02/07/2018, 18:23

Văn minh Phương Tây: Cải cách Tôn giáo TK 16, rung chuyển châu Âu và Sự hưng khởi của tầng lớp trung lưu thành thị

Ba vị Quốc vương châu Âu TK 15 và 16, (từ trái qua phải là Vua Louis XI của Pháp, vua Ferdinand của Tây Ban Nha và vua Henry VIII của nước Anh) Lê Quỳnh Ba chuyển ngữ Qua công bố của Martin Luther, Tin Lành đã phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội Công giáo. Cải cách Tin lành phát sinh ...

1

Ba vị Quốc vương châu Âu TK 15 và 16, (từ trái qua phải là Vua Louis XI của Pháp, vua Ferdinand của Tây Ban Nha và vua Henry VIII của nước Anh)

Lê Quỳnh Ba chuyển ngữ

Qua công bố của Martin Luther, Tin Lành đã phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội Công giáo. Cải cách Tin lành phát sinh ở nhiều vùng châu Âu, đặc biệt là ở các thành phố, đưa ra các hình thức mới của lòng mộ đạo và sự thờ phượng.

Một sự hồi sinh đức tin vĩ đại được châm ngòi bởi một người bị đẩy đến bên bờ thất vọng, như 1 sự bùng nổ về bất ổn xã hội và xung đột chính trị cay đắng, làm cho những kẻ thù cũ cuốn vào những cuộc chiến tranh mới đầy nước mắt và rung chuyển tận đáy những tín đồ Thiên Chúa giáo.

Khi các thành phố phát triển, tầng lớp trung lưu mới có ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo. Cải cách, các phản ứng, giáo điều mới, thực dụng mới; khuấy động Châu Âu, đặc biệt là ở các thành phố. Việc in và lan truyền các ý tưởng mới, và các họa sĩ chuyển sang các chủ đề về cuộc sống thế tục hàng ngày.

“Cải cách Tôn giáo TK 16” và “Sự hưng khởi của tầng lớp trung lưu” theo loạt phim Truyền thống phương Tây.

Và bây giờ  Giáo sư UCLA Eugen Weber tiếp tục cuộc hành trình qua lịch sử của nền Văn minh phương Tây.

Các phương tiện các nhà cai trị tập trung quyền lực trong thế kỷ mười lăm và mười sáu.

Lịch sử nói rất nhiều về các vị vua, các nữ hoàng và các trận chiến bởi vì trong một thời gian dài, lịch sử đã xoay quanh các vị vua, các nữ hoàng và các trận chiến quá nhiều. Những ý tưởng hay tính cách của các hoàng thân và những nhà chính trị tham mưu những chính sách gây ảnh hưởng, thực hiện các cuộc chiến tranh, thực hiện các hiệp ước, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Trong thời Trung cổ quy tắc này đã bị ngừng một phần khi quyền lực xấu bị giới hạn ở quy mô địa phương, nhưng khi cuối TK 15 bước sang TK 16, nhà vua hiện đại và chế độ quân chủ hiện đại đã xuất hiện. Họ muốn trở nên đầy quyền lực hoặc ít nhất họ cũng trở nên mạnh mẽ hơn do đó họ thuyết phục các đối tượng phụ thuộc họ. Ngay cả những thiên thần bảo vệ của họ cũng được coi là quan trọng hơn những thiên thần bảo vệ những người có cấp bậc thấp hơn.

Vua Louis XI của Pháp (1461 – 1483), người sống vào TK 15; vua Ferdinand của Tây Ban Nha (1452 – 1516), người đã trải qua thế kỷ mười lăm và mười sáu; và vua Henry VIII của nước Anh, người được sinh ra một năm trước khi Columbus bắt đầu khởi hành và qua đời năm 1547. Đây là những người cha của nhà nước hiện đại. Phải mất nhiều thế kỷ để được hoàn thiện, nhưng ngay từ đầu, nhà nước hiện đại đã theo đuổi bốn nhiệm vụ chính.

Nhiệm vụ đầu tiên, là để đảm bảo sự vâng lời, để trung hòa tất cả những thách thức, để đạt được sự độc quyền của vũ lực, để duy trì luật pháp và trật tự, để làm cho bạo lực của nó là quyền lực hợp pháp duy nhất. Và điều này có nghĩa là bạn có thể nhìn thấy những kẻ bị treo cổ nổi bật trong rất nhiều bức tranh.

Điều thứ hai mà nhà nước phải đạt được là kiểm soát cuộc sống kinh tế, để tạo thuận lợi cho việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, để nắm bắt càng nhiều càng tốt thu nhập quốc dân.

Thứ ba, nó đã phải tái tập trung tinh thần yêu nước từ địa phương đến quy mô quốc gia. Ở đây chúng ta thấy không chỉ là vua Henry III của Pháp mà cả Hoa Huệ đã trở thành biểu tượng của hoàng gia Pháp.

Và cuối cùng, nhà nước phải thống trị hoặc kiểm soát đời sống tôn giáo của xã hội, hoặc ít nhất là đồng minh với các đại diện của tôn giáo.

Bây giờ chúng ta đã thấy rằng sự trỗi dậy của nhà nước hiện đại vừa phụ thuộc vào sự tăng trưởng vốn của nền kinh tế hiện đại và sổ sách kế toán, vừa phụ thuộc vào thực hiện  được công nghệ mới và nền kinh tế có giá cả phải chăng. Nhưng nó cũng cần sự hồi sinh của pháp luật La Mã đã tồn tại ở Ý và sau thế kỷ thứ 13 lan truyền qua châu Âu nhờ các luật sư cố gắng tăng cường sức mạnh nhà vua chống lại các giáo sĩ và các chư hầu phong kiến của mình.

Luật La mã có ý tưởng về một người cai trị tuyệt đối – những vị hoàng thân, mà ý chí là luật pháp. Điều này kết hợp với một ý tưởng cổ điển khác, về người anh hùng, thực tế là một vị thần mạnh mẽ, nhân từ và khôn ngoan. Nhân vật hoàng gia anh hùng này sẽ hóa thân thành những gì mà ngày nay chúng ta mô tả là chủ nghĩa dân tộc. Một tình cảm của niềm tự hào yêu nước về nguồn gốc, về quá khứ vinh quang, sẽ được sử dụng để biện minh cho sự thống trị hiện tại và sự vĩ đại trong tương lai. Vào TK 16, người Ý, người Tây Ban Nha, và người Pháp đã hát ca ngợi về vinh quang đất nước cụ thể của mình, để tôn vinh một nhân vật quốc gia hoặc một người phát ngôn quốc gia. Nhà nhân văn Đức so sánh quá khứ của Đức với La Mã cổ đại và lấy cảm hứng vòm chiến thắng này cho vua và hoàng đế Maximilian của họ. Những vở kịch của Shakespeare ca ngợi nước Anh, đã làm xáo trộn các nước láng giềng về lòng yêu nước. Các tương quan của quá khứ đã truyền cảm hứng cho hiện tại cũng tập trung vào các hoàng thân, là hình tượng của dân tộc và quốc gia. Về mặt lý thuyết, hoàng thân đã bảo đảm một trung tâm mạnh mẽ để áp đặt sự thống nhất và trật tự. Trong thực tế, lợi ích vật chất của hầu hết các hoàng thân được nhiều luật và thứ bậc qui định hơn; nhiều luật và thứ bậc cải thiện doanh thu hơn; nếu cần trả lương cho quân đội thường xuyên có thể áp đặt thêm qui định. Làm giảm thu nhập của các hoàng thân, là làm tăng thêm quyền lực trung tâm.

Các cơ sở kinh tế và tài chính của các nhà nước mới.

Tập trung quyền lực của nhà nước ngày càng gia tăng, mối quan hệ hiện đại giữa chính quyền trung ương và công dân và người nộp thuế bắt đầu thành lập. Vì vậy, các tổ chức đại diện, hội đồng, nghị viện, giai cấp, đánh dấu phương Tây trở nên hiện đại và tất cả đều liên quan đến thuế. Khi các quốc gia và những người cai trị không còn trợ giúp cho chư hầu nữa, nhưng họ phải giành được sự ủng hộ của chư hầu. Nhưng các hội đồng thường yêu cầu bao gồm tất cả các công dân, như ở các thành phố Hy Lạp cổ đại, nhưng sẽ không khả thi khi số lượng người và khoảng cách là quá lớn. Và để thay thế cho sự tham dự của cá nhân, đã phát triển khái niệm đại diện. Ý tưởng một số người nhất định, được bầu hoặc bổ nhiệm, có thể nói chuyện với những người khác hoặc thành phố khác hoặc giai cấp khác.

Một số hội đồng đại diện này đã trở thành công cụ phản đối quyền lực hoàng gia. Nhưng đối với hầu hết các vùng, sự tồn tại của họ đã làm cho các lãnh thổ khác  một cảm giác thống nhất mà trước đây họ không có. Đóng thuế và trả tiền cho hội đồng không chỉ ảnh hưởng đến ví của người dân, nó cũng ảnh hưởng đến tâm trí của họ. Đồng thời, các hoàng thân cũng cần quản trị viên. Ở Pháp, những vị vua được phục vụ tốt nhất về vấn đề này, đã có khoảng 12.000 công chức vào năm 1505, tỉ lệ một công chức trên khoảng 1250 người dân. Bốn trăm năm sau, tỉ lệ này là một trên 70 người dân Pháp và ngày nay có nhiều công việc nhà nước vì công dân được quản lý nhà nước. Các hoàng thân cũng cần binh sĩ để bảo vệ các quan chức của họ, và trên tất cả, để phục vụ chiến tranh, đó là ngành hoạt động lớn nhất của thời đại này cũng như trong thời đại của chúng ta. Các hoàng thân cũng cần đại diện cho các cuộc đàm phán, cho ngoại giao, là một hình thức tiếp tục chiến tranh bằng cách khác và thế kỷ mười lăm và mười sáu đã bắt đầu phát triển luật pháp quốc tế, là một quy định chung để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Trong khi đó, các khái niệm thời trung cổ đang biến mất. Tòa Thánh có quyền hạn. Đức Giáo Hoàng là một hoàng thân người Ý nặng về tính kinh doanh trong đã đưa ra các hình thức: sắp đặt các cuộc hẹn, áp dụng luật nhà thờ cho phép ly dị, miễn trừ tội ngoại tình hoặc thậm chí giết người, làm giảm tội lỗi bằng những hành động đền bù hoặc việc thanh toán tiền. Đối với hoàng đế như Sigismund của Hungary, người được trao vương miện năm 1411, ông không có quyền đánh thuế hoặc áp đặt ý chí của mình bên ngoài lãnh địa của mình. Ông chỉ đơn giản là nhà thầu cao nhất trong cuộc đấu giá cho vương miện hoàng đế của Đế chế La Mã Thần Thánh. Ví dụ năm 1519, Charles V, Vua Tây Ban Nha là người chiến thắng. Ông có sự ủng hộ của các nhà ngân hàng lớn, đặc biệt là những kẻ buôn bán Auqsburg, người đã mua các cử tri và giáo hoàng và chính họ cũng quan trọng khi từ chối tín dụng hối phiếu ngân hàng của các đối thủ cạnh tranh của Charles.

2

Hình: Vua Phillip II, Spain cai trị một đế quốc trãi dài từ châu Mỹ đến châu Á.

Từ thời điểm này, sức mạnh của tiền bạc hoặc vốn tài chính chiếm ưu thế trên thế giới. Sức mạnh tài chính tạo ra quân đội nhờ đó hoàng đế mới chinh phục kẻ thù của mình và giữ vững đế chế khổng lồ của mình. Hoàng đế Maximilian, ông nội của vua Charles, đã không thể thu được thuế, nên ông ta không thể có một đội quân thực sự. Một vài vị vua như Louis XI ở Pháp và Ferdinand của Aragon đã có vốn tài chính, nhưng Charles là hoàng đế đầu tiên quản lý điều này, và nếu điều kiện kinh tế thay đổi, thì triển vọng về kinh doanh mới và liên minh kinh doanh đóng vai trò quan trọng không kém. Philip II, con trai của Charles, sống từ năm 1527 đến năm 1598 không chỉ là vua Tây Ban Nha mà còn là vua của Bồ Đào Nha, do ông hưởng thừa kế qua mẹ. Ông cai trị một đế quốc lớn hơn nhiều so với La Mã cổ đại, một đế quốc trãi dài từ châu Mỹ đến châu Á. Bạn phải tưởng tượng quy mô về khoảng cách của đế chế này có ý nghĩa như thế nào trong thế kỷ XVI. Một chuyến đi khứ hồi từ Lisbon đến Goa ở Ấn Độ mất 18 tháng; một chuyến đi từ Seville ở Tây Ban Nha đến Lima ở Peru mất hai năm; và từ Seville đến Manila ở Philippines, phải mất đến năm năm. Tất nhiên tên Philippines được đặt theo tên của hoàng đế Philip. Bạn có thể hiểu được nhận xét của một người đại diện Tây Ban Nha rằng nếu 1 bản án tử hình đến từ Madrid, mọi người yên chí sẽ sống đến một tuổi rất già. Không nghi ngờ gì nếu một người bị án tử hình, nó sẽ được ra lệnh bằng văn bản. Chính phủ Tây Ban Nha là chính phủ làm việc bằng giấy tờ và bộ máy quan liêu đã làm lẫn lộn giấy tờ. Các quan chức được đào tạo tại các trường đại học được thiết lập trên khắp bờ Đại Tây Dương. Số lượng trường ở Tây Ban Nha tăng gấp ba lần trong thế kỷ 16 từ 11 đến 33. Đại học Santo Domingo được thành lập vào năm 1538, là trường đại học đầu tiên ở châu Mỹ, một trăm năm trước Đại học Harvard. Những trường khác tiếp theo sau ở Mexico và Peru. Chính dòng vốn ở dạng vàng và bạc từ châu Mỹ trả tiền cho các trường đại học và chế độ quan chức, đã bôi trơn bánh xe thương mại, và thúc đẩy quyền lực quân sự và chính trị của Tây Ban Nha suốt thế kỷ XVI và XVII, vì vậy Đế chế châu Mỹ của Tây Ban Nha đã làm phát triển Đế chế châu Âu của họ.

Nền kinh tế đang thay đổi vào thế kỷ XVI.

Liên minh mới giữa tư bản và nhà nước sẽ gây rối cho nhiều người, tiền như là 1 yếu tố quan trọng mới, làm chuyển vận đời sống xã hội, mà người ta chưa quen có nó, hoặc có rất ít trong 1 thời gian dài trước đây. Có những làn sóng đầu cơ, làn sóng phá sản, và những điều này không chỉ ảnh hưởng đến các chủ ngân hàng và các thương gia mà còn cả một loạt các ngành công nghiệp và doanh nghiệp phụ thuộc vào và tất nhiên – là cả công nhân. Đây là giai đoạn quan trọng khi Châu Âu chuyển từ mặt bằng kinh tế khá ổn định của thời Trung Cổ để bước sang một đời sống kinh tế không khác mấy với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Một cuộc sống mà giá trị của đồng tiền dao động, thất nghiệp trở thành đặc hữu, thành phố bị quá tải, và giá cả tăng lên, tiền lương thấp hơn đã được xuất hiện ở khắp mọi nơi. Và kết quả của việc này là oán giận, bất ổn, những cuộc nổi loạn ở các thành phố thương mại, nông dân nổi lên ở nông thôn, và kích động của những quý tộc bị lạm phát.

Sự không hài lòng trong xã hội mà do sự bất an và bất ổn này tạo ra, sắp xảy ra ở một phần nước Đức và Vùng Đất Thấp, và nó cũng sắp phá vỡ tôn chỉ của một ý tưởng tôn giáo. Vào ngày 31, tháng 10, 1517, một tu sĩ tên là Martin Luther, người dạy thần học tại Đại học Wittenburg ở Saxony, treo trên cánh cửa lâu đài nhà thờ 95 luận đề, chống lại sự lạm dụng của giáo hoàng về đặc quyền và phép giải tội. Giờ đây, luận đề của Luther đã gây tranh cãi, nhưng nó không phải là cách mạng. Việc đề xuất sự tranh luận về một luận đề thần học đã thực sự gây chú ý. Ngôn ngữ của Luther hoàn toàn phù hợp cho các cuộc tranh luận khoa học, và tiếng vang luận đề của ông sẽ làm rung chuyển thế giới phương Tây.

3

Hình: Cửa Nhà thờ Wittenberg, nơi Martin Luther treo 95 luận đề, chống lại sự lạm dụng của giáo hoàng về đặc quyền và phép giải tội.

Chiến tranh tôn giáo và các cuộc nổi dậy tôn giáo lúc nào cũng bị biến thành xung đột chính trị. Chúng cung cấp cho những kẻ thù cũ những tiếng hò hét chiến đấu mới, chúng đóng góp những nguyên nhân ma sát mới và sâu sắc. Cuộc xung đột tôn giáo đã tàn phá Đức cho đến những năm 1550, tàn phá Pháp và Hà Lan trong nửa sau của thế kỷ 16, và nó đã ném nước Anh vào thất bại chính trị. Trong vòng một thế hệ, áo choàng liền mạch của tín đồ Thiên Chúa giáo phương Tây đã bị thay đổi. Từ đó trở đi, người ta bị phân chia giữa đức tin Kitô giáo cũng như sự phục tùng chính trị hay lợi ích kinh tế. Đây là Cải cách Tin Lành.

Bây giờ rõ ràng là một cuộc bàn cãi tôn giáo trên quy mô này đã nổ bùng trong một xã hội tôn giáo. Chính bản thân Luther là bằng chứng về điều này. Ông bị đẩy đến bờ vực điên rồ bởi sự không chắc chắn và nghi ngờ và cảm giác tội lỗi và nỗi sợ hãi khủng khiếp rằng ông không bao giờ có thể đạt được sự cứu rỗi, cho đến khi ông nhận ra rằng đó không phải là những gì bạn làm, hoặc không làm, mà đó là những gì bên trong bạn được tính. Niềm tin của bạn vào Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài, lòng thương xót tha thứ vô hạn của Ngài quan trọng hơn điểm yếu của bạn, những thất bại của bạn, những nỗ lực yếu ớt của bạn để chuộc lỗi. Vấn đề khiến Luther khó chịu, khủng bố ông, trước khi ông tìm thấy sự Biện minh cho Đức tin của mình, nỗi lo âu đầy nhiệt huyết của ông, cũng làm cho nhiều người khác khó chịu và sợ hãi và khiến họ phải nghe Luther khi ông tìm ra giải pháp cho các vấn đề của chính mình và cũng là giải pháp cho vấn đề của họ – một cách để đạt được sự cứu rỗi, giống như Albrect Durer, người họa sĩ đã giới thiệu ý tưởng này, mở ra những thế giới mới.

Một bằng chứng khác về mối quan tâm tôn giáo đương đại là nghệ thuật Gothic muộn, một phong cách rực rỡ thể hiện cho tất cả mọi người thấy có bao nhiêu là tiền và bao nhiêu là nghệ thuật được đầu tư vào các cung điện của Thiên Chúa. Nhưng thời đại của nghệ thuật Gothic rực rỡ cũng là một thời đại của lòng thành kính rực rỡ. Đây là thời điểm chúng ta bắt đầu có hình ảnh về Chúa Kitô đau khổ, và hình ảnh của trái tim được bao quanh bởi những gai, sẽ được theo sau bởi sự sùng bái trong tương lai của dòng Thánh Tâm, và sự đam mê cuồng nhiệt vẫn tồn tại đến ngày nay ở Trung và Nam Mỹ và ở Tây Ban Nha. Cũng có sự tận tụy của kinh Mân Côi, đó là một cách cầu nguyện và tôn vinh Đức Mẹ Trinh Nữ bằng cách đọc một trăm năm mươi “Hail Marys”, và một loạt các thực hành khác tôn vinh Đức Bà, bà đã sinh Con trai Thiên Chúa cho con người. Và từ Đức Mẹ Trinh Nữ, người ta đã ngược về với mẹ bà là Thánh Anne, người được sự hoan nghênh lớn vào thế kỷ 15 và xa hơn nữa với sự phát triển của lý thuyết Thụ thai Tinh khiết (Immaculate Conception). Lý thuyết này lần đầu tiên sử dụng cho Đức Mẹ Trinh Nữ sau đó cho mẹ bà. Ngay cả Erasmus đã viết rằng ông đã bị lòng ngưỡng mộ bà nuốt chửng từ khi còn trẻ. Tình cờ, đây cũng là thời điểm mà nhiều trẻ sơ sinh nam cũng như nữ đã làm phép rửa tội với tên Anne, như Thống chế Công tước Pháp được đặt tên là Anne de Montmorency. Đây cũng là một thời gian tuyệt vời cho các cuộc hành hương, với Venice nuôi dưỡng một ngành công nghiệp mới là hành hương đến Đất Thánh. Tòa án pháp luật đôi khi kết án các bên có tội phải đi hành hương hoặc tới một khu thánh địa khác, tội mà ngày nay họ sẽ bị phạt tiền. Cùng với điều này, đã có sự thờ phượng các di tích, các đối tượng khác nhau từ cuộc sống của các thánh, ngay cả các phần của cơ thể của thánh. Đồng thời Giáo hội đã in ra những “Lòng khoan dung” và đưa ra hàng trăm tác phẩm đầu tiên cho các linh mục, sau đó cho công chúng dịch từ tiếng Latinh ra hoặc được viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh bằng cở chữ khá lớn để những phụ nữ ngoan đạo có thể đọc. Nếu chúng ta nhìn vào nghệ thuật thời kỳ này, chúng ta khó có thể tìm thấy một bức tranh Flemish mà không có một ý tưởng sùng đạo treo vào tường. Trong thế kỷ 15 và mười sáu, ngày càng nhiều hơn ý tưởng Thiên Chúa và các thánh hoạt động rất gần với mặt bằng của con người và chủ nghĩa tự nhiên mới của các nghệ sĩ phản ánh sự thân thuộc ngày càng tăng hoặc mong muốn sự thân thuộc giữa người thờ phượng và tôn thờ. Đây là giai đoạn mà nghệ thuật tạo hình bằng trí tưởng tượng với một khải tượng về một Đấng Christ rất nhân văn, và trên hết là một người rất nhân từ, vô cùng đáng thương, đau khổ và rất tốt; rất gần với đàn ông và phụ nữ, những người có thể nhận ra hình ảnh của chính mình trên tranh tường và những bức tranh. Những bức tranh này từng ngày từng ngày, mang hình ảnh của những nhân vật lý tưởng và siêu việt. Một Đức Kitô rất nhân văn, một Đức Mẹ Trinh Nữ Maria rất nhân văn, một gia đình rộng lớn của các thánh.

Chung chung sau đó, không có ý thức nào mới trong thế kỷ 15 và mười sáu, rằng các dòng suối của đức tin đã khô cạn. Vẫn là sự quan tâm đến tôn giáo, vẫn là những thực hành tôn giáo cũ. Ngược lại, ấn tượng về việc có được rất nhiều lòng thành kính và một sự khao khát tuyệt vời đối với thần thánh, bằng một loạt các biểu lộ. Tuy nhiên, theo như người ta có thể nói, cũng có một cảm giác khó chịu, một sự không thoải mái, một khát vọng mơ hồ nào đó đối với một cái gì khác. Và nó xuất phát từ một tầng lớp mới được chuyển lên, không chỉ giàu có mà còn có ảnh hưởng và địa vị. Và đây là những người sản xuất và buôn bán và thực hiện pháp luật tại các trung tâm đô thị đang phát triển. Những người dân thành phố mà bây giờ chúng tôi mô tả như là nhà tư sản. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ thấy mối quan tâm của họ và lợi ích của họ sẽ rung chuyển thế giới phương Tây như thế nào.

Các cách thức mà các nhà cải cách Tin Lành đã phản ứng với lòng mộ đạo của nhà thờ Công giáo.

Lần trước chúng ta bắt đầu khám phá những thay đổi lớn về tôn giáo và chính trị trong thế kỷ XVI, đi đôi với các hoạt động đô thị và sự gia tăng của các nhóm xã hội đô thị mà ngày nay chúng ta mô tả như là nhóm tư sản. Bây giờ dân đô thị này không còn là các nhà thám hiểm vô đạo đức nhất, những thợ săn tài sản, những người mới giàu mà là những người đã phất lên từ không có gì, thông qua cái lưới của họ, thông qua óc suy đoán của họ. Tất nhiên có một số nhà tư sản không chỉ quan tâm đến lợi ích. Nhiều người trong số họ phải lao động nặng nhọc và kiên nhẫn, và nhiều người nghiêm túc, họ tôn trọng đạo đức và kiến thức, khiến họ tích lũy sách về cuộc đời của các thánh trong thư viện, khiến họ dành một nửa ý chí của họ để cầu nguyện Thiên Chúa và các thánh, để truy tìm để nguồn gốc đạo đức và thậm chí đôi khi họ nghỉ hưu sớm và dành thời gian của họ để nghiên cứu và cầu nguyện.

4

Hình: Tranh “Tục ngữ Hà Lan”, họa sĩ Pieter Brueghel vẽ năm 1559.

Các nhà tư sản cũng là người thực tế trong một thế giới khó khăn, nhưng chủ nghĩa hiện thực của họ vẫn có một ý thức mạnh mẽ về nghĩa vụ và một nhu cầu mạnh mẽ về tôn giáo vững chắc và thoải mái. Nghi vấn, sau đó, đã trở thành chắc chắn, bởi vì trật tự thời trung cổ đã sụp đổ, sự tin tưởng cũ không còn nữa. Hãy nhớ rằng các nhà tư sản là những thương nhân, nhà giao dịch, du khách, nên họ đã thấy và so sánh với rất nhiều người và rất nhiều nơi và họ rút ra kinh nghiệm này một cảm giác tương đối, các giá trị tương đối. Và bởi vì họ xử lý về số lượng, tiền bạc và vật chất, họ cũng đã phát triển một giác quan về tính rõ ràng, chính xác; trên tất cả có lẽ là các giải pháp thực tế. Họ đọc từ những người cổ đại và rút ra ý tưởng về một tôn giáo rõ ràng, hợp lý và có lý về con người. Bây giờ Giáo hội chính thức phải cung cấp loại tôn giáo nào? Dân gian đơn giản có những vị thánh và địa ngục. Nhiều người có học vấn hơn đã được cung cấp các dịch vụ nhà thờ hoặc là chiếu lệ, hoặc hoàn toàn hình thức, và khi họ nhìn xa hơn họ thấy các nhà thần học đã viết sách cho các nhà thần học khác. Theo một số cách, đây là một phần rắc rối, Cải Cách Tin Lành là một cuộc nổi loạn ít chống lại tham nhũng hơn là chống lại sự hỗn loạn và sự áp bức. Lập luận cơ bản của các nhà thần học là giáo điều đã vượt ra ngoài tầm nắm bắt của lý trí và do đó tín hữu nên chấp nhận sự kiện này và chấp nhận giáo điều mà không nên cố gắng hiểu nó. Có một sự khô khan ở đây, một hạn hán của tinh thần, rằng các nhà cải cách chống lại những mê tín dị đoan được nuôi dưỡng trong quần chúng càng nhiều càng tốt. Khi Luther nói, “Juristin boese Christin,” các luật sư Cơ đốc nhân xấu, cho rằng ông ta đang nói về một loại tôn giáo không có kết quả trong nhà thờ, được chính thức hóa và hợp pháp hoá. Ý tưởng thần học này không phù hợp với những người mới sống ở những thành phố đông dân và quan trọng, những người đã phát triển ý thức nhóm mới, và phát triển một phong cách về sự rõ ràng và sáng suốt bằng cách đọc tư tưởng cổ đại và đọc tư tưởng nhân văn như Erasmus. Vì vậy, đã có một sự mâu thuẩn giữa nguyện vọng của nhà tư sản muốn hòa giải hành động và đức tin và hiện trạng của một nhà thờ lỗi thời.

Bây giờ tôi không muốn làm cho lời giải thích mình quá hạn hẹp, không có cách diễn giải đơn lẻ nào có thể được coi trọng, cũng như không có mối quan hệ độc nhất giữa Cải cách và sự hưng khởi của tư sản. Có một điều, tầng lớp tư sản thế kỷ XVI không phải là nhóm xã hội thống trị như họ đã trở thành vào thế kỷ XIX; nông dân và quý tộc cũng bị bệnh tâm linh một cách dễ dàng và bất mãn. Nhưng Giáo hội đã luôn phải tranh đấu với những người dị giáo hay những kẻ dị giáo tiềm năng, hầu hết họ quan tâm đến việc đưa mọi người đến gần hơn với sự cứu rỗi và với Thượng Đế. Họ luôn xoay sở để xử lý những kẻ dị giáo này bằng cách cải đạo họ hoặc thiêu sống họ, và lần này Giáo hội đã không chạm tới được, và nếu điều đó xảy ra thì ít nhất cũng kết nối một phần với tinh thần liên quan đến thị dân này mà tôi mô tả.

Các cách thức mà Tin Lành phù hợp với tầng lớp tư sản đô thị.

Khoảng cách giữa Giáo hội và tầng lớp tư sản ngày càng phát triển rộng hơn bởi vì hầu hết các giáo sĩ đặc biệt là các nhà thần học không biết và không quan tâm nhiều đến những lo ngại về thời kỳ của họ. Họ sống giữa họ, họ nhắm mắt lại với mọi thứ ngoại trừ các vấn đề Giáo hội nội bộ. Và ngay cả những giáo sĩ đã nhận ra rằng Giáo Hội cần phải thay đổi, cũng nghĩ rằng họ có thể cứu tôn giáo chỉ đơn giản bằng cách cải cách giáo sĩ và bộ máy Giáo Hội, một kiểu “thanh trừng đảng”; cải thiện đào tạo các giáo sĩ, cải cách kỷ luật và mọi thứ sẽ ổn.

Có lẽ giáo sĩ đã đúng, nhưng tôi nghĩ họ đã bỏ lỡ điểm mấu chốt vấn đề. Điểm mà cuộc đấu tranh Cải cách dường như thực sự đã bắt đầu, đó là vấn đề quyền lực. Những người già và các tổ chức nói chung hình dung là cải cách chỉ đơn thuần là điều chỉnh kho quyền lực, giáo sĩ, và họ nghĩ rằng điều này là đủ. Tuy nhiên, những người mới muốn chứng tỏ họ có quyền và chính là quyền lực tự nhiên. Đây là sự khác biệt cơ bản mà Cải cách đem đến và Cải cách cung cấp chủ yếu cho nhà tư sản, hai điều trên tất cả những điều khác, mà Giáo Hội đã không cho họ. Một, Kinh Thánh được viết không phải bằng tiếng La-tinh mà bằng lối văn thông thường để mọi người có thể đọc được. Và hai là , ý tưởng về “Sự Biện minh bởi Đức tin”, ý tưởng cho rằng đức tin một mình biện minh và cứu độ tín hữu, không cần những nghi thức và hành lễ mà trung tâm nằm ở Giáo Hội.

Những ý tưởng này không được Martin Luther đưa ra vào năm 1517, cũng không do John Calvin đưa ra, John Calvin là nhà Thần học và cải cách người Pháp bị trục xuất khỏi Paris vào năm 1528 vì việc truyền giảng Tin Lành của ông. Những ý tưởng đã có trước đó, trong một tâm trạng, trong một khao khát rộng rãi. Những điều này, lần lượt dẫn đến những bản dịch Kinh Thánh mới bằng tiếng bản địa, mà sau đó được đặt vào tay  các tín hữu mà không cắt giảm, hoặc giới hạn, hoặc kiểm duyệt trước bởi một số phiên dịch chính thức, và điều này đã đem đến cho người dân thời kỳ đó hai điều mới lạ. Thứ nhất, một Đức Chúa Trời sống rất con người, và thứ hai là sự biến đổi triệt để khái niệm của chức thầy tu. Mọi người muốn đến gần Thượng Đế hơn, gần với Chúa Kitô hơn, nhưng họ cảm thấy rằng họ bị ngăn chặn, bị cánh xa vì thiếu cơ hội nói chuyện trực tiếp giữa người tin Chúa và người chịu chuộc tội. Tuy nhiên, cuộc đối thoại trực tiếp này sẽ được tạo điều kiện, nếu Kinh Thánh được viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ bạn, để bạn có thể tự đọc nó trong nhà riêng của mình, như vậy sẽ biến nó trở thành một cuộc đối thoại không cần vị linh mục, hoặc ít nhất là không phụ thuộc linh mục, đôi khi thậm chí có thể làm bạn bực mình. Thực tế là ngày càng nhiều những thị dân này đã vươn lên dẫn đầu bằng nỗ lực cá nhân bằng những phẩm chất và những yếu tố thuận lợi, những người đã chiến đấu vì sự tiến bộ và đạt được những thành công là họ sở hữu bản thân họ. Những người này không muốn hòa giải hay can thiệp với linh mục. Họ vẫn thành kính với xã hội hay đức tin của họ, nhưng họ có một niềm tự hào mới và một ý thức trách nhiệm mới đã khuyến khích họ đặt câu hỏi cho hầu hết các nhà chức trách ngoại trừ lãnh đạo cao nhất.

Một phát triển khác phát sinh từ tinh thần tư sản thời bấy giờ là sự tôn vinh những người lao động thủ công mới, và điều này cũng ảnh hưởng đến thái độ của con người mới đối với Giáo hội. Trong hàng trăm và hàng ngàn năm, lý tưởng của con người là được an nhàn, không sinh sản, bằng cách chính thức hoặc nghi thức. Hầu hết mọi người kiếm sống bằng mồ hôi, nhưng đó là bởi vì họ phải lao động thông thường, thậm chí ngay cả Kitô giáo, đặt việc cầu nguyện và suy nghĩ trên công việc và các mưu đồ khác của thế giới, ngay cả Kitô giáo cũng đặt ra quan điểm này. Nhưng trong thế kỷ thứ mười sáu, những người Công giáo như Rabelais, và Tin Lành như Calvin, bắt đầu hát một giai điệu khác và lời bài hát nói, “người không làm việc không xứng đáng được ăn”. Họ thấy khi các tu sĩ cầu nguyện nhưng không đóng góp gì cụ thể vào phúc lợi của đồng bào, nên tạo rất ít lòng tốt và cuộc sống tu sĩ vô ích. Và vì vậy bây giờ các tu sĩ và linh  mục được nghĩ đến là người ăn bám, trốn tránh trách nhiệm với thế giới và không ai làm tốt việc gì. Hơn nữa, bạn không cần tu sĩ và linh mục nếu bạn có Kinh thánh và bạn có thể đọc nó, một mặt bạn có Thượng đế mãi mãi, và mặt khác, tín hữu có thể nhận sứ điệp của Thượng đế mà không có bất kỳ người trung gian nào, tín hữu có thể nắm bắt thông điệp trực tiếp qua thánh thư theo đúng lời của Đức Chúa Trời. Có một logic sâu sắc và đổi mới ở Martin Luther, người đã dịch Kinh Thánh sang ấn bản tiếng Đức này và người khẳng định mọi Cơ đốc nhân là một linh mục, mọi tín hữu đều là linh mục riêng của mình.

Món quà khác rất quan trọng mà Cải cách trang bị cho nhà tư sản là ý tưởng rằng đức tin một mình biện minh và cứu rỗi tín đồ, và điều nhận ra ở đây là Đức tin vào Sự Biện minh mà rất nhiều người chấp nhận sự ngược đãi và cái chết, một thể  thức thần học như một thể thức tâm lý. Nó đưa ra hai điều: trước hết, nó tấn công sự thần bí Công giáo; không chỉ là sự đóng phạt, mà còn là sự chứng minh cá nhân, sự hành xác, sự từ chối cuộc sống năng động và vân vân. Bây giờ toàn bộ giá trị mà chúng ta thấy đã chiến thắng với sự trỗi dậy của Kitô giáo và sự tu hành, sau khi nền văn minh Địa Trung Hải sụp đổ mười hoặc mười hai thế kỷ trước. Điều này đã được tái hiện bởi sự Cải cách trong việc đánh giá lại giá trị sự sống, thế giới, cơ thể, và đánh giá lại các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực này, hoạt động cho vinh quang lớn hơn của Thiên Chúa, cũng là đến vinh quang và sử dụng những điều mà Đức Chúa Trời đã tạo ra, mà không nên khinh miệt hoặc gạt sang một bên quá nhẹ nhàng. Và ngay cả khi một số người Tin Lành trở thành Thanh Giáo, có xu hướng từ bỏ hoặc từ chối những niềm vui của cuộc sống và của xác thịt, một lập trường mà khá gần với một truyền thống nhất định của các thánh Công giáo. Người Thanh Giáo vẫn đại diện cho một loại tính cách khác. Người Công Giáo và Tin Lành vẫn cùng đồng ý rằng thế giới là một nơi kinh khủng và tất cả cần sự cứu rỗi, nhưng người Công giáo nói chung thích được một Giáo hội như cha mẹ cung cấp sự tiếp cận hoặc ít nhất là sự can thiệp cứu rỗi, trong khi Tin Lành nhấn mạnh rằng bạn có thể sự cứu rỗi chính bạn, bạn phải tự mình làm nó. Và bạn có thể thấy điều này được trang bị hoàn hảo như thế nào với tinh thần đô thị mới của doanh nghiệp và chủ nghĩa thực dụng.

Cách thức các họa sĩ miêu tả mối quan hệ giữa cuộc sống hàng ngày và tín ngưỡng.

Sự Biện minh Đức tin cũng xóa bỏ nỗi sợ hãi khủng khiếp về cái chết, mà không được một linh mục làm phép giải tội lỗi thì sẽ tàn phá sự cứu rỗi của bạn, và nó xóa bỏ sự sùng bái người chết, tất cả những lời cầu nguyện và hành lễ đã được bịa chuyện ở những trái tim nhạy cảm Kitô giáo cũng như nhiều tôn giáo khác. Vì vậy, trong các xã hội Tin Lành mới, các khoản hiến tặng và tất cả các hoạt động hiến tặng đã tiêu giảm ra khỏi tiêu dùng thế tục và đầu tư thế tục, tất cả những điều này đã kết thúc. Ngôi nhà của Chúa khoe sự lộng lẫy của nó cho sự điều độ – sự tỉnh táo phù hợp với sự nghiêm túc, tâm trạng nghiêm túc của những thị dân, những chủ ngân hàng và các học giả, những người đã ngưỡng mộ Luther vì dám đứng lên trước chính hoàng đế và khăng khăng đòi quyền tự mình tuân theo sự phán xét và lương tâm của chính mình. Xét cho cùng, nhà tư sản cũng muốn xác nhận sự tự do lương tâm của họ, sự độc lập và cải cách của họ như Luther đã khuyến khích điều này. Họ nói Cơ-Đốc Nhân làm việc trực tiếp với Đức Chúa Trời mà không cần sự trung gian của các linh mục, để quên đi các thánh và các thánh tích và bất kỳ sự can thiệp nào trong công việc thập tự cứu rỗi, để mở Kinh Thánh và tự mình đọc mà không có một thông dịch viên linh mục. Và trong tất cả, việc in ấn là một yếu tố quan trọng bởi vì nó cung cấp Kinh Thánh cho các Kitô hữu đạo đức mới và nó cũng làm cho việc tuyên truyền hình ảnh và tác phẩm điêu khắc hình ảnh trong nhà thờ dường như không cần thiết, dư thừa. Tin lành có thể đủ khả năng trở thành biểu tượng bởi vì họ là những người của “Sách vở” và Tin lành là một tôn giáo của “Sách vở”, vì vậy nghệ thuật thị giác của Tin lành sẽ không tập trung vào các chủ đề tôn giáo mà là những người thế tục – vào cuộc sống hàng ngày, vào phong cảnh, trên chân dung. Đây là một bức chân dung, một bức chân dung tự họa của Hieronymus Bosch, một họa sĩ huyền bí và đạo đức đã qua đời ngay trước khi Luther treo luận án của mình vào cánh cửa nhà nguyện Wittenberg. Những bức tranh của Bosch thật kì lạ; chúng giống như ảo giác kỳ cục, những cơn ác mộng của sự cám dỗ, sự sụp đổ, và sự trừng phạt trong và ngoài một thế giới hư hỏng sâu sắc. Không có chỗ nào trong các tác phẩm của Bosch cho những người bình thường, hoặc ít nhất những người bình thường phi thường của ông chỉ tồn tại trong các hạng mục tâm linh như cám dỗ, chết tiệt, cứu rỗi. Vào thời của Pieter Brueghel, người sống từ năm 1525 đến năm 1569 và là một người trẻ đương đại của John Calvin, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Bức tranh của Brueghel chủ yếu là cảnh quan hoặc những cảnh của cuộc sống nông dân. Brueghel bị ảnh hưởng bởi Bosch như hầu hết các họa sĩ phía Bắc vào thời điểm đó, nhưng Brueghel là một nhà nhân văn. Ông là giáo lý, đạo đức và thường kỳ cục; nhưng nơi Bosch bị thảm họa, Brueghel đã châm biếm. Ông là một Kitô giáo như Bosch và ông đã đam mê theo cách riêng của mình, nhưng ý tưởng tôn giáo của ông là ý tưởng  ý nghĩa chung, hợp lý và đạo đức. Ông tố cáo tham vọng và tham lam, ông chế nhạo sự kiêu ngạo. Brueghel quan tâm đến thiên nhiên và trong con người thực sự; quả nhiên, ở những người rất bình thường – nông dân và người nghèo khó, mà thu hút sự chú ý của bất kỳ ai trước đây. Ông ta không ngọt ngào, hoặc tôn vinh, hay làm thơ mộng những người này, nhưng đã vẽ họ mụn cóc và tất cả những điều mà thực sự khiến ông trở thành họa sĩ “modem” đầu tiên và một ví dụ về các lực lượng trong công việc trong giai đoạn này.

5

Hình: Tranh “Đám cưới nông dân”, họa sĩ Pieter Brueghel, 1568.

 

Mặt khác, điều thú vị cần lưu ý là người bảo trợ chính của Brueghel là một hồng y và các hoàng tử Công giáo Hapsburg, người cai trị Bỉ cho Philip II, rất ngưỡng mộ công trình của Brueghel. Nơi tốt nhất để xem các bức tranh của ông ngày nay là bảo tàng tòa án ở Vienna. Mặc dù vậy, chúng ta biết rằng trước khi chết, Brueghel bảo vợ mình hãy đốt cháy tất cả các bức tranh còn lại của mình vì sợ rằng cô ấy sẽ gặp rắc rối. Cho nên ngay cả một nghệ sĩ có người bảo vệ cao cũng có lý do phải lo lắng, và chúng ta phải ghi nhớ điều này khi chúng ta nghĩ về cuộc phản công Công giáo, đối tác Cải cách, đặt ra để làm sạch và cải cách Giáo hội cũng như chiến đấu và đánh bại kẻ thù Tin Lành.

Các biện pháp đối phó của Giáo hội Công giáo trong cuộc Phản công Cải cách.

Bắt đầu từ năm 1545, một hội đồng Giáo Hội, Hội Đồng Trent, đã tái khẳng định thẩm quyền của Giáo Hội truyền thống và hệ thống phân cấp Giáo Hội. Đội Điều tra, tòa án đặc biệt để xác định và trừng phạt những kẻ dị giáo, cũng đã được tân trang lại, và điều đầu tiên nó làm là tấn công vào mặt trận in ấn. Chỉ số đầu tiên của sách bị cấm xuất hiện vào năm 1559, sách đốt cháy tốt hơn là để đọc, và sẽ có một giáo lý, một cuốn sách các câu hỏi và câu trả lời trong đó nêu rõ niềm tin đúng cho tất cả các Kitô hữu Công giáo, và sẽ có một Kinh thánh được phê duyệt, cuốn “The Vulgate”, được viết bằng tiếng Latin. Ngoài ra còn có xã hội mới của Chúa Giêsu được thành lập bởi một hiệp sĩ người Tây Ban Nha, Ignatius Loyola, người sống từ 1491-1556. Loyola bị cuốn hút bởi những lý tưởng hiệp sĩ và đối xử với sự phục vụ của Đức Chúa Trời như một loại hiệp sĩ thánh thiện.

Dòng Tên là một phiên bản cập nhật của lực sĩ Thiên chúa giáo được huấn luyện cao về mặt trí tuệ cũng như về tinh thần. Linh hoạt, thích nghi, kỷ luật và tự kỷ luật, biết chữ, tu luyện, thuộc một thẩm quyền trung ương mạnh mẽ, Dòng Tên đã sẵn sàng cạnh tranh với “doanh nghiệp” Tin Lành trên mặt trận giáo dục, trong doanh nghiệp truyền giáo, và sự nhiệt tình tôn giáo. Và những thành tựu của họ trong tất cả các vai trò này khá là đáng kể. Vì vậy, cuộc Cải cách Phản công là một lực lượng rất mạnh và các chiến lược đã được đưa ra, nhưng từ thời điểm này, sẽ có sự lựa chọn trong văn hóa phương Tây. Sẽ có sự cạnh tranh. Có những trận chiến của lý luận cũng như của những người lính. Ba yếu tố lớn của nền văn minh phương Tây hiện đại – thuốc súng, in ấn và tôn giáo Tin Lành đã đến với nhau. Chúng ta sẽ thấy sự pha trộn nổ ra trong các chương trình sắp tới.

 

Nguồn: 52 tập phim Văn Minh Phương Tây, Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị. GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles

0