3 Bước Đơn Giản Để Giao Tiếp Bất Kỳ Ai Bằng Tiếng Anh
nguồn kênh sinh viên Trong việc học Tiếng Anh , mình thấy không có gì dễ dàng bằng giao tiếp. Tuy nhiên để giao tiếp được cần nhiều yếu tố như từ vựng, tâm lý, kỹ năng nghe hiểu, phát âm… ...
nguồn kênh sinh viên
Trong việc học Tiếng Anh, mình thấy không có gì dễ dàng bằng giao tiếp. Tuy nhiên để giao tiếp được cần nhiều yếu tố như từ vựng, tâm lý, kỹ năng nghe hiểu, phát âm…
Rất nhiều người than thở với mình rằng, từ vựng của chị rất tốt, ngữ pháp của chị rất chắc, phát âm của chị không đến nỗi nào mà chị không thể nói chuyện được bằng tiếng Anh? Mình thấy khá bất ngờ vì mình thấy việc học tiếng Anh thì không gì dễ bằng giao tiếp.Mình có một số phân tích về các nhóm người khi giao tiếp, bạn thử xem mình thuộc nhóm những người như thế nào?
Vì sao bạn không thể nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh?
Nhóm A: Nhìn thấy Tây là sợ, không thể thốt ra được câu nào.
Nhóm B: Khi nói chuyện thì gật đầu lia lịa và thể hiện rằng mình rất hiểu, nhưng thực ra thì không hiểu gì.
Nhóm C: Bạn có thành thật nói là: “I am sorry, I don’t understand?” nếu bạn không hiểu gì không?
Nhóm D: Bạn thành thật nói rằng bạn không hiểu gì cả và bạn yêu cầu người đó nhắc lại hoặc giải thích lại những gì họ đang nói?
Ok, vậy bạn thuộc vào nhóm người nào?
Cách nào bạn nghĩ là cách tốt nhất khi giao tiếp? Nếu như bạn nói là bạn thuộc nhóm C và nhóm D thì bạn đang làm đúng rồi đấy, qua quá trình giao tiếp với người nước ngoài mình thấy rằng họ rất lịch sự đồng thời cũng rất thích sự thành thật từ phía người đang giao tiếp với mình. Họ không ngần ngại nói chậm lại, kiên nhẫn giải thích để bạn hiểu ý họ đang diễn đạt nhưng lại rất ghét kiểu không hiểu mà nói hiểu.
Tuy nhiên có một chút sự khác biệt giữa phương án C và phương án D, nếu bạn chỉ nói: “I am sorry, I don’t understand” thì gần như cuộc hội thoại đã kết thúc ở đây.
Nhưng nếu bạn sử dụng phương án D thì đó tức là bạn đang sử dụng một chiến lược để NGHE – HIỂU đấy. Dưới đây mình sẽ đưa ra một số chiến lược đơn giản giúp bạn trở thành SUPER-LISTENER mà bạn có thể sử dụng trong bất kỳ cuộc hội thoại nào.
Bước 1: Nếu bạn không hiểu điều gì đó, thì tốt nhất bạn hãy tỏ ra là bạn không hiểu và lịch sự nói rằng:
-
I am sorry, I don’t understand!
-
Or I am sorry, I didn’t catch that!
Cách tốt nhất là bạn để người đang nói chuyện với bạn hiểu rằng bạn không hiểu họ đang nói gì một cách trung thực và chân thật. Không có gì phải xấu hổ về việc này cả. Mình thấy điều này quan trọng và đúng ngay cả khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.
Bước 2: Sau khi đã thành thật thừa nhận rằng bạn chẳng hiều gì cả thì bạn hãy hỏi lại người kia như sau:
-
Could you please write it down?
-
Could you please repeat that?
-
Could you please speak more slowly?
-
Could you please speak it in a different way?
Cách số 4 thực sự hữu dụng, ngay cả trong tiếng mẹ đẻ nhé. Thi thoảng việc bạn nói là: “I am sorry, I don’t understand”. Nhưng người ta lại nói lại với bạn theo cách nói cũ và nó chẳng có hiệu quả chút nào, bạn vẫn chẳng hiểu gì cả. Lúc này bạn cần phải nghe bằng sự diễn đạt khác, với các từ ngữ khác.
Bước 3: Check lại xem bạn đã thực sự hiểu câu hỏi chưa? Cách tốt nhất là bạn nhắc lại câu hỏi của người hỏi. Bạn có thể hỏi là:
-
So what you saying is…
-
So what you mean is...
-
I think I get what you’re saying…
Tới đây, bạn có thể từ từ diễn tả câu trả lời của bạn. Hãy dùng từ ngữ đơn giản nhất có thể để diễn tả ý kiến của mình nhé.
>>
>>