18/06/2018, 11:43

1777 (Đinh Dậu) :Phong trào nông dân Tây Sơn đánh đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đường tron

Tượng Tây Sơn tam kiệttại Bảo tàng Quang Trung Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Tượng Tây Sơn tam kiệt tại Bảo tàng Quang Trung Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn ...

Image

Tượng Tây Sơn tam kiệttại Bảo tàng Quang Trung Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Tượng Tây Sơn tam kiệt

tại Bảo tàng Quang Trung

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Lợi dụng mâu thuẫn giữa các bè phái trong nội bộ giai cấp thống trị, nhằm cô lập kẻ thù, Nguyễn Nhạc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa, khôn khéo đưa ra khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Nhờ có sách lược khôn khéo đó, nghĩa quân Tây Sơn đã nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp ủng hộ, cô lập phe phái Trương Phúc Loan.(*)

Năm 1772, nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng, thanh thế lan rộng nhanh chóng. Đến giữa năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn lên tới hàng vạn người, nghĩa quân bắt đầu tiến đánh thành Quy Nhơn và giành thắng lợi lớn. Cuối năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát một vùng rộng lớn kéo dài từ phía nam Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Đến năm 1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ làm tiết chế đánh chiếm được thành Gia Định (Sài Gòn). Nhưng sau khi nghĩa quân rút về Quy Nhơn, quân Nguyễn chiếm lại Gia Định.

Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng Vương (Tây sơn Vương), phong Huệ làm Phụ chính, Lữ làm Thiếu phó

Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tiến đánh quân Nguyễn tại Gia Định lần thứ hai. Quân Nguyễn bị đánh bại hoàn toàn, chúa Nguyễn là Thái thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân chính Vương Nguyễn Phúc Dương bị bắt và bị giết. Kể từ đây, nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đường trong bị sụp đổ hoàn toàn.

(*) Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.279.

Nguồn:Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp

0