03/06/2018, 23:29

2 loại bệnh ngoài da thường gặp ở tuổi học sinh

Bệnh ngoài da là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Sau đây là . Mời các bạn tham khảo. Lang ben Có người gọi là lông ben, có người gọi là lang ben, có người gọi là bạch biến! Chẳng biết tiếng nào đúng để chỉ cái bệnh ngoài da khó chịu của hầu hết các ...

Bệnh ngoài da là  một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Sau đây là . Mời các bạn tham khảo.

Lang ben

Có người gọi là lông ben, có người gọi là lang ben, có người gọi là bạch biến! Chẳng biết tiếng nào đúng để chỉ cái bệnh ngoài da khó chịu của hầu hết các em trong tuổi học trò. Nó là những đốm trắng, hồng nhạt, lốm đốm hoặc từng về to, có khi lan tràn cả mặt xuống ngực, lưng, tay chân v.v… Nó khó coi vì cái sự lốm đốm đó, nó lại khó chịu vì ngứa ngáy và lại hay lây.

Chắc em còn nhớ một chuyện trong cuốn tập đọc vui lớp tư (lớp 2 bây giờ) kể rằng có thằng bé ở dơ, nằm mơ thấy cây cối mọc trên người, tỉnh dậy hắn hoảng sợ không còn dám ở dơ nữa. Loại lông ben hay lang ben này chính thực là loại “cây” mọc trên người chúng ta đó. Nhưng khổ nỗi các em “ở sạch” vẫn có thể bị như thường, vì nó vốn là một thứ nấm mọc trên da người. Đặc tính: hay lây, ngứa ngáy và lan tràn. Người có da càng đen thì đốm trắng càng nổi bật rất khó coi. Nó khác chứng bạch tạng (albinisme) xảy ra ở một số người, có tính bẩm sinh và nguyên nhân là do các tế bào tiết chất mélanin ở da một vùng nào đó không chịu làm việc hay làm việc kém đi. Bệnh này rất khó chữa (không phải chỉ ở da, mà có khi ở tóc và mắt nữa). Những người còn trẻ có tóc bạc, có thể do bệnh bạch tạng, nó không lấy và không ngứa ngáy như benh lang ben nói trên.

Dĩ nhiên, để định bệnh chính xác, em nên đến thăm một bác sĩ. Nhưng trước tiên tôi đề nghị em thử dùng một vài loại thuốc thông thường vô hại và rẻ tiền để chữa xem sao, một vài tuần có thể biết rõ kết quả ngay.

Chẳng hạn, em có thể dùng loại thuốc có tên antimycose thoa chấm mỗi ngày một lần trong vòng một tuần lễ: mỗi lần chấm như vậy rát lắm, nhưng đã ngứa và thấy “đáng đời” cho cái lũ nấm mọc bậy bạ trên da người ta! Những ngày đầu vết trắng có vẻ trắng hơn lên, không sao cả. Sau một tuần em ngưng thuốc và khoảng một tuần nữa, các vết trắng lốm đốm sẽ bay mất lúc nào không hay. Khổ nỗi lâu ngày chúng lại mọc lại. Có lẽ là do những quần áo, khăn v.v… của chúng ta vẫn còn chưa khử hết nấm, nên có dịp là chúng hoành hành ngay.

Em cũng có thể dùng một dung dịch alcool iodé 1% thoa mỗi ngày vài ba lần, kết quả khả quan, nhưng hơi lâu một chút. Hiện nay có nhiều thuốc hiệu nghiệm. Nên hỏi ở bác sĩ da liễu.

Mồ hôi tay

Cái thứ mồ hôi tay này khó chịu lắm! Một số em gái, hơn ai hết, đã biết nỗi bực mình vì cái bệnh này.

Nó bực mình vì tuổi em đang cầm viết mà nhiều khi mồ hôi ra ướt nhẹp, nắm viết hết vững, viết tuột khi nào không hay. Có khi mồ hôi làm lem ướt giấy, vở, bài làm trông dơ dáy… Nhất là những lúc thêu thùa càng khổ. Tôi nghe nói có em mồ hôi nhỏ ra từng giọt trên ngón tay. Tôi có một bà dì cũng bị cái bệnh này, lúc đi học thì ướt viết, ướt giấy; lúc ra trường đi dạy thì ướt phấn… thường hỏi tôi cách chữa, tôi chỉ cười nói lấy chồng thì hết! Mà thực, nhiều người bị bệnh mồ hôi tay đã khỏi khi lập gia đình.

Các em đều biết là các tuyến mồ hôi ở da chúng ta có “bổn phận” bài tiết mồ hôi để thải chất độc và điều hoà thân nhiệt. Nhiệt độ cao và sự hoạt động của bắp thịt là hai yếu tố chính gây ra sự đổ mồi hôi. Tuy nhiên, khi sợ hãi ta cũng “toát mồ hôi lạnh” phải không? Vì thế, yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng, bởi các tuyến mồ hôi do hệ thần kinh trực giao cảm điều khiển và hệ thần kinh này thuộc loại thần kinh thực vật, tự động.

Người ta thấy bệnh mồ hôi tay thường có ở các em gái, trong lứa tuổi học trò. Nguyên nhân sự đổ mồ hôi tay phần lớn là do sự xúc cảm quá độ, sợ hãi quá độ. Chẳng hạn, một em lúc bình thường thì không hề chi, nhưng khi bị gọi trả bài hoặc lên làm bài trên bảng thì mồ hôi túa ra ở hai bàn tay. Sự kiện đó là hiện tượng rối loạn tâm thể. Khi xúc cảm mạnh là có mồ hôi đổ ra tại các tuyến mồ hôi ở bàn tay, ở nách và ở mặt, cũng giống như một loại đổ mồ hôi khác – thường ở con trai gọi là đổ mồ hôi phản xạ, khi nuốt nhanh một thức ăn, thức uống cay quá, nóng quá! Thứ đổ mồ hôi phản xạ này thường ở các tuyến vùng mặt, nhất là ở mũi. Hôm nào, em thử để ý các ông anh em trai háu ăn của em xem có phải thường bị đổ mồ hôi ở vùng mũi trong khi ăn không nhé!

Thầy thuốc sẽ giúp em điều trị với những thứ thuốc thích ứng tùy trường hợp. Tuy nhiên, như em đã biết, các loại thần kinh trực giao cảm đều chịu ảnh hưởng của xúc động: các em bị đổ mồ hôi tay thường là các em quá nhạy cảm, sợ hãi, nhút nhát quá đáng. Đó cũng là lý do tại sao khi em còn trẻ bị đổ mồ hôi tay mà khi lớn lên, lập gia đình rồi thì hết! Vì lúc đó người ta không còn “nhạy cảm” nữa, có khi người ta còn trửo thành “sư tử” nữa kia! Sư tử đâu có đổ mồ hôi phải không? Vậy, em có thể “tự chữa” bằng cách giảm bớt tính xúc cảm đi, tự kỷ ám thị là “không có gì phải sợ”; có thể thở hơi dài, nín thở lâu một chút sau khi thở ra (tức là em tăng cường hệ thần kinh đối giao cảm để chống lại sự cảm xúc quá độ do hệ trực giao cảm gây ra) cũng làm bớt mồ hôi tay.

Tôi cũng có nghe người ta chỉ vài loại thuốc ngoại khoa như thoa nghệ v.v… Có người chữa bằng thuốc bắc phối hợp với châm cứu. Tôi không thể quả quyết ra sao nhưng trong những trường hợp này dù sao cũng có ảnh hưởng về phương diện tâm lý.

Tóm lại, chữa chứng đổ mồ hôi tay này thuốc men chỉ là phụ mà yếu tố tâm lý mới là quan trọng, bởi đó là một loại bệnh” do xúc động gây ra.

Trên đây là 2 loại bệnh ngoài da thường gặp nhất ở tuổi học sinh mà chúng tôi đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự hữu ích dành cho tất cả bạn đọc. Xin cảm ơn.

0