18/06/2018, 11:49

22-9-1940 :Pháp ký hiệp ước thỏa thuận cho phát xít Nhật sử dụng lãnh thổ Bắc Kỳ vào những mục đích quân sự. Nhật đưa quân vào Đông Dương.

Chiều ngày 30-8-1940, tướng Nishihara đã gặp và yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Đờcu thực hiện điều khoaûng cuối cùng của bản hiệp ước vừa ký ở Tôkiô về việc ký tiếp một thỏa ước về quân sự, đồng thời đưa ra một dự thảo những yêu sách của phía Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng một số sân bay, ...

Image

Chiều ngày 30-8-1940, tướng Nishihara đã gặp và yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Đờcu thực hiện điều khoaûng cuối cùng của bản hiệp ước vừa ký ở Tôkiô về việc ký tiếp một thỏa ước về quân sự, đồng thời đưa ra một dự thảo những yêu sách của phía Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng một số sân bay, được đóng quân và hành quân trên lãnh thổ Bắc Kỳ, và hạn định phía Pháp phải trả lời trước tối 2-9.

Chiều ngày 30-8-1940, tướng Nishihara đã gặp và yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Đờcu thực hiện điều khoaûng cuối cùng của bản hiệp ước vừa ký ở Tôkiô về việc ký tiếp một thỏa ước về quân sự, đồng thời đưa ra một dự thảo những yêu sách của phía Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng một số sân bay, được đóng quân và hành quân trên lãnh thổ Bắc Kỳ, và hạn định phía Pháp phải trả lời trước tối 2-9. Đờcu muốn tranh thủ tìm kiếm khả năng can thiệp của Mỹ nên kéo dài cuộc thương lượng. Ngày 6-9, Nhật đưa một tiểu đoàn từ Quảng Tây (Trung Quốc), vượt biên giới vào Đông Dương để cảnh cáo Pháp. Ngày 19-9-1940, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Matsuoka thông báo cho đại sứ Pháp tại Nhật biết rằng, dù hiệp ước có được ký kết hay không, thì 22-9 quân Nhật vẫn tiến vào Đông Dương. Đồng thời, tướng Nishihara cũng tuyên bố sẽ rời khỏi Hà Nội ngày 21-9, cắt đứt thương lượng. Trước sức ép của Nhật, ngày 22-9, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, tướng Máctanh (Martin) phải ký vào một văn bản do tướng Nishihara đã sọan sẵn, trong đó có điều khoaûn chính như sau:

1- Quân Nhật được sử dụng 3 sân bay lớn ở Bắc Kỳ (Gia Lâm, Hải Phòng, phủ Lạng Thương).

2- Bộ tư lệnh quân đội Nhật có quyền đóng 6.000 quân ở khu vực phía bắc sông Hồng.

3- Quân đội Nhật có quyền hành quân qua Bắc Kỳ để đánh quân Trung Quốc ở Vân Nam, nhưng tổng số quân Nhật có mặt ở Đông Dương không lúc nào được vượt quá 25.000 người.

4- Sư đoàn quân Nhật đóng ở Quảng Tây có quyền mượn đường qua Bắc Kỳ để ra biển.

Như vậy, về thực chất hiệp ước trên được coi như một văn kiện đầu hàng của thực dân Pháp đối với Nhật ở Đông Dương. Cũng trong chiều 22-9, quân Nhật từ Quảng Tây, bắt đầu vượt qua biên giới, bằng nhiều ngả bao vây và tấn công Pháp ở Lạng Sơn, những ngày sau đó quân Nhật lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ…thực dân Pháp hòan toàn không kháng cự nổi.

Từ đây, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VII (11-1940) đánh giá: “Xứ Bắc Kỳ đã hoaøn toàn biến thành căn cứ quân sự của Nhật”.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 317.

0