18/06/2018, 11:29

8 - 3 - 1911: Ngày quốc tế phụ nữ

Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa năm 1910, họp tại Cô-pen-ha-gen, thủ đô nước Đan Mạch, đã thông qua một quyết nghị quan trọng: Ngày 8 tháng 3 hàng năm được chọn làm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ thế giới. Đề nghị của ba nhà hoạt động xuất sắc là Rô-la Lúc-xăm-bua ...

Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa năm 1910, họp tại Cô-pen-ha-gen, thủ đô nước Đan Mạch, đã thông qua một quyết nghị quan trọng: Ngày 8 tháng 3 hàng năm được chọn làm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ thế giới. Đề nghị của ba nhà hoạt động xuất sắc là Rô-la Lúc-xăm-bua (Ba Lan), Cla-ra Xét-ki-kin (Đức) và Cơ-rúp-xkai-a (Nga) được 100 đại biểu phụ nữ của 17 nước nhất trí tán thành.

Lịch sử ngày 8-3 bắt nguồn từ thành phố Si-ca-gô, một trung tâm công nghiệp của Mỹ, nơi đã từng xuất phát cuộc đấu tranh ngày Một tháng Năm năm 1886.

Cũng như ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa khác, lao động phụ nữ và trẻ em ở Mỹ bị coi rẻ, đồng lương thấp kém, điều kiện ăn ở thiếu thốn. Công nhân đã bị bóc lột nặng nề thì ngường công nhân phụ nữ lại càng vất vả, cùng cực. Ngày 8-3-1899, nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Si-ca-gô đã tiến hành bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặt dầu bị bọn cầm quyền khủng bố dữ dội, chị em công nhân Si-ca-gô được công nhân toàn quốc ủng hộ vẫn không chịu lùi bước. Họ buộc chủ phải chấp nhận yêu sách của họ nhằm cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt.

Thắng lợi bước đầu đã khích lệ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ở Mỹ và ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1909 nhân dân Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" bằng những cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ. Riêng ở thành phố New York, cuộc họp của hơn 3000 phụ nữ đã quyết nghị phản đối chính phủ Mỹ không công nhận quyền bầu cử của họ.

Nghị quyết năm 1910 của Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa đã nêu cao khẩu hiệu ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau thì tiền lương ngang nhau so với nam giới, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Năm sau, đúng vào ngày 8 tháng 3, nữ công nhân cùng với phụ nữ các ngành, các giới nhiều nước đã đứng lên tranh đấu. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công nổ ra ở các nước châu Âu như Pháp, Anh, áo, ý, Đức, Đan Mạch... Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đông đảo phụ nữ các nước lên tiếng phản đối bọn đế quốc, đòi ngăn chặn cuộc chém giết tàn bạo chỉ đem lại lợi nhuận cho bọn tư sản.

Nước Nga xô- viết, quê hương của Cách mạng tháng Mười, Tổ quốc của Lê-ninvĩ đại, là nơi đầu tiên thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Hiến pháp nhà nước xô- viết ghi nhận các quyền chính trị, quyền lao động và học hành, quyền tự do bình đẳng của phụ nữ. Trong xã hội đó, người phụ nữ Xô viết cũng mang hết khả năng của mình để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Lực lượng phụ nữ thế giới đã từng đấu tranh sôi nổi chống chủ nghĩa phát xít và đòi ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ lần thứ hai. Để bảo vệ đất nước thân yêu, phụ nữ nhiều nước đấu tranh đòi hòa bình, công lý và bình đẳng. Nhiều chị em đã hiên ngang ngã xuống trước mũi súng bọn phát xít để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc và gìn giữ tương lai tươi đẹp của con em.

Cuối năm 1945, hội nghị quốc tế phụ nữ đã quyết định thành lập "Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới". Đó là một tổ chức rộng rãi bao gồm phụ nữ các ngành nghề, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, đấu tranh bảo vệ các quyền bình đẳng, chống áp bức bóc lột. Liên đoàn đã đưa ra các yêu sách đòi trả lương ngang nhau đối với những công việc như nhau, đòi ban hành các chính sách bảo hiểm cho lao động phụ nữ, đòi đề ra những biện pháp thiết thực bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Năm 1953, Đại hội quốc tế phụ nữ đã thông qua bản "Tuyên ngôn về quyền phụ nữ", nêu lên các yêu sách cơ bản và đồng thời là cương lĩnh đấu tranh của chị em thế giới. Số thành viên tham gia vào Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới ngày càng đông đảo. Đặc biệt là phụ nữ các nước mới giành được độc lập châu á, châu Phi và Mỹ la tinh đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phong trào. Năm 1975 được coi là "Năm phụ nữ" nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh của phụ nữ thế giới.

Từ năm 1948, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới Phụ nữ Việt Nam đóng góp tích cực vào phong trào phụ nữ thế giới bằng cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc, phụ nữ Việt Nam được chị em phụ nữ thế giới tin yêu và mến phục. Tấm gương chiến đấu dũng cảm của nhiều chị em đã trở thành nguồn cổ vũ mãnh liệt đối với phụ nữ nhiều nước trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết chặt chẽ giữa các lực lượng phụ nữ thế giới, cho sự hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới đã tỏ thái độ đồng tình và ủng hộ thiết thực phong trào phụ nữ nước ta. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước vừa qua, chúng ta nhận được sự viện trợ nhiệt tình về tinh thần và vật chất của Liên đoàn và của nhiều tổ chức phụ nữ trên thế giới.

ý nghĩa ngày 8 tháng 3 ngày càng khắc sâu vào ý thức của các tầng lớp nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ngày 8 tháng 3 được coi như ngày hội biểu dương lực lượng của chị em chúng ta trong sản xuất và công tác, ngày động viên toàn thể chị em đem hết sức lực đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, ngày đoàn kết phụ nữ thế giới trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ.

8-3-1911 Ngày quốc tế phụ nữ

Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa năm 1910, họp tại Cô-pen-ha-gen, thủ đô nước Đan Mạch, đã thông qua một quyết nghị quan trọng: Ngày 8 tháng 3 hàng năm được chọn làm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ thế giới. Đề nghị của ba nhà hoạt động xuất sắc là Rô-la Lúc-xăm-bua (Ba Lan), Cla-ra Xét-ki-kin (Đức) và Cơ-rúp-xkai-a (Nga) được 100 đại biểu phụ nữ của 17 nước nhất trí tán thành.

Lịch sử ngày 8-3 bắt nguồn từ thành phố Si-ca-gô, một trung tâm công nghiệp của Mỹ, nơi đã từng xuất phát cuộc đấu tranh ngày Một tháng Năm năm 1886.

Cũng như ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa khác, lao động phụ nữ và trẻ em ở Mỹ bị coi rẻ, đồng lương thấp kém, điều kiện ăn ở thiếu thốn. Công nhân đã bị bóc lột nặng nề thì ngường công nhân phụ nữ lại càng vất vả, cùng cực. Ngày 8-3-1899, nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Si-ca-gô đã tiến hành bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặt dầu bị bọn cầm quyền khủng bố dữ dội, chị em công nhân Si-ca-gô được công nhân toàn quốc ủng hộ vẫn không chịu lùi bước. Họ buộc chủ phải chấp nhận yêu sách của họ nhằm cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt.

Thắng lợi bước đầu đã khích lệ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ở Mỹ và ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1909 nhân dân Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" bằng những cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ. Riêng ở thành phố New York, cuộc họp của hơn 3000 phụ nữ đã quyết nghị phản đối chính phủ Mỹ không công nhận quyền bầu cử của họ.

Nghị quyết năm 1910 của Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa đã nêu cao khẩu hiệu ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau thì tiền lương ngang nhau so với nam giới, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Năm sau, đúng vào ngày 8 tháng 3, nữ công nhân cùng với phụ nữ các ngành, các giới nhiều nước đã đứng lên tranh đấu. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công nổ ra ở các nước châu Âu như Pháp, Anh, áo, ý, Đức, Đan Mạch... Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đông đảo phụ nữ các nước lên tiếng phản đối bọn đế quốc, đòi ngăn chặn cuộc chém giết tàn bạo chỉ đem lại lợi nhuận cho bọn tư sản.

Nước Nga xô- viết, quê hương của Cách mạng tháng Mười, Tổ quốc của Lê-ninvĩ đại, là nơi đầu tiên thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Hiến pháp nhà nước xô- viết ghi nhận các quyền chính trị, quyền lao động và học hành, quyền tự do bình đẳng của phụ nữ. Trong xã hội đó, người phụ nữ Xô viết cũng mang hết khả năng của mình để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Lực lượng phụ nữ thế giới đã từng đấu tranh sôi nổi chống chủ nghĩa phát xít và đòi ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ lần thứ hai. Để bảo vệ đất nước thân yêu, phụ nữ nhiều nước đấu tranh đòi hòa bình, công lý và bình đẳng. Nhiều chị em đã hiên ngang ngã xuống trước mũi súng bọn phát xít để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc và gìn giữ tương lai tươi đẹp của con em.

Cuối năm 1945, hội nghị quốc tế phụ nữ đã quyết định thành lập "Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới". Đó là một tổ chức rộng rãi bao gồm phụ nữ các ngành nghề, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, đấu tranh bảo vệ các quyền bình đẳng, chống áp bức bóc lột. Liên đoàn đã đưa ra các yêu sách đòi trả lương ngang nhau đối với những công việc như nhau, đòi ban hành các chính sách bảo hiểm cho lao động phụ nữ, đòi đề ra những biện pháp thiết thực bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Năm 1953, Đại hội quốc tế phụ nữ đã thông qua bản "Tuyên ngôn về quyền phụ nữ", nêu lên các yêu sách cơ bản và đồng thời là cương lĩnh đấu tranh của chị em thế giới. Số thành viên tham gia vào Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới ngày càng đông đảo. Đặc biệt là phụ nữ các nước mới giành được độc lập châu á, châu Phi và Mỹ la tinh đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phong trào. Năm 1975 được coi là "Năm phụ nữ" nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh của phụ nữ thế giới.

Từ năm 1948, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới Phụ nữ Việt Nam đóng góp tích cực vào phong trào phụ nữ thế giới bằng cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc, phụ nữ Việt Nam được chị em phụ nữ thế giới tin yêu và mến phục. Tấm gương chiến đấu dũng cảm của nhiều chị em đã trở thành nguồn cổ vũ mãnh liệt đối với phụ nữ nhiều nước trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết chặt chẽ giữa các lực lượng phụ nữ thế giới, cho sự hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới đã tỏ thái độ đồng tình và ủng hộ thiết thực phong trào phụ nữ nước ta. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước vừa qua, chúng ta nhận được sự viện trợ nhiệt tình về tinh thần và vật chất của Liên đoàn và của nhiều tổ chức phụ nữ trên thế giới.

ý nghĩa ngày 8 tháng 3 ngày càng khắc sâu vào ý thức của các tầng lớp nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ngày 8 tháng 3 được coi như ngày hội biểu dương lực lượng của chị em chúng ta trong sản xuất và công tác, ngày động viên toàn thể chị em đem hết sức lực đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, ngày đoàn kết phụ nữ thế giới trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ.

0