14/01/2018, 22:45

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 6 học kì 2 trường THCS Trường Xuân, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 6 học kì 2 trường THCS Trường Xuân, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017 Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 6 Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 6 Kì thi cuối học kì 2 đang đến gần, ...

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 6 học kì 2 trường THCS Trường Xuân, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 6

Kì thi cuối học kì 2 đang đến gần, VnDoc xin gửi tới các em học sinh lớp 6: , giúp các em có thêm tài liệu học tập nghiên cứu, học tốt Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 6 nói riêng. Chúc các em đạt điểm kết quả tốt trong các kì thi Lịch sử sắp tới.

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 6 học kì 2

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My năm 2015 - 2016

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2016 - 2017

Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Đồng Tháp
Trường THCS Trường Xuân
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HKII
MÔN: LICH SỬ - KHỐI 6
NĂM HỌC: 2016 – 2017

I. PHẦN LÝ THUYẾT

Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN dến thế kỉ I có gì đổi thay?

A. Tình hình Âu Lạc:

- Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc làm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc

  • Châu: Thứ sử
  • Quận: Thái thú, đô úy
  • Huyện: Lạc tướng

B. Chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc:

  • Áp bức bóc lột bằng tô thuế và cống nạp.
  • Cho người Hán sang ở lẫn với người Việt bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ. Đồng hóa dân tộc ta.

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:

a) Nguyên nhân:

  • Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán
  • Thi Sách bị nhà Hán giết hại

b) Mục tiêu: Giành độc lập dân tộc, nối nghiệp vua Hùng

c) Diễn biến:

  • Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
  • Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu.
  • Tô Định hoảng sợ chạy về nước.

d) Kết quả: Giành thắng lợi, độc lập dân tộc.

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập:

  • Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, phong chức cho người có công.
  • Lạc tướng giữ quyền cai quản các huyện.
  • Bãi bỏ luật pháp người Hán, xá thuế hai năm liền cho dân.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm (42 - 43) diễn ra như thế nào?

  • Thời gian kháng chiến: 4/42 – 11/43
  • Mã Viện chỉ huy hai đạo quân gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 ngàn xe thuyền các loại và nhiều loại dân phu.

* Những trận đánh chính:

  • Quân ta tấn công Hợp Phố, quân ta dũng cảm chiến đấu và rút khỏi Hợp Phố.
  • Tại Lãng Bạc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân ta lùi về giữ Mê Linh, Cổ Loa, Cấm Khê.

Tháng 3/42 Hai Bà Trung hi sinh trên đất Cấm Khê.

  • Màu thu năm 44 Mã Viện thu quân về nước

* Ý nghĩa:

Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc

Bài 19: Từ sau Trung Vương dến trước Lý Nam Đế (I - VI)

1. Chế độ cai trị của các triều dại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – VI:

  • Dầu thế kỉ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu, Giao Châu.
  • Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
  • Thu nhiêu thứ thuế: Muối, sắt, cống nộp (thợ khéo)
  • Đua người Hán sang ở lẫn với người Việt theo phong tục tập quán của họ muốn đồng hóa dân tộc ta.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I - IV có gì thay đổi:

- Nhà Hán độc quyền về sắt nhưng nghề sắt ở Châu Giao vẫn phát triển

- Nông nghiệp phát triển

  • Sử dụng phổ biến sức kéo trâu bò
  • Đắp đê phòng lụt trồng lúa 2 vụ/ năm
  • Nghể gốm dệt vải phát triển
  • Các sản phẩm nông nghiệp thủ công nghiệp đem bán tại các chợ làng chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Bài 20: Từ sau Trung Vương dến trước Lý Nam Đế (TT)

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI:

Thời Văn Lang – Âu Lạc Thời kì bị đô hộ
Vua Quan lại đô hộ
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán
Nông dân công xã Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì Nô tì

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

Tổ tiên ta kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục, nếp sống, đồng thời còn tiếp nhận tinh hoa văn hóa của Trung Quốc và các nước khác.

4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

a) Nguyên nhân: Không cam chịu kiếp sống nô lệ

b) Diễn biến:

  • Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa)
  • Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh Cửu Chân, và sau đó đánh khắp Giao Châu
  • Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đánh

c) Kết quả:

  • Cuộc khởi nghĩa bị đán áp.
  • Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng

d) Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

  • Chia lại nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
  • Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.
  • Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí

2. Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

  • Lí Bí (gọi là Lí Bôn), quê ở Thái Bình giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu, vì câm ghét bọn đô hộ

ông đã từ quan về quê và liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.

  • Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa: Triệu Túc, Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều.
  • Chưa đầy ba tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.
  • Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) đặt tên nước là Vạn Xuân đóng đô ở sông Tô Lịch Hà Nội, lập triều đình với hai ban: Ban văn, ban võ

* Ý nghĩa: Thể hiện ý bất khuất, tinh thần yêu nước của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

3. Chống quân Lương xâm lược:

  • Tháng 5/542 nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân theo hai đường thủy bộ tiến vào nước ta.
  • Quân của địch mạnh, Lý Nam Đế chống cự không nổi lui về giữ thành ở của sông Tô Lịch thành vỡ. Lí Bí rút về giữ thành Gia Ninh, rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó rút về động Khuất Lão.
  • Năm 548 Lý Nam Đế mất.

4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

  • Triệu Quang Phục được Lí Bí tin cậy và trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương ở hồ Điển Triệt
  • Triệu Quang Phục lui về Dạ Trạch tổ chức du kích.
  • Cuộc kháng chiến dằn co, kéo dài dến 550 nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên về nước Triệu Quang Phục phản công kháng chiến thắng lợi.

5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thức như thế nào?

  • Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) tổ chức lại chính quyền
  • Hai mươi năm sau Lý Phật Tử cướp ngôi Triệu Việt Vương, lên ngôi tự xưng là Lý Nam Đế.
  • Năm 603 mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt dải về Trung Quốc.

Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?

  • Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An nam đô hộ phủ. Các châu huyện do người Trung Quốc cai trị.
  • Nhà Đường tiến hành sửa sang đường giao thông để cai trị
  • Đặt ra nhiều thứ thuế mới, nhân dân phải cống nộp sản vật quý, nhất là quả vải

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VII)

  • Mai Thúc Loan ở làng Mai Phụ, huyện Trạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh
  • Đầu thế kỉ thứ VII khởi nghĩa Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Cuâ hưởng ứng
  • Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Xa Nam (Nghệ An) xưng đế (Mai Hắc Đế)
  • Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm – pa tấn công Tống Bình, Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về nước
  • Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776- 791)

  • Phùng Hưng quê ở Đường Lâm, Hà Nội. Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân ở Đường Lâm khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng sao đó nghĩa quân tấn công và chiếm Tống Bình sắp đặt việt cai trị.
  • Năm 783, Phùng Hưng mất Phùng an nối nghiệp
  • Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng
0