18/06/2018, 11:55

30-12-1972 :Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc.

Trước những tổn thất hết sức nặng nề và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận rộng rãi trên toàn thế giới, Níchxơn buộc phải ra lệnh ngừng các cuộc ném bom miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 20 trở ra kể từ 7 giờ sáng ngày 30-12. Trước những tổn thất hết sức nặng nề và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận rộng ...

Image

Trước những tổn thất hết sức nặng nề và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận rộng rãi trên toàn thế giới, Níchxơn buộc phải ra lệnh ngừng các cuộc ném bom miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 20 trở ra kể từ 7 giờ sáng ngày 30-12.

Trước những tổn thất hết sức nặng nề và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận rộng rãi trên toàn thế giới, Níchxơn buộc phải ra lệnh ngừng các cuộc ném bom miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 20 trở ra kể từ 7 giờ sáng ngày 30-12. Chiến dịch “Lainơbêccơ II” đã kết thúc thất bại.

Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 726 lần chiếc B52, gần 2.000 chiếc máy bay chiến thuật đánh phá miền Bắc. Riêng Hà Nội, Mỹ sử dụng 444 lần chiếc B.52 và 1.000 máy bay chiến thuật, ném xuống hơn 10.000 tấn bom giết chết 2.380 người, làm bị thương 1.355 người, phá hỏng 7 trong số 9 ga xe lửa, 4 trong số 5 cầu, 4 trong số 5 bến phà, cảng sông Hồng không còn hoạt động được, 1/3 số nhà máy, xí nghiệp, 5 bệnh viện, Đài tiếng nói Việt Nam và nhiều công trình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa bị phá hủy hoặc thiệt hại nặng, 67 xã ngoại thành và 39 khối phố nội thành bị đánh phá. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã trút suống Hà Nội một khối lượng bom đạn khổng lồ, tương đương sức công phá của hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản tháng 8-1945.

Trong 12 ngày đêm, quân dân miền Bắc đã chiến thắng vẻ vang, bắn rơi 81 máy bay (có 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111), tiêu diệt và bắt hàng trăm giặc lái, bắn cháy 9 tàu chiến. Trong chiến thắng chung đó, quân dân thủ đô Hà Nội đã lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” bắn rơi 23 máy bay B.52, 2 máy bay F.111, đập tan “thần tượng B.52” của không quân chiến lược Hoa Kỳ và bẻ gãy âm mưu của Níchxơn hòng buộc Việt Nam trở lại Hội Nghị Pari với thế yếu trong cuộc đàn phán.

Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 478.

0