18/06/2018, 11:49

12-3-1945 :Hội nghị Ban thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật – Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của ...

Image

Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật – Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trường Chinh.

Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật – Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trường Chinh. Cuộc họp bắt đầu đúng lúc Nhật nổ súng đánh Pháp ở Hà Nội và trên toàn Đông Dương. Hội nghị phân tích những nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự kiện này và tiên đoán trước khả năng thắng lợi của Nhật sẽ đè bẹp sự kháng cự của Pháp. Hội nghị đã theo giõi chặc chẽ những diễn biến của tình hình và nhận định rằng sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã đặt Đông Dương vào một cuộc khủng hoaûng chính trị sâu sắc, tạo những điều kiện làm chín mùi nhanh chóng thời cơ cách mạng ở Đông Dương, đặt Đông Dương vào thời kỳ “Tiền khởi nghĩa” và nhiệm vụ của Đảng lúc này là phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi cơ hội đến. Hội nghị xác định: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính – kẻ thù cụ thể, trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương”, khẩu hiệu hành động lúc này là “Đánh đuổi phát xít Nhật” và đề ra mục tiêu “Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân”. Hội nghị cũng đề ra nhiều vấn đề cụ thể, các hình thức đấu tranh nhằm phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa và khẳng định tinh thần dựa vào sức mình là chính. Toàn bộ những nội dung cơ bản của Hội nghị đã được phản ánh trong văn kiện lịch sử Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đề ngày 12-3-1945.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 385.

0