207 (Đinh Hợi) :Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm
Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước. Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm ...
Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước.
Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước. Sau đó, Sĩ Nhiếp sai người thân tín là Trương Mân đem lễ vật sang cống tận kinh đô nhà Hán. Hồi ấy, tình hình Trung Quốc rất nhiễu loạn, đường đi bị đứt nghẽn, thế mà Sĩ Nhiếp vẫn không bỏ cống, vì thế vua Hán lại hạ chiếu cho Sĩ Nhiếp làm An viễn tướng quân, tước Long độ đình hầu. Còn Lại Cung, người của Lưu Biểu, không sang được Giao Châu. Vì Ngô Cự được cử đi cùng Lại Cung vốn ghét Lại Cung, khi đến quận Thương Ngô, Cự đem quân đánh Cung. Cung phải chạy về huyện Linh Lăng, không đi sang Giao Châu được nữa. Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm, nhân dân được làm ăn yên ổn. Những Nhân sĩ lánh nạn từ Trung Quốc sang đều được Sĩ Nhiếp đón tiếp tử tế. Sĩ Nhiếp ham đọc sách Xuân Thu, có làm lời chú giải. Khi làm quan, Sĩ Nhiếp cho mở nhiều trường dạy học tiếng Hán, khi mất được chôn cất ở Giao Châu nên đến cuối thế kỷ thứ IV, được dựng miếu thờ và đến thế kỷ thứ VIII, đời Trần Thái Tông, trong một dịp phong thần, Sĩ Nhiếp được phong thành Đại vương. Từ đấy, người ta gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương. Các chúa Trịnh Tạc ở thế kỷ XVII và Trịnh Sâm ở thế kỷ XVII đều ra lệnh chỉ tôn Sĩ Nhiếp là “Văn tự chi tổ”. Trong các sách sử của ta, chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện Sĩ Nhiếp thành một kỷ riêng, coi như vua của một triều đại. Như vậy là không đúng. Các sử thần đời Nguyễn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã sửa lại sự kiện này.
Nguồn:Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 23-24.