10/05/2018, 11:43
6 bí quyết giúp thi tốt IELTS Speaking
6 BÍ QUYẾT GIÚP THI TỐT IELTS SPEAKING Trước khi đi thi, ai cũng đều muốn mình được chuẩn bị tốt về kiến thức lẫn tâm lý. Đặc biệt với IELTS Speaking, tâm lý ổn định là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi đây là thời điểm thí sinh phải đối mặt trực tiếp với giám khảo người nước ngoài. ...
6 BÍ QUYẾT GIÚP THI TỐT IELTS SPEAKING
1. HÃY TỰ ĐẶT CÂU HỎI: “ MẶC TRANG PHỤC GÌ?”
_ Tất nhiên giám khảo sẽ không chấm điểm tiếng Anh dựa vào trang phục của bạn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất khi mặc chúng nhưng cũng không quá lôi thôi, xuề xòa hay quá hở hang, không phù hơp với không gian của một buổi thi nghiêm túc. Những bộ trang phục đơn giản, gọn gang, lịch sự, nhã nhặn sẽ khiến bạn có tâm lý tốt và cũng là cách thể hiện sự tôn trọng giám khảo. Sự lựa chọn trang phục đi thi phụ thuộc vào sở thích của bạn và những qui tắc trang phục tối thiểu trong cuộc sống.
+ Đối với nam, trang phục có thể là quần tây, áo sơ mi, giày tây,…
+ Đối với nữ, trang phục có nhiều sự lựa chọn hơn: áo sơ mi, áo kiểu, váy công sở, quần tây, giày cao gót, giày đế thấp,…
2. ĐIỀU NÊN LÀM KHI BƯỚC VÀO PHÒNG THI:
_ Để tạo ấn tượng tốt, bạn nên chủ động bằng một lời chào, có thể là:
+ Good morning/ afternoon
+ I’m very glad to meet you/ It’s my pleasure to meet you
+ You must be very tired after a long day’s work
=> Không chỉ tạo thiện cảm với giám khảo, lời chào mở đầu cũng tạo sự thoải mái và kết nối với người nghe, giúp bạn tự tin hoàn thành tốt phần thi của mình.
3. TRONG IELTS SPEAKING, NGÔN NGỮ HÌNH THỂ (BODY LANGUAGE) CÓ ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM KHÔNG?
_ Câu trả lời là không. Mặc dù body language có nhiều tác dụng trong tiếng Anh giao tiếp nhưng đối với IELTS Speaking thì đây không phải là cơ sở tính điểm. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ngôn ngữ hình thể là thói quen và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc truyền đạt ý tưởng cùng lời nói, hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên.
4. KHI NÓI NÊN NHÌN VÀO ĐÂU?
_ Trên thực tế là có nhiều giám khảo không nhìn thí sinh. Vì vậy, họ không quan tâm đến ánh mắt bạn nhìn ở đâu. Bạn có thể nhìn đâu đó tùy ý, miễn là điều đó khiến bạn nói trôi chảy. Mặc dù vậy, lời khuyên dành cho bạn vẫn nên duy trì giao lưu bằng ánh mắt với giám khảo để tạo sự kết nối hai chiều.
_ Có một số bạn không có thói quen nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Vì vậy, bạn nên nhìn vào phần giữa của hai mắt hoặc phần trán phía trên mắt người nghe. Điểm nhìn sẽ khiến giám khảo cảm thấy bạn đang nhìn vào mắt nhưng thực tế là bạn đang nhìn vào trán. Với cách này, bạn không còn lo sợ và cảm thấy bất an khi bắt gặp ánh mắt dò xét và nghiêm nghị của người giám khảo.
5. HỎI GÌ KHI KHÔNG NGHE HOẶC KHÔNG HIỂU CÂU HỎI CỦA GIÁM KHẢO:
_ Trong trường hợp giám khảo đưa ra yêu cầu quá nhanh hoặc nói quá nhỏ, bạn có thể mạnh dạn yêu cầu họ nhắc lại bằng một trong những cách sau:
+ I didn’t quite follow what you were saying about “globalization”. Would you mind repeating it?
+ I’m sorry. Would you mind saying it again?
+ Sorry, I’m not exactly sure what you mean. Could you repeat the question, please?
_ Tương tự, khi giám khảo nói một từ hoặc cụm từ nào đó mà bạn không thật sự nắm được, hãy lịch sự hỏi lại:
+ I wonder if you could explain “connectivity” in greater detail?
+ Could I ask you a little more about “e-commerce” in greater detail?
+ I’m sorry, I don’t quite understand what you mean by “status”.
+ I’m afraid I’m not quite clear about what you mean. Would you please explain it?
_ Có rất nhiều bạn thi IELTS Speaking, tuy không nghe rõ câu hỏi hoặc không hiểu rõ yêu cầu đề bài nhưng lại sợ hãi, ngồi im hoặc tự suy diễn theo cách hiểu của mình. Điều đó thật sự không nên vì khi đó, bạn đưa ra câu trả lời lạc đề, không liên quan đến câu hỏi, và đây là lỗi sẽ bị trừ điểm rất nặng trong Speaking. Khi đặt lại câu hỏi với giám khảo, không những bạn chắc chắn yêu cầu dành cho mình mà còn tạo ấn tượng với giám khảo bằng sự giao tiếp tốt. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng việc đặt câu hỏi quá nhiều với giám khảo vì như vậy sẽ tạo cảm giác khó chịu với họ và cho rằng bạn không tập trung vào phần thi.
6. ĐIỀU GÌ NÊN LÀM TRƯỚC KHI RỜI KHỎI PHÒNG THI?
_ Khi bạn kết thúc Part 3 của bài thi cũng là lúc bạn hoàn thành phần thi Speaking. Đừng lạnh lùng đứng lên và rời phòng thi ngay lập tức. Khi đó, hãy thể hiện bạn là một người lịch sự bằng cách gửi một lời chào nhẹ nhàng và nụ cười dễ mến đến vị giám khảo. Đó là cách ứng xử của người có tác phong chuyên nghiệp.