100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945
100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp ...
100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
Đến với: các bạn sẽ có nguồn tài liệu hay, bổ ích và chất lượng. Hy vọng, tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và mở rộng kiến thức khi học môn Lịch sử phần Lịch sử Việt Nam chương 2.
100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Các tổ chức cách mạng Việt Nam
Mời làm: Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945 Online
Câu hỏi trắc nghiệm phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945
Câu 1. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là
A. xác định hai nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến.
B. xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cách mạng ruộng đất.
C. xác định vai trò lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
Câu 2. Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về nhiệm vụ dân tộc được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?
A. Nhiệm vụ dân chủ được đặt ra ở mức độ nhất định và cũng để nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. Nhiệm vụ dân tộc tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.
C. Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện Việt Nam.
D. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
Câu 3. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A. nông dân. B. công nhân.
C. tư sản dân tộc. D. tiểu tư sản trí thức.
Câu 4. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 5. Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) xác định lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền là
A. giai cấp công nhân và nông dân.
B. giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản.
C. giai cấp công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân, tư sản và địa chủ.
Câu 6. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) gây ra đối với xã hội Việt Nam là
A. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
B. mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
C. nông dân phải chịu cảnh sưu cao, lãi nặng, giá nông phẩm thấp.
D. nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
Câu 7. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân
Câu 8. "Đả đảo đế quốc", "Đả đảo phong kiến" là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1930 – 1945?
A. Phong trào 1936 – 1939. B. Phong trào 1932 – 1935.
C. Phong trào 1930 – 1931. D. Phong trào 1940 – 1945.
Câu 9. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. công nhân bãi công nhân ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1930).
B. cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình (4 – 1930).
C. cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên (12 – 9 – 1930).
D. thành lập Xô viết Nghệ – Tĩnh (9 – 1930).
Câu 10. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng.
A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
C. Lần đầu tiên chính quyền thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ.
D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 11. Điểm khác biệt căn bản của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh so với các hình thức chính quyền trước đó là gì?
A. Đó là chính quyền đầu tiên giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Đó là chính quyền công – nông – binh.
C. Đó là chính quyền do nhân dân thành lập, phục vụ lợi ích cho nhân dân.
D. Đó là chính quyền giống các Xô viết ở nước Nga.
Câu 12. Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 có đặc điểm như thế nào?
A. Bước vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng.
B. Phục hồi và có bước phát triển hơn so với trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập ngày càng sâu và nền kinh tế.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến tiếp tục được duy trì và phát triển.
Câu 13. Khẩu hiệu đấu tranh về chính trị của công- nông trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là
A. tăng lương, giảm giờ làm.
B. giảm sưu, giảm thuế.
C. "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc"! "Đả đảo phong kiến"!. "Thả tù chính trị"!
D. "Nhà máy về tay thợ thuyền", "Ruông đất về tay dân cày"
Câu 14. Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930- 1931 phát triển đạt đỉnh cao?
A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
B. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.
D. Thực hiện liên minh công nông bền vững.
Câu 15. Luận cương chính trị của Đảng (10 - 1930) có hạn chế nào dưới đây?
A. chưa nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
C. chưa xác định đúng tính chất và đường lối chiến lược của cách mạng.
D. chưa thấy vai trò lãnh đạo của Đảng.
Câu 16. Vì sao trong phong trào 1930 – 1931, Nghệ An - Hà tỉnh là nơi phong trào diễn ra mạnh nhất?
A. Là nơi có đội ngủ Đảng viên đông đảo nhất.
B. Là quê hương của Nguyễn Ái Quốc.
C. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh hùng, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
D. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất
Câu 17. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công – nông.
C. Đảng tập dượt trong thực tiễn đấu tranh.
D. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
Câu 18. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện liên minh công nông vững chắc.
B. Phong trào giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân – phong kiến.
C. Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương, thành lập Xô viết.
D. Đấu tranh liên tục từ Bắc chí Nam.
Câu 19. Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:
A. đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến trên cả nước ta
B. đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai
C. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, của dân, vì dân
D. khẳng định quyền làm chủ ruộng đất của nông dân
Câu 20. Vì sao chính quyền được ở Nghệ An – Hà Tỉnh thành lập năm 1930 gọi là Xô-viết.
A. Chính quyền đầu tiên của công nông
B. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga)
C. Hình thức chính quyền theo nhà nước kiểu mới.
D. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải về