1802 :Triều Nguyễn được thiết lập.
Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu. Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu. Đến năm 1802, triều đại Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn. Tháng 5 ...
Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu.
Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu. Đến năm 1802, triều đại Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.
Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn do vua Cảnh Thịnh (tức Nguyễn Quang Toản), đứng đầu, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Thuận Hóa (Huế), phục hồi lại chính quyền phong kiến của các chúa Nguyễn trước đó đã bị phong trào Tây Sơn lật đổ (1777), mở đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn, vua Gia Long bắt tay ngay vào việc xây dựng chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Chế độ đó ngày càng được củng cố chặt chẽ, đặc biệt dưới triều vua Minh Mệnh (1820-1840)(*).
(*) Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.299
o 1815: Ban hành bộ Quốc triều luật lệ - (luật Gia Long).
Bước sang thế kỷ XIX, từ năm 1811, Gia Long sai đình thần biên soạn một bộ luật mới, lấy tên là Hoàng triều luật lệ, còn gọi là Quốc triều hình luật hay Bộ luật Gia Long. Bộ luật này được biên soạn trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh và Bộ luật Hồng Đức (thời Lê Thánh Tông). Bộ luật Gia Long được thi hành trong suốt các triều đại của nhà Nguyễn. Các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức…chỉ có bổ sung, thêm bớt một số điểm cụ thể vào các điều quy định. Bộ luật Gia Long được biên soạn từ năm 1811 đến năm 1815 mới hoàn thành, gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Các điều khoản luật được chia làm 6 loại, tương ứng với việc phân chia công việc của triều đình thành sáu ngành do sáu bộ phụ trách. Điều này cũng giống như bộ luật Hồng Đức
Nguồn:Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.305