3 cách để loại bỏ cảm xúc tiêu cực
We all have individuals in our life that trigger this feeling in us of resentment. “How dare they!” we think to ourselves. “I would never do that” , we think, “I would never be that selfish” . We can become consumed by people or situations that we feel are ...
Teachers come in all different shapes and sizes. If we choose to come from a more traditional Buddhist perspective, we can come to understand that much of our reality is illusion, a dream, and a learning dream where we have the opportunity to transform ourselves in every frustrating or negative interaction or emotion. The Buddhists tell us that there are three core factors that can help us to transform our negative emotions.
1. Listening
First is listening – true listening, not the kind while you are watching TV or multitasking. True listening when we are conscious and giving our full attention. What happens when we truly listen is it is possible to hear things in a different way instead of the way we are used to hearing things. It is possible to tap into our inner wisdom and find answers that we never imagined.2. Contemplation
Secondly is contemplation. We are such and action based society that it seems unfathomable to take three or four days to mull something over. We have been trained to expect instant gratification and our attention spans have shrunk to the length of a thirty second commercial. It is in contemplation that we reflect on what we have heard in our listening, on what our inner wisdom has communicated and what it means to us.3. Meditation
Third is meditation. Sogyal Rinpoche, in his classic Buddhist text The Tibetan Book of Living and dying, suggests that we meditate with eyes open. Meditation is not about zoning out but rather zoning in, finding our way to that inner peace instead of escaping the chaos – otherwise transformation is not possible. Meditation is not all about chanting or sitting still even – the truth of meditation is said to come in the few moments after meditation, when there is clarity. Meditation is our mental sieve.This is the process in which we can unravel judgment and negative emotions. It is not easy but if we are diligent we can change the way we see things.. so that, as Dr. Wayne Dyer famously says: “When you change the way you look at things, the things you look at change.”
Bản dịch:
Trong cuộc đời mỗi người, dù ít hay nhiều, chúng ta vẫn luôn gặp phải những người làm cho ta oán giận. Chúng ta thầm nghĩ: “Họ dám làm vậy sao!”, “Mình sẽ không bao giờ làm điều đó”, “Chắc chắn mình không bao giờ ích kỷ như vậy”. Thậm chí chúng ta còn trở nên suy sụp tinh thần trước một số người hoặc tình huống mà chúng ta cảm thấy thật quá bất công. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn để đón nhận sự việc theo một cách khác và không cho phép những cảm xúc tiêu cực trở nên lấn át.
Bạn có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào. Nhưng nếu bạn lựa chọn đi theo quan điểm Phật giáo truyền thống, bạn sẽ nhận ra rằng những sự việc ở trên đời hết thảy đều là hư ảo, chúng chỉ giống như một giấc mơ, nơi mà chúng ta không ngừng học hỏi và có cơ hội để thay đổi chính mình trong những cảm xúc tiêu cực và sự việc bất công. Phật gia dạy rằng có ba yếu tố cốt lõi có thể giúp chúng ta hóa giải những cảm xúc tiêu cực của mình.
“Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy tự nhiên sẽ thay đổi.”
1. Lắng nghe
Đầu tiên là lắng nghe – lắng nghe thực sự, chứ không phải là vừa nghe vừa xem ti vi hoặc tranh thủ làm việc khác. Thực sự lắng nghe khi chúng ta tỉnh táo và tập trung. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có thể nghe thấy được mọi thứ theo một cách khác thay vì cách lắng nghe hời hợt thông thường. Nó có khả năng chạm đến trí tuệ sâu xa bên trong mỗi chúng ta và tìm ra câu trả lời mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới.
2. Suy ngẫm
Thứ hai là suy ngẫm. Chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả và thực dụng đến nỗi việc giành ra ba hay bốn ngày để suy nghĩ về một vấn đề là điều quá xa xỉ. Chúng ta được rèn luyện để hài lòng một cách tức thời và sự chú ý của chúng ta chỉ có thể kéo dài 30 giây cho một quảng cáo thương mại. Suy ngẫm là việc tĩnh lặng suy nghĩ về những gì chúng ta nghe được, về những điều mà trí tuệ của nội tâm nhận ra và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta.
3. Thiền định
Thứ ba là thiền định. Sogyal Rinpoche, trong cuốn sách Phật giáo cổ của ông, The Tibetan Book of Living and Dying (Tạng thư sống chết), gợi ý rằng chúng ta có thể ngồi thiền với đôi mắt mở. Thiền định không phải là việc hướng ra bên ngoài mà là nhìn vào bên trong, tìm ra con đường đi đến sự tĩnh lặng bên trong tâm hồn thay vì chạy trốn những hỗn loạn bên ngoài. Thiền định không phải là tụng kinh hoặc ngồi bất động. Sự tĩnh lặng chân chính có thể đến trong một vài khoảnh khắc trong thiền định khi tâm trí được thông tỏ. Thiền định giống như một sự sàng lọc tinh thần.
Đây là quá trình để chúng ta tháo gỡ những phán xét và cảm xúc tiêu cực. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng nếu chúng ta nhẫn nại và siêng năng, chúng ta có thể thay đổi cách thức nhìn nhận sự việc, giống như tiến sĩ Wayne Dyer đã từng nói: “Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy tự nhiên sẽ thay đổi”.