêm nghề may vá để tăng thu nhập cho gia đình. Đứa con thứ ba của họ, Slavator Capone ra đời vào năm 1895.

Và đứa con thứ tư, người con đầu tiên sinh ở Tân Thế Giới là Alphonse Capone (17/1/1899). Cậu nhóc sau này đã khiến cả thế giới phải biết đến vì băng đảng mafia khét tiếng của mình, với những vụ thanh toán không thương tiếc những đối thủ, thậm chí là bạn làm ăn, nếu chúng nghi ngờ kẻ đó cản đường mình.

Như vậy, Al Capone mặc dù có gia đình là người Italia, nhưng hắn là một gangster người Mỹ chính hiệu. Hắn chỉ lấy mô hình tổ chức tội phạm của Italia và biến nó thành một nghiệp đoàn tội phạm theo kiểu Mỹ.

Thời thơ ấu

Bố mẹ của ông trùm tội phạm trong tương lai này là những người như thế nào? Phương thức giáo dục của họ ra sao? Liệu họ có luôn đối xử với Al Capone bằng bạo lực và lạm dụng không để hắn phải chịu đựng và lớn lên trong tội lỗi để trở thành tên tội phạm khét tiếng như thế không? Al Capone có sống thời thơ ấu giữa những tên trộm và những kẻ sát nhân không?

Hoàn toàn không. Gia đình nhà Capone khá ít nói và hiền lành. Ông bố Don Gabriele thì được bạn bè đánh giá là “cao, đẹp trai, rất dễ nhìn”. Ông không bao giờ đánh con cái mà chỉ nói chuyện với chúng, ông dạy dỗ con hằng ngày và các con nghe bố của chúng”.

Tháng 5/1906, Gabriele được nhập quốc tịnh và thành công dân Mỹ, và cả gia đình theo đó đổi sang tên Mỹ, Alphonse trở thành Al Capone.

Sau khi Al chào đời, gia đình họ chuyển tới một khu phố sung túc hơn, phía trên cửa hàng của Gabrieleông ở số 69 đại lộ Park tại Brooklyn. Cư dân quanh đó thuộc về nhiều quốc tịch khác nhau Đức, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc… Việc giao tiếp với những người thuộc chủng tộc khác nhau không khiến A; Capone tách rời nhưng càng làm tăng thêm tình đồng hương với những người gốc Italia. Và đó chính là nền tảng sâu xa cho những hoạt động tội phạm trong tương lai.

“Cho đến khi được 10 tuổi, Al Capone có cuộc sống khá vất vả nhưng ổn định và không nhiều trắc trở. Đám trẻ con làm khu phố luôn sôi động, vì chúng chơi bóng, chạy tránh xe cộ trên đường, cãi vã và đánh nhau trong lúc đợi mẹ đi chợ về. Những cửa hàng bán hoa quả và rau tạo thành mùi đặc trưng cho cả khu phố. Những chiếc thang lên tầng hai ở phía trước mỗi căn nhà rung lên bần bật mỗi khi xe lửa chạy qua đại lộ Myrthe gần đó”.

Học “việc”

Cách nhà gia đình Capone một vài dãy là một tòa nhà nhỏ khá khiêm tốn nằm trên quảng trường Garfield. Đó là trụ sở của một trong những trùm tội phạm khá nổi tiếng của khu Biển Đông, đứng đầu là Johnny Torrio. Hắn là trùm mới nổi nhưng lại đi tiên phong trong việc phát triển mô hình tập đoàn tội phạm hiện đại. Tài năng tổ chức và điều hành của Torrio đã khiến cả băng từ việc hành động bột phát, manh động trở thành bộ máy có tổ chức và đoàn kết. Chính yếu tố này đã khiến băng đảng của Torrio ngày càng lớn mạnh, thị trường của việc kinh doanh cũng như bảo kê của băng luôn được mở rộng với tốc độ rất nhanh. Chính Torrio là bậc thầy đầu tiên của cậu nhóc Al Capone, người cho hắn những bài học quí giá để làm nền tảng cho một lãnh đạo của đế chế tội phạm sau này ở Chicago.

Là người có vóc dáng nhỏ bé, Torrio nhanh chóng biết được rằng trong thế giới khắc nghiệt này, để sống sót cần phải biết dùng cái đầu, khéo léo và đặc biết biết tạo đồng minh cho mình. Nhờ có phong cách của một quí ông, Torrio chỉ bộc lộ mình là một giang hồ bình thường, tuyệt nhiên giấu đi thân phận ông trùm bảo kê của gái điếm và các giang hồ đàn em.

Torrio sớm trở thành một hình mẫu cho đám thanh niên trẻ tuổi trong khu phố. Capone, giống như nhiều bạn bè cùng tuổi, luôn ngưỡng mộ và tìm cách làm quen với Johnny Torrio. Theo thời gian, Torrio bắt đầu thấy tin tưởng Al và giao cho ngày càng nhiều trọng trách trong các hoạt động phi pháp. Trong khi đó, Al đã học được rất nhiều nhờ sự quan sát từ hành vi đến cách tư duy của ông trùm giàu có và được nhiều người kính nể này cũng như các đàn em của hắn. Một trong những bài học lớn nhất là phải biết sống và phân biệt rõ ràng giữa bề ngoài và bản chất. Bề ngoài phải lịch lãm, có giáo dục, trong khi bên trong vẫn làm những gì mình nghĩ như hoạt động trong giới tội phạm. Chính tư tưởng này đã ngấm vào máu và trở thành bản năng của Johnny Torrio.

Năm 1909, Torrio chuyển tới Chicago làm ăn. Al Capone chia tay người thầy đầu tiên và tiếp tục rơi vào tầm ảnh hưởng của băng nhóm khác.

Những thanh niên trong khu nhập cư Brooklyn có tư tưởng phân biệt chủng tộc rất lớn, từ đó dẫn đến việc thường có các nhóm học đòi làm gang-tơ như nhóm Ý, nhóm Do Thái, Nhóm Ai-len. Chúng không phải là các băng nhóm tội phạm đường phố thực sự nhưng là vì cảm thấy hợp và thích nhau, lại thêm sự ngưỡng mộ từ các đàn anh đàn chị trong giới tội phạm nên lập nhóm cùng nhau.

Nhưng Capone lại là một trường hợp khác. Hắn rất “khó nhai”, lỳ lợm và thay đổi qua nhiều “băng”của các thanh niên này như: Những máy khoan của Brooklyn, 40 tên cướp, hay 5 sát thủ đẳng cấp…

Vào thời điểm đó, tội phạm đường phố thì không bị cảnh sát sờ tới vì mang tính nhỏ lẻ. Các tổ chức chỉ cố gắng và mong muốn đưa các trẻ em đường phố vào các trường học hoặc nhà thờ nhưng họ thiếu nhiều yếu tố và không đủ năng lực làm việc đó. Thành ra, việc tụ tập thành phe nhóm lại trở thành một “hoạt động bình thường” của thanh thiếu niên sau giờ học. Chúng tự lập thành những băng nhóm trên phố của riêng mình, độc lập với thế giới người lớn và đôi khi còn trái ngược với họ. Các nhóm này do một cậu nhóc lớn tuổi, lỳ lợm và đủ cứng đầu để lãnh đạo cả nhóm. Những nhóm này thường cùng nhau thực hiện các cuộc phiêu lưu, đua ngựa, khám phá, chơi cờ bạc, ăn cắp vặt, phá hoại của công, hút thuốc, uống rượu, tiến hành đánh nhau để “học” và khẳng định sự hiếu chiến của mình.

Trước biến cố thay đổi cuộc đời

Mặc dù hay giao du với nhiều tay giang hồ đường phố và cả Johnny Torrio, Al Capone vẫn không hề có dấu hiệu nào cho thấy “yêu thích” hay sẽ chọn cuộc sống của một tên tội phạm. Hằng ngày chú bé Al vẫn sống cùng gia đình và làm những việc mà cha mẹ luôn mong muốn sau khi cậu bỏ học: đi làm việc và phụ giúp gia đình. Đầu tiên là công nhân trong xưởng sản xuất đạn, sau đó là thợ cắt giấy trong một nhà máy. Al luôn làm việc tốt, rất có ý thức và chan hoà với mọi người. Đặc biệt không bao giờ động tới súng đạn. Dù trở thành một ông trùm lạnh lùng và có cái đầu cực lạnh trong tương lai nhưng chú bé Al Capone lại là người dễ thương, có giọng nói ấm áp và khiêu vũ khá giỏi.

Dưới bàn tay chăm chỉ và có đầu óc của ông bố Gabriele, gia đình Capone càng ngày càng làm ăn khấm khá. Gabriele đã đạt được ước mong của mình là mở được 1 tiệm cắt tóc cho riêng mình. Bà mẹ Teresa thì tiếp tục nuôi dạy những cậu con trai và 2 cô con gái, trong đó có 1 bé chết sớm.

Tuy nhiên, Torrio đã có ảnh hưởng khá lớn tới Al để rồi tới khi gặp một ông trùm khác, bản năng và khao khát thống trị của hắn mới trỗi dậy và ngày càng phát triển.

Ông trùm mới lần này mà Al có “cơ duyên” gặp là Frankie Yale, tên thật là Francesco Ioele, rất được giới giang hồ nể sợ.

Hoàn toàn trái ngược với phong cách bình tĩnh và “đầu lạnh” của Johnny Torrio, quan điểm tội phạm của Yale được tóm gọn bằng 2 chữ: “cơ bắp và sự thù hận”. Hắn mở 1 quán bar Harvard ở đảo Coney, và tuyển Al Capone vào làm tại đó theo lời khuyên của Torrio. Lúc đó Al mới 18 tuổi.

Vết sẹo

Al Capone làm rất nhiều việc tại quán rượu Harvard: phục vụ quầy, bảo vệ, và cả phục vụ bàn khi cần thiết. Trong năm đầu tiên, hắn trở thành người tin cậy của ông chủ và những khách hàng quen thuộc. Nhưng một sự cố xảy ra khi hắn phục vụ một đôi nam nữ. Người phụ nữ rất trẻ đẹp và Capone không làm sao kìm lại được. Hắn lại gần cô và nói: “Thưa bà, bà có cặp mông rất đẹp và tôi xin có lời ngợi khen bà”.

Người đàn ông đi cùng là anh trai cô gái, tên Frank Gallucio. Không nói nửa lời, anh ta bật dậy, đập thẳng vào mặt tên hầu bàn hỗn xược vừa xúc phạm em gái mình. Capone nổi điên lao vào. Cùng lúc Gallucio rút trong người ra con dao găm loại nhỏ, đâm Capone 3 nhát vào mặt trước khi kéo em gái mình thoát nhanh khỏi quán. Vụ đổ máu diễn ra rất nhanh, nhưng những vết sẹo xấu xí kéo dài trên mặt đã ám ảnh Al mãi mãi.

Vụ gây sự của Capone không gây ra nhiều xáo động trong cộng đồng dân cư tại đây. Gallucio tới gặp Lucky Luciano để dàn xếp và tên này thì tới gặp Frankie Yale. Capone bị bắt buộc phải xin lỗi Gallucio. Lúc này hắn mới nhận ra bài học quí giá nhất cuộc đời, bài học giúp hắn đủ nhẫn nhịn để tránh được nhiều nguy hiểm và trở thành ông trùm khét tiếng: luôn phải làm chủ sự tức giận, không bao giờ để nó thống lĩnh mình.

Mặc dù không bảo vệ cho Al Capone vụ rạch mặt, lại còn bắt cậu nhóc phải xin lỗi nhưng Yale luôn che chở và dạy dỗ cậu học trò nhỏ những phương thức để “kinh doanh” dựa trên sự tàn bạo của mình.

Yale là một kẻ rất bạo lực và tháo vát, giàu có và có tầm ảnh hưởng nhờ những chiến lược “bàn tay thép” của mình. Hắn là “chuyên gia” trong các lãnh vực tống tiền, cho vay nặng lãi, bảo kê cho gái bán dâm và các lầu xanh, và dĩ nhiên là kiêm cả chức năng “bảo vệ” cho các cơ sở kinh doanh địa phương. Đàn em của hắn phải là những kẻ không chỉ biết làm người khác đổ máu mà còn phải biết giết người. Hắn nhìn thấy ở Al Capone một tố chất sẽ trở thành “cái đầu lạnh” có đôi tay rắn rỏi, đủ sức để quật ngã và bẻ gãy bất kỳ đối thủ nào sau này.

Yale ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển theo chiều hướng cứng rắn của Al Capone. Ngoài ra, còn có nhiều người khác cũng là cột mốc khá lớn trong cuộc đời chú nhóc. Năm 19 tuổi, Al gặp một cô gái người Ai-len rất duyên dáng có mái tóc vàng tên là Mae Coughlin. Cô gái ít hơn Al 2 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu. Gia đình nhà Mae đã phản đối rất mạnh mẽ mối tình của 2 người, mãi cho tới khi cặp đôi vẫn tới với nhau và sinh con, bên nhà vợ mới chấp nhận chàng rể.

Ngày 4/11/1918, Albert Francis Capone ra đời, thường được gọi là Sony và nhận Johnny Torrio làm bố đỡ đầu. Sony bị bệnh giang mai từ bố. Nhiều năm sau này Al mới thú nhận với bác sỹ rằng mình đã bị nhiễm trước khi cưới vợ và luôn tin rằng bệnh tình sẽ khỏi.

Có một gia đình nhỏ với người vợ đẹp và một đứa con nhỏ cần chăm sóc, Al tập trung làm việc nghiêm túc. Hắn không làm cho Frankie Yale nữa mà chuyển tới Baltimore, làm kế toán cho công ty xây dựng của Peter Aiello. Và Al Capone đã làm rất tốt. Với bản tính thông minh, có cái đầu lạnh và sắc sảo, Al làm việc rất hiệu quả với những con số và được nhiều người tin cậy. Cuộc sống gia đình của Al Capone khá ổn định.

Nhưng vào ngày 14/11/1920, cha của Al Capone đã qua đời vì bệnh tim ở tuổi 55. Đau buồn vì chưa có cơ hội làm cha hài lòng, Al Capone nhận thấy làm nghề kế toán đơn giản như thế này không giàu được nên hắn kết nối lại quan hệ với Johnny Torrio. Lúc này ông trùm Torrio đã mở rộng địa bàn, xây dựng một “đế chế” mở rộng trên nhiều vùng. Tại Chicago, đặc biệt là trên các con phố ở Brookyn đã là lãnh địa của “lãnh chúa” Torrio. Cơ hội mở ra cho Al Capone rất là lớn trên các lãnh vực: chơi bài, bảo kê, và cả rượu lậu…

Chicago

Chicago vào thời điểm đó là một mảnh đất hoàn hảo để xây dựng một đế chế tội phạm. Nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn trật tự, các phe nhóm liên tục tranh chấp và đánh nhau, đặc biệt lượng tiêu thụ rượu “như nước” của người dân là yếu tố quan trọng nhất, mang lại khối tài sản kếch sù cho bất kỳ kẻ thức thời nào. Những tờ báo hàng đầu nói về Chicago như sau: “Đó là một bang luôn đầy sức sống và bạo lực, những phe nhóm kích động và nhẫn tâm, không hề kiên nhẫn trước bất kỳ tình huống nào”. Một thành phố đầy máu me và tàn bạo, nơi dung thân của hơn 10 triệu “bò cái”, “lợn thiến” và “những con thiêu thân” được chăn dắt bởi các ông trùm khét tiếng và mưu mô. Nhưng đó cũng là một thành phố thương mại không có chỗ cho những đầu óc ngu dốt, thói trịnh thượng và không thức thời”.

Sự thối rữa về chính trị đã tạo nên một “thảo nguyên” xanh tươi, béo tốt cho thế giới tội phạm sung sướng tung hoành. Thành phố này nổi tiếng vì sự phồn thịnh, kéo theo nạn mại dâm đến hỗn loạn. Khi Al Capone tới Chicago vào năm 1920, nền kinh doanh “thân thể” trở nên “ngành công nghiệp” mang lại lợi nhuận tột đỉnh cho giới tội phạm. Ông trùm thâu tóm mạng lưới mại dâm của thành phố là Jim Colosimo “lớn” và cùng với vợ của lão là Victoria Moresco, một “tú bà” tột đỉnh thành công. Hệ thống nhà thổ đã mang lại 50.000 đô la một tháng cho cặp mèo mả gà đồng này. Một số tiền “khủng khiếp” trong thời đại đó.

Jim “lớn” sở hữu cả quán cà phê mang tên của mình: Colosimo, một trong những quán bar đêm nổi tiếng nhất thành phố. Không ai quan tâm tới việc hắn là ma cô, là tú ông hay là bất cứ ai. Các đại gia và những người nổi tiếng thường tới quán và mang lại cho y một vị thế lớn trong giới tội phạm. Jim “lớn”, với những chiếc nhẫn kim cương to tướng trên các ngón tay béo tốt là một sản phẩm “hoàn hảo” của xã hội Chicago lúc đó: đẹp trai, hào phóng, lòe loẹt và to lớn.

Khi nền kinh doanh của gia đình ngày càng phát triển, Jim “lớn” cẩn trọng và khéo léo đẩy ông trùm Johnny Torrio ra khỏi Brooklyn để tiếp tục hoạt động và đẩy mạnh đế chế của mình. Đó là một quyết định sáng suốt nhất mà Jim “lớn” từng làm bởi vì Torrio đã bành trướng việc “kinh doanh” của chúng mà không bị soi mói bởi bất kỳ vị chính khách nào. Torrio là một doanh nhân rất cẩn trọng, không quan tâm tới rượu. Trái ngược với Jim “lớn”, Torrio không uống rượu, không hút thuốc, chửi thề hay lừa đảo vợ của mình là Ann. Biết vị thế của mình đang thua Jim “lớn”, Torrio nằm đợi thời cơ.

Và cuối cùng điều Torrio mong đợi cũng đến. Anh hùng không qua ải mỹ nhân. Điểm yếu của Jim “lớn” là Dale Winter, một cô ca sỹ rất xinh đẹp đã “đánh cắp” trái tim hắn. Ông trùm quỷ quyệt này đã ngu ngốc ly dị Victoria để cưới cô ca sỹ trẻ này ngay lập tức, sau khi mới gặp người đẹp có vài tuần. Tin tức về sự điên rồ này của Jim “lớn” bay tới Frankie Yale tại Brooklyn. Tên trùm này lợi dụng luôn thời cơ để dành lấy “vương quốc” của Jim. Ngày 11/5/1920, Yale ám sát Jim trong hộp đêm Colosimo.

Tuy nhiên, ám sát được Jim “lớn” không có nghĩa là mọi việc đã nằm trong tay Yale. Torrio lúc này mới lộ diện, chiến đấu để giữ lại cả một gia tài mà hắn đã dày công giúp Jim gây dựng nên. Torrio trở thành kẻ thắng chung cuộc. Hắn nắm giữ vô số nhà thổ và quán rượu trong thành phố.

Chính trong giờ phút huy hoàng đó, Torrio gặp lại Capone, lúc đó 22 tuổi, đang làm kế toán tại Baltimore.

Gặp lại Torrio đang khi “sự nghiệp” tội phạm của tên này đang lên như diều gặp gió, Al Capone dường như anh hùng có đất dụng võ. Không còn là cậu nhóc chạy lon ton như những ngày đầu tiên hắn tiếp xúc với giới tội phạm, Al giờ này đã 22 tuổi và rất có “tài năng” trong lãnh vực kinh doanh phi pháp. Tới năm 1921, Al Capone đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực của Torrio, được ông trùm này hoàn toàn tin tưởng giao cho cầm đầu các đường dây và phi vụ làm ăn lớn. Al được giao chức quản lý của the Four Deuces, một tổng hành dinh điều hành các hoạt động đánh bạc, bảo kê, rửa tiền và gái mại dâm ở vùng Levee. The Four Deuces là sòng bạc đem lại siêu lợi nhuận cho băng nhóm này. Sau này em trai của Al là Ralph cũng gia nhập vào nghiệp đoàn của Torrio.

Vào khoảng thời gian này, Al cũng trở nên thân thiết với một người, người này sẽ là bạn tâm giao và trung thành suốt đời hắn: Jack Guzik. Dù tên này theo Do Thái giáo nhưng hắn là một tú ông chính hãng, chuyên sống bằng nghề môi giới mại dâm. Có phong cách và vai trò gần giống như Torrio, Guzik là một bậc đàn anh trong nghề của Capone.

Sau khi đã cưới một cô vợ là người Ireland, Capone lại có một người bạn thân thiết là người Do Thái để chứng minh rằng hắn mãi mãi muốn ly khai với cộng đồng người Italy. Chính sự thoải mái trong lựa chọn đồng minh của Al đã giúp hắn trở thành ông trùm trong giới tội phạm. Giờ đây hắn là người bạn thân thiết của nhóm người Do Thái.

Có đủ lực về tài chính, Al mua một căn nhà sang trọng hàng đầu tại số 7244 đại lộ Prairie, rồi đưa Mae và Sonny, mẹ và anh chị của mình tới sống. Trong cộng đồng dân cư Al sống, hắn luôn cố gắng gầy dựng danh tiếng, ra tay giúp người để thu phục về làm cho mình. Càng dấn sâu vào con đường phạm tội, hắn càng lý tưởng hóa gia đình mình trong con mắt những người hàng xóm.

Trong công việc, nhờ có sự chỉ bảo của Torrio, cùng phong cách vượt trên những định kiến, sẵn sàng kết bạn và thu phục người tài mà không hề phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp…, Al Capone ngày càng có vị thế trong việc quản lý. Dần dần hắn được Torrio giao cho toàn quyền tại vùng Levee. Từ khi Al điều hành mạng lưới tội phạm, xung đột giữa các băng nhóm trùng xuống.

Từ khi William E. Dever về kế nhiệm chức thị trưởng của “Big Bill” Thompson, thời của Al không kéo dài được lâu. Ngay khi nhậm chức, William đã bắt đầu chiến dịch cải tổ hành chính và luật lệ điều hành trong thành phố. Đi cùng với đó là những hoạt động liên quan tới tham nhũng, đút lót và bán rượu trở nên khó khăn hơn. Torrio và Capone quyết định đưa tất cả những hoạt động “kinh doanh” của mình ra khu ngoại ô Cicero, nơi cảnh sát và chính quyền dễ bị mua chuộc hơn.

Torrio mở một nhà chứa tại Cicero, đồng thời đưa mẹ mình trở lại Italy để Capone một mình thống trị đế quốc mới. Đó là cơ hội tốt cho Al giành được nhiều quyền lực hơn trong công việc kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu ấy, hắn đưa anh trai mình là Frank ra làm người chính thức thực hiện các “giao dịch” với chính quyền địa phương. Frank ngay lập tức mở ra một nhà thổ “phục vụ” tầng lớp lao động, có tên Stockade. Còn Al tập trung vào việc phát triển các sòng bạc, trong đó có một sòng mới mở dưới cái tên Ship và tăng cường kiểm soát trường đua ngựa Hawthorne.

Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cái tên Robert St-John một phóng viên năng nổ, nhiệt huyết của tờ Cicero Tribune, thời kỳ thống trị Cicero của Al bắt đầu gặp trở ngại. Robert St-John liên tục có phóng sự miêu tả chi tiết các hoạt động bẩn thỉu của Al Capone. Những bài báo ấy làm cho 2 ứng cử viên hội đồng thành phố được Al tài trợ phải lo sợ trước khi bước vào vòng bầu cử sơ bộ đầu năm 1924.

Sự việc trở nên tồi tệ, người của Al đã bắt cóc những người hoạt động cho ứng cử viên đối lập và phá hoại cuộc bầu cử bằng bạo lực. Cảnh sát trưởng thành phố tập hợp 79 cảnh sát mặc thường phục có vũ trang, tới bảo vệ công nhân của nhà máy Western Electric.

Frank Capone bị bắn chết khi vừa rời khỏi nơi hắn thảo luận về một vụ làm ăn và đang đi dọc phố khi một đơn vị cảnh sát tiến lại phía hắn. Có người nhận ra hắn và chỉ trong vài giây, thân thể Frank đã dính tới hàng chục viên đạn. Sau này cảnh sát cho biết họ bắn Frank để tự vệ, vì lúc nhìn thấy họ, hắn rút súng ra khỏi bao.

Rất tức tối, Al cho bắt cóc rồi giết hại một sĩ quan cảnh sát, đồng thời ăn cắp hòm phiếu. Chung cuộc, Capone giành được phần thắng trong đợt bầu cử tại Cicero. Nhưng cái giá mà hắn phải trả ở phía trước thì vô cùng nặng nề và còn ám ảnh hắn tới tận cuối đời.

Capone đã tổ chức một lễ tang lòe loẹt chưa từng thấy. Chỉ riêng số hoa mà Dion O’Banion, một cửa hàng thuộc “doanh nghiệp” của Al, cung cấp đã có giá 20.000USD. Xa hoa như vậy nhưng đám ma của Frank vẫn khác xa đám ma của Colosimo. Tác giả Bergreen sau này miêu tả: “Hương của những đóa hoa dù rất thơm vẫn không thể cải thiện được không khí u ám của lễ tang. Khi Big Jim chết, không khí đám tang rất trang trọng. Còn trong đám tang của Frank Capone, cái chết trẻ của hắn như báo hiệu cho chặng cuối trong cuộc hành trình của Al. Cảnh sát trưởng Chicago Collins gửi những người lính cách đó vài ngày vừa bắn chết Frank tới chứng kiến lễ tang của hắn. Capone phải hết sức kìm nén cảm xúc của mình để tránh gây ra một cuộc chiến toàn diện và khốc liệt với cảnh sát”.

Sau vụ cảnh sát trưởng Chicago Collins gửi những người lính cách đó vài ngày vừa bắn chết Frank tới chứng kiến lễ tang của hắn đã khiến ông trùm Al Capone coi đó là một sự sỉ nhục ghê gớm. Tuy nhiên hắn phải hết sức kìm nén cảm xúc của mình để tránh gây ra một cuộc chiến toàn diện và khốc liệt với cảnh sát”.

Cơn nóng giận quá lớn khiến Al không thể chịu hơn được cho tới tuần thứ 5 khi đàn em của hắn là Jack Guzik bị tay côn đồ tên Joe đánh đập. Al đã tới tận quán bar nơi Joe đang uống rượu và xử lý tên này. Joe thể hiện sự coi thường bằng những lời kinh miệt. Nhưng đó là một sai lầm mà hắn không có cơ hội làm lại lần thứ hai. Khi Joe vừa dứt lời đã phải trả giá: Nòng súng của Capone hướng về phía hắn toé lửa. Viên đạn trúng đầu khiến hắn tử vong ngay lập tức.

Nhân vụ giết người này, William H. McSwiggin, người được mệnh danh là “công tố viên thích treo cổ”, quyết tâm bắt giam bằng được Al Capone. Nhưng sự mẫn cán không đủ giúp William giành chiến thắng bởi các nhân chứng của vụ việc bỗng nhiên… quên hết những gì họ đã nhìn thấy. Không bằng cớ, không nhân chứng, vụ giết người này không nói lên được điều gì. Nói cách khác, ông trùm Al hoàn toàn có thể ung dung rửa tay thể hiện sự vô tội của mình.

Tuy nhiên, dù không có khó khăn gì trước pháp luật nhưng tiếng xấu về Al đã thu hút sự chú ý của toàn thành phố. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng Al phá vỡ mẫu hình kinh doanh ngầm của Torrio.

Chỉ trong vòng 4 năm ở Chicago, 25 tuổi, Al đã là trùm tội phạm vô cùng giàu có và đầy thế lực, xây dựng và củng cố được mạng lưới “pháp luật” của riêng mình. Hắn đã là ông chủ của thành phố Cicero trong các hoạt động kinh doanh giải trí, bảo kê và mại dâm. Dĩ nhiên, Al cũng trở thành mục tiêu của những tổ chức luật sư muốn trục lợi từ việc bắt giữ hắn hoặc những tên tội phạm luôn kình địch.

Al cũng biết rằng có thể một trong những đám ma tiếp theo là của chính hắn. Một phần vì từ khi hắn ra tay giết Joe, hòa bình mỏng manh giữa các băng nhóm tội phạm mà Torrio dày công xây dựng chẳng mấy chốc tan biến. Các vụ thanh toán, trả thù diễn ra liên tục và thường xuyên như một dịch bệnh.

Sau vụ việc giết Joe khiến Al vừa mất tiếng, vừa mất oai thì cái tên Capone cũng trở thành đối tượng nghi ngờ số một của cảnh sát mỗi khi xảy ra một vụ giết người nào đó, dù rằng nhiều khi những vụ đó là do kẻ khác gây ra.

Một ví dụ là vụ Dion O’Banion, chủ cửa hiệu bán hoa và kinh doanh rượu lậu. Với khuôn mặt trẻ trung và hấp dẫn, Dion chưa bao giờ gặp rắc rối trong công việc làm ăn kinh doanh. Hắn luôn mỉm cười và đôi mắt xanh thường ánh lên vui vẻ khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, chưa bao giờ Dion thiếu cảnh giác: Hai tay không lúc nào rời xa 3 khẩu súng côn mà hắn luôn dắt trong người. Gã côn đồ bảnh trai này rất nổi tiếng về cung cách giết người theo cảm hứng ngu xuẩn. Hắn từng bắn hạ một người trong đám đông hàng nghìn dân chúng chẳng vì lý do cụ thể nào. Án mạng ở quán Four Deuces cũng vậy. Những vụ án vô ích đó lôi kéo Al Capone vào các cuộc điều tra của cảnh sát.

Trong khi Al Capone thường xuyên bị cảnh sát nghi ngờ trong nhiều vụ giết người xảy ra chốn giang hồ thì còn có nhiều ông trùm khác luôn cố gắng lợi dụng điều đó để “hạ” đối thủ. Điều này khiến Al Capone và Torrio luôn phải cố gắng, căng đầu để chống đỡ. Một trong những ông trùm muốn Al phải thiệt mạng đó chính là Dion O’Banion. Tuy nhiên, sự cảnh giác cao độ cùng trình bắn súng hoàn hảo và có hàng tá các đệ tử luôn theo sát Dion O’Banion khiến Al không thể nào tiếp cận được với hắn. Mặc dù Al thấy đã tới lúc phải loại trừ Dion trước khi gặp phải những rắc rối lớn hơn.

Al thấy đã tới lúc phải loại trừ Dion trước khi hắn ra tay hại mình. Nhân dịp Dion mâu thuẫn với anh em nhà Genna, một đôi bạn thân của Al Capone. Nguyên nhân của việc này là khi anh em nhà Genna bán rượu lậu tại khu vực Dion quản lý nên bị tên này phạt bằng hình thức thu nguyên xe tải chứa đầy rượu của đối thủ.

Hành động thách thức vì “vuốt mặt không nể mũi” của Dion đã khiến hắn trả giá. Frankie Yale đứng đầu nhóm tội phạm ở New York đồng ý với Torrio và Capone sẽ đưa Angelo Genna, kẻ vừa bị Dion chơi khăm, lên điều hành thay cho hắn những hoạt động tội phạm ở Chicago.

Mọi kế hoạch đã được sắp xếp chu đáo. Ngày 10/11/1924, Dion đang chuẩn bị hoa cho cửa hàng thì 3 tên lạ mặt đi vào cửa hàng nên đến làm quen vì vẻ ngoài của những vị khách rất tầm cỡ. Bất ngờ và nhanh chóng, một tên tóm lấy O’Banion và quật hắn ngã xuống mặt đất. Liền sau đó là 6 tiếng súng vang lên. Những người làm công trong cửa hàng nghe thấy nhưng khi chạy tới nới thì ông chủ đã nằm trong một vũng máu. 3 sát thủ đã biến mất. Hai người trong số đó là John Scalise và Albert Anselmi, người Sicili. Người thứ ba thì chưa rõ nhưng tất cả 2 người này và những kẻ tình nghi đều không đến đám tang của Dion.

Đám ma của Dion rất lớn với 4 mặt quan tài là những họa tiết bằng bạc, rất tinh xảo, xung quanh là hàng trăm loại hoa thơm khác nhau.

Dự tính có hàng chục ngàn người đến dự đám ma của ông trùm tội phạm này, trong đó có 5.000 người dự lễ hạ huyệt. 26 chiếc xe chở đầy hoa được 3 dàn nhạc lớn và cảnh sát hộ tống đưa tiễn Dion.

Sau cái chết của Dion là địa bàn Chicago có một “trật tự” mới. “Trật tự” này do Torrio và Al Capone nắm giữ, dẫn dầu trong các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp nhưng mang lại lợi nhuận béo bở.

Tuy nhiên, có một hậu quả mà 2 trùm tội phạm này không nghĩ tới khi ám sát Dion là bạn thân của kẻ đã chết, “Hymie” Weiss, biết rõ thủ phạm gây ra cái chết của bạn mình, âm thầm dựng kế hoạch làm bất kỳ điều gì để trả thù.

Tình hình không chỉ có thế. Ngoài “Hymie” Wiess còn có Bugs Moran, một kẻ thù không đội trời chung với Al Capone và đã từng liên kết với Dion khi còn sống để nhiều lần “lấn sân” của Al. Tên thật của Wiess là Earl Wajciechowski còn Geogre Moran được giang hồ đặt cho biệt danh “Bug” vì sự điên khùng của hắn khi giết người.

Wiess và Bugs đã liên kết để trả thù Al và Torrio, 2 kẻ vừa có thù giết bạn, vừa là đối thủ sừng sỏ nhất trong công việc làm ăn. Mọi việc căng thẳng tới mức Torrio phải rời Chicago tới khu suối nước nóng Arkansas một thời gian vì lo cho mạng sống của mình.

Còn Al Capone trong suốt 2 năm tiếp theo phải cố gắng phòng vệ tối đa, giữ gìn an ninh cho mình. Trong thời gian này, hắn là mục tiêu của hàng chục cuộc mưu sát bất thành.

Al Capone lúc nào cũng cảnh giác. Ngoài lúc ở nhà, hắn luôn đem theo mình rất nhiều vệ sĩ, có top đi tiền trạm và hậu tuyến, luôn bố trí hai vệ sĩ hàng đầu ngồi 2 bên trong xe. Hắn luôn đi ra ngoài vào ban đêm, trừ trường hợp bất khả kháng.

Tháng 1/1925, 12 ngày sau vụ ám sát gần nhất của cặp Weiss Bugs nhằm vào Al Capone, Torrio trở lại Chicago. Khi hắn và vợ tới trước cửa biệt thự của mình thì may mắn là Torrio đi phía sau vợ, tay xách gói hàng cả hai mới mua ở siêu thị.

Lúc này, Weiss và Bugs Moran đang ở gần đó. Tưởng Torrio chưa ra khỏi xe, chúng xả đạn về phía chiếc ôtô, làm tài xế bị thương nặng. Tuy nhiên, khi phát hiện ra vụ nhầm lẫn này, chúng vẫn kịp tiếp tục tấn công khiến Torrio dính nhiều phát đạn vào cổ, ngực, tay và chân. Phát đạn cuối cùng Bugs giơ lên, nhằm vào đầu Torrio bóp cò nhưng súng hết đạn nên cả hai đành rút lui.

Dù Torrio thoát chết nhưng Al rất lo lắng. Hắn nhận ra Chicago không phải là nơi an toàn cho một ông trùm có nhiều kẻ thù. Capone tự tay lo liệu việc bảo vệ an toàn cho thầy Torrio của mình.

Nhưng dường như vô cùng tức giận sau vụ bị ám sát suýt chết và bị trọng thương, Torrio có ý nghi ngờ Al Capone. 4 tuần sau khi xảy ra vụ việc, giới giang hồ vô cùng ngạc nhiên khi Torrio bị bắt tại Sieben Brewery. Hắn bị kết án 9 tháng tù giam.

Nhưng 9 tháng ngắn ngủi đó lại là bắt đầu cho một bước ngoặt khác. Trong thời gian thi hành án, Torrio lại trở thành “bạn thân” của cảnh sát trưởng Chicago. Dù đang là phạm nhân nhưng hắn được đối xử như một quý ông trong trại giam.

Quyền lực

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thừa hưởng “đế chế” của Johnny Torrio, địa vị của Al Capone cũng thay đổi mạnh mẽ. Hắn trở thành một thế lực chính trong thế giới ngầm ở Chicago. Để xứng với vị thế mới nổi của mình, Al chuyển trụ sở về khách sạn Metropole, thuê hẳn một khu nhà xa hoa và sang trọng, có 5 phòng với giá 1.500 đô la mỗi ngày.

Nhờ mối quan hệ với ông chủ một tờ báo là Harry Read khiến Al hiểu rằng nếu muốn đạt tới đỉnh cao hơn nữa, hắn phải trở nên quan trọng đối với mọi người. Read khuyên Al tham gia các hoạt động xã hội công khai như những buổi lễ hội, sự kiện thể thao, từ thiện… Và quan trọng là tỏ ra thật “dễ thương” trước công luận.

Kể từ đó, hắn xuất hiện thường xuyên ở các buổi biểu diễn Opera, tại những buổi tiếp tân long trọng và những dạ hội từ thiện. Vui vẻ, hào phóng, thành đạt, luôn giúp đỡ người nghèo… tất cả giúp ông trùm trở nên vô cùng đáng kính trọng.

Và một mặt nữa là phải có ảnh hưởng về chính trị. Vì lý do đó mà hầu như ngày nào, Capone cũng tới nơi hội đồng thành phố họp. Hắn dùng quyền lực đen của mình để làm những việc chứng tỏ mình lúc nào cũng sẵn sàng thực thi công việc nào của cộng đồng và không hề sợ hãi gì.

Luôn khoác trên mình bộ vest sang trọng, phong cách trầm tĩnh và nhiệt tình với cộng đồng, hăng hái xuất hiện trước công chúng, Al Capone đang làm một điều mà những ông trùm tội phạm luôn muốn lẩn tránh.

Tháng 12/1925, Al đưa con trai mình tới New York để chữa bệnh. Nhân tiện hắn cũng dùng chuyến đi này thực hiện một số phi vụ kinh doanh với ông chủ cũ là Frankie Yale. Cả hai bàn thảo về việc buôn bán whisky nhập lậu từ Canada vào Mỹ. Lúc đó, Yale nhập whisky về New York dễ hơn nhiều so với việc Capone nhập rượu về Chicago. Việc còn lại là Al phải lo đưa số rượu đó từ New York tới Chicago.

Yale mời Al tới dự lễ Noel tại một Câu lạc bộ khá sang trọng tại Brooklyn. Nhưng khi biết bữa tiệc đó sẽ bị một tên gangster khác tên là “Peg-Leg” Lonergan phá quấy, Yale đổi ý. Song Capone vẫn khăng khăng tới đó.

Sở dĩ hắn tự tin thế là vì đã chuẩn bị một kế hoạch đầy bất ngờ rồi. Khi người của Lonergan tới nhà hàng lúc 3 giờ sáng để gây sự. Tuy nhiên, chúng thậm chí chưa kịp có thời gian rút súng thì đã bị cả dàn nhạc hóa trang tấn công.

Vụ tàn sát chỉ là một phần nổi của ý đồ của Al Capone. Đó là cách ông trùm xứ Chicago nói ngầm với giới “đàn anh đàn chị” ở New York rằng đây chỉ là mảnh đất phụ cận bé nhỏ, không hề ăn nhằm gì so với nơi hắn đang sống.
Đầu năm 1925, Capone trở lại Chicago. Lúc đó hắn đã là một ông trùm của thế giới rượu lậu. Chính Al là kẻ đã mở đầu cho kỷ nguyên rượu lậu trong giới tội phạm nước Mỹ. Những thanh thiếu niên thích phiêu lưu, kiếm tiền đều có thể đạt được mong muốn của mình khi làm đại lý bán lẻ rượu lậu cho Al Capone.

Vòng hào quang trên đầu Capone vụt tắt vào mùa xuân năm 1926. Ngày 27/4, Billy McSwiggin, luật sư đã từng buộc tội Capone vào năm 1924 về tội giết Joe Howard, cùng trùm rượu lậu Jim Doherty đi uống rượu và đánh bạc. Xe của Doherty bị hỏng và họ phải lên xe của “Klondike” O’Donnell, một tên bán rượu lậu khác, kẻ thù của Capone. Cả bốn người quyết định tới quán rượu ở Cicero cùng anh trai của Klondike tên là Myles O’Donnell. Bar rượu này gần Hawthorne, nơi Capone đang ăn sáng.

Việc O’Donnell đi dạo quanh Cicero quả là một sự sỉ nhục với Capone vì đây là địa phận của hắn. Và hắn quyết định rửa nhục. Thuộc hạ của Al ngồi trong xe đợi bốn người ra khỏi quán. Các khẩu súng xả đạn, McSwiggin và Doherty chết tại chỗ.

Capone rất dại dột khi làm việc đó. Đúng là McSwiggin chết cùng với những tên bán rượu lậu, nhưng công chúng tỏ ra rất thông cảm với anh. Vậy là cả thành phố dấy lên một phong trào chống lại Capone.

Giới tội phạm Chicago biết rõ Al Capone là người có trách nhiệm trong vụ này, song cảnh sát không tìm được chứng cứ nào có thể kết tội hắn. Họ chỉ còn cách trả đũa Al bằng những cuộc truy quét các nhà chứa và quán rượu.

Capone biến mất. Gần 300 thám tử tham gia tìm kiếm hắn trên toàn nước Mỹ, tại Canada và cả ở Italy. Thực tế là Capone đã tìm ra chỗ ẩn nấp với một người bạn tại Chicago và sau đó ở chỗ một người bạn khác tại Michigan.

Dù ai cũng biết rằng Al chính là thủ phạm gây nên cái chết của luật sư McSwiggin và điều này khiến công chúng rất phẫn nộ nhưng trước pháp luật, vẫn chưa có bằng chứng hay nhân chứng rõ ràng nào chứng minh việc này. Điều đặc biệt là sau một khi làm “người hùng” chuyên chăm lo cho các cộng đồng nhập cư thì ngày 28/7/1926, Al quyết định ra đầu thú về cái chết của luật sư McSwiggin. Những áp lực của nhiều cộng đồng dân cư – những người “yêu mến” và biết ơn Al, cộng thêm sự “lo lắng” của các quan chức trong ngành cảnh sát, Al Capone đã tránh được vòng tù tội.

Vừa mới thoát hiểm, Al tiếp tục thể hiện sự “thiện chí” của mình khi cố gắng xây dựng mối quan hệ với Hymie Weiss dù đây là người luôn muốn giết hắn. Để thể hiện sự nhún nhường của mình, Al hứa sẽ dành tặng cho Hymie những địa bàn béo bở. Tuy nhiên ông trùm mới 28 tuổi này đã từ chối và bị sát hại ngay sau đó.

Đó chính là điểm yếu của Al Capone. Hắn không thể kìm chế những cơn nóng giận của mình. Sau cái chết của McSwiggin, lại là vụ của Hymie khiến người dân Chicago chán ngán với các vụ bạo lực của các băng phái xã hội đen. Cộng với sự can thiệp của báo chí khiến nỗi bất bình ngày càng dâng cao. Al Capone đã tổ chức một buổi gặp mặt giữa các ông trùm để đề nghị chấm dứt bạo lực và có phương thức hoạt động chung cho cả giới. Al nói: “Có quá nhiều việc để chúng ta làm thay vì cứ giết lẫn nhau như những con vật. Tôi không muốn chết gục trên vỉa hè, người dính toàn đạn”.

Cuộc thương thuyết đã thành công và cả giới giang hồ Chicago có được sự đồng ý chung là không thực hiện các vụ bắn giết và nhất là không được phép trả thù cho bất kỳ tên giang hồ nào đã chết. Trong suốt thời gian dài sau đó, sự bình yên trong xã hội đã được lập lại và giới giang hồ dù luôn mâu thuẫn nhưng vẫn ở mức chấp nhận.

Mọi chuyện ổn định cho tới tháng 1/1927, khi người ta tìm thấy xác của Theodore Anton, biệt danh “Tony-Hy lạp”, bạn thân nhất của Capone. Cái chết gây cho Al cảm giác bất ổn. Hắn hiểu đã đến lúc phải “rửa tay gác kiếm”. Hắn mời một nhóm nhà báo tới dùng bữa tối tại một nhà hàng để thông báo với họ quyết định của mình. Al thật sự nghiêm túc hay là đang diễn trò? Không ai biết chắc câu trả lời. Người ta đoán hắn không muốn chết với một viên đạn ghim vào đầu, nhưng sự khao khát quyền lực và phiêu lưu của hắn đã khiến cho quyết định trên bị lùi lại rất lâu trong thực tế.

Thị trưởng Chicago Denver bất lực trước nạn tội phạm. Trong lúc đó, nhờ sự hậu thuẫn của nhiều vị tai to mặt lớn trong giới tội phạm, “Big Bill” Thompson giành lại được chiếc ghế thị trưởng trong cuộc bầu cử năm 1927. Người dân lương thiện lo rằng cả thành phố sẽ mãi mãi là trong vòng kiểm tỏa của bọn gangster.

Năm 1927, Tòa án Tối cao Mỹ quyết định đánh thuế và truy thu với trùm rượu lậu Manny Sullivan. Điều luật mang tên hắn được chính quyền liên bang đưa ra tạo điều kiện cho cảnh sát, cụ thể là thám tử Elmer Irey, theo dõi và điều tra mọi hoạt động kinh doanh của Al Capone.

Thời thế thay đổi

Chương trình cải cách của cựu thị trưởng Mayor Dever thất bại đã dẫn tới sự “lên ngôi” của thế giới ngầm trong xã hội Chicago, cụ thể là chúng chiếm vai trò khá quan trọng trong cuộc bầu cử năm 1927. “Bill lớn” Thompson, cùng với sự may mắn của mình đã được giới tội phạm tài trợ trong các nỗ lực tranh cử đã trở lại chính trường. Dường như thành phố mãi mãi sẽ bị chi phối bởi giới tội phạm.

Tuy nhiên, mọi việc không phải là quá đen tối. Cũng có nhiều tác động từ phía luật pháp tới các hoạt động buôn rượu lậu của những ông trùm, trong đó dĩ nhiên là có Al Capone. Tháng 5/1927, Tòa án Tối Cao đã ra lệnh Manny Sullivan, một tên buôn rượu lậu, phải báo cáo và đóng thuế thu nhập cho các hoạt động kinh doanh buôn lậu trái phép của hắn. Chỉ khi hắn trả thuế đầy đủ và phải báo cáo chi tiết, các hoạt động kinh doanh của hắn mới không phải là phạm pháp. Tuy đây là một vụ nhỏ nhưng sẽ kéo theo rằng nhiều ông trùm khác, và đầu sỏ nhất là Al Capone sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của mình.

Cụ thể hơn, một điều luật mới ra đời tạo điều kiện cho cảnh sát theo dõi sát sao các ông trùm buôn lậu. Về phần Al Capone, hắn bị thám tử Elmer Irey, đại diện cho chính quyền liên bang, theo dõi và điều tra mọi hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, Al lại cực kỳ tâm đắc với hai khát vọng kinh doanh của mình đó là âm nhạc và môn đấm bốc. Không cần quan tâm việc mình bị giám sát hay các “đồng nghiệp” Manny Sulivan hay Elmer Irey bị khốn đốn ra sao vì điều luật mới, Al vẫn sống với đam mê của mình và trở thành bạn của nhà vô địch quyền anh thế giới Jack Dempsey. Nhưng mối quan hệ này phải được giữ trong vòng bí mật bởi có những cuộc đấu được dàn xếp mà cả hai dính vào.

Bên cạnh đó, niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là nhạc Jazz đã khiến ông trùm này mở ra quán nhạc mang tên Câu lạc bộ Cotton tại Cicero và thành ông bầu về sản xuất âm nhạc. Hắn tìm kiếm và đào tạo, biến những người có tài năng thành ngôi sao âm nhạc, bất kể họ là người da đen hay da trắng. Đây là điểm khá khác biệt của Al với những ông trùm tội phạm khác thời đó. Hắn không bao giờ phân biệt chủng tộc, luôn thể hiện sự hào phóng của mình với từng người làm việc cho hắn, dù đó là da đen hay da trắng. Điều này giúp Al được giới nhạc sỹ rất quí mến và kính trọng.

Để có được sự trung thành của những người làm việc cho mình, hắn không bao giờ áp bức hay nổi giận mà đánh đập họ. Bí quyết nhỏ là hắn cố gắng khơi dậy niềm đam mê nơi họ. Với hắn, sự trung thành của đàn em là điều quan trọng, cốt yếu nhất trong việc duy trì sự trị vì của mình. Hắn luôn thích nghe lời tuyên bố hắn là bạn của họ, vì như thế có nghĩa là người nói câu đó không coi thường những việc làm và tiếng tăm nhơ nhớp của hắn.

Một lần Al đã từng bức xúc nói trước báo chí:”Tôi luôn đặt mục tiêu phục vụ cộng đồng. Gần 90% dân Chicago suốt ngày chơi đùa và uống rượu, hưởng dịch vụ giải trí, rượu chất lượng cao mà tôi cung cấp. Trong khi đó, tôi lại không được tôn trọng chỉ vì tôi giàu có”.

Mặc dù không quan tâm tới việc mình đang bị giám sát nhưng ông trùm vẫn không khỏi bực tức khi luôn có 6 cảnh sát theo sát. Họ được lệnh làm cho cuộc sống của Al khó chịu tới mức tối đa, sẵn sàng rút súng khi có chuyện và luôn lượn qua lượn lại trước nhà ông trùm. Nếu có bất kỳ chuyện gì dù nhỏ hay to, họ đều yêu cầu Al tới khai báo ở đồn cảnh sát.

Từ bực tức sang mệt mỏi, Al quyết định tới Miami. Nhưng tại đây mọi việc cũng không thay đổi gì nhiều, thậm chí chính quyền còn “đón tiếp” có vẻ nồng hậu hơn. Tuy vậy, Al, Mae, Sonny vẫn quyết định lập “trụ sở” tại đây. Hắn mua căn nhà 14 phòng kiểu Tây Ban Nha tại số 93 đường Palm Island. Trong nhiều tháng sau đó, hắn sửa chữa lại căn nhà, biến nó thành một pháo đài nhỏ có tường bằng bê tông và những cánh cửa gỗ nặng chịch.

Khu vực Palm Island rơi vào tầm ngắm của thám tử Elmer Irey. Ông giao nhiệm vụ điều tra tài chính của Al cho Frank J. Wilson. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì mọi khoản tiền lớn của Al đều được “rửa” qua một người thứ ba giấu mặt. Tất cả các khoản thanh toán hay chuyển nhượng đều được thực hiện bằng tiền mặt.

Nhưng “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, khoản tiền mua ngôi nhà ở Palm Island lại là một ngoại lệ. Nó là bằng chứng cho một nguồn thu vô cùng lớn của Al.

Cùng lúc đó, trong một động thái của chính phủ, George Emmerson Q. Johnson, một thành viên của mạng lưới chính trị ở miền Tây Scandinavian, được chỉ định làm Tổng chưởng lý ở Chicago. Johnson tập trung tấn công thế giới ngầm của Al Capone.

Mùa xuân năm 1928, bạo lực leo thang trong cuộc đại bầu cử tháng Tư khiến mọi việc vượt quá tầm kiểm soát của cảnh sát. Chính bản thân Johnson là mục tiêu của những cuộc đe dọa đánh bom tự sát. Dù thế lực đứng sau các cuộc bạo động này vẫn trong vòng bí mật nhưng rõ ràng là mục tiêu của chúng không tập trung và các ông trùm tội phạm nhưng lại là thượng nghĩ sỹ Hoa Kỳ Charles Deneen, một chính khách ủng hộ cải cách, và cũng là một thẩm phán.

Tình hình trở nên vô cùng bạo động và hỗn loạn. Đang đứng trên cương vị thị trưởng nên Bill Thompson, kẻ tham nhũng hạng nặng, phải chịu trách nhiệm về con số những nạn nhân, trong đó có cả một chính khách là đối thủ của y. Tuy nhiên Al Capone, lúc này vẫn đang ở Florida, lại là người phải giơ đầu chịu báng trước sự nghi ngờ của dư luận.

Trong khi Mae Capone lo việc trang trí lại căn nhà, thì Al Capone lo lót để trở thành công dân của Miami. Dù bên ngoài tỏ ra rất bình thản, Al vẫn phải âm thầm giải quyết những vấn đề do ông chủ cũ, Frankie Yale gây ra. Các hợp đồng mua bán rượu thường xuyên bị đánh cắp, và Al nghi ngờ Yale đứng đằng sau những vụ ấy. Hắn yêu cầu 6 người cộng tác với mình tới Chicago để bàn bạc chuyện mua bán rượu lậu có liên quan tới Yale. Dường như ông trùm quyền lực này đang muốn thống trị và toàn quyền về nền kinh doanh rượu lậu tại đây.

“Giải quyết” hàng loạt đối thủ và thống trị

Al đã mời 6 bạn hàng của mình ở Chicago và Florida để tìm cách đối phó với trùm Yale quyền lực. Một kế hoạch chung được vạch ra.

Buổi chiều Chủ nhật ngày 1/7, khi Frankie Yale với mái tóc đen dưới chiếc nón Panama rộng vành, mặt bộ complet màu xám nhạt, đang uống rượu tại một quán bar ở công viên Borough, người bồi bàn báo hắn có cuộc gọi điện. Ngay sau đó, hắn vội gác máy và đi ra xe của mình đỗ cách đó không xa.

Nhưng chỉ vài phút sau, tại một ngã rẽ nhỏ trên đường số 44, một chiếc xe ô tô mui kín màu đen chặn xe của Yale lại. Một cơn mưa đạn từ đủ loại súng: súng lục, tiểu liên tự động Tommy… xả vào xe của Yale. Đây là vụ án đầu tiên khẩu Tommy được sử dụng để sát hại một ông trùm tội phạm New York.

Mùa hè năm 1928, Al Capone đặt “tổng hành dinh” tại khách sạn cao cấp bậc nhất Lexington. Hắn chiếm nguyên hai tầng rộng lớn và bề thế. Sau khi “loại” được đối thủ kình địch nhất là Yale, hắn sống như một nhà độc tài với căn hộ có 6 phòng, bố trí nhà bếp cao cấp và đặc biệt để phục vụ cho các bữa ăn của mình. Trong đó, Capone bố trí nhiều lối thoát bí mật trong để trốn thoát khi cần thiết.

Rõ ràng là đối với Capone, luật cấm nấu và bán rượu không thể kéo dài mãi nên hắn bắt đầu thay đổi cách hoạt động truyền thống của mình. Một tờ báo về kinh doanh của Chicago viết rằng vào thời gian đó, Al là ông chủ của một hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh bất hợp pháp. Dù hắn là t

0