05/02/2018, 10:10

Văn lớp 10: Cảm nhận bài thơ Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão

Hướng dẫn đề bài cảm nhận bài thơ Thuật hoài hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người Việt Nam tôi rất tự hào về quê hương mình, về những gì mà ta đã có và cả lịch sử bảo vệ dân tộc thì thật đáng khâm phục. Chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để có được nền độc lập ...

Hướng dẫn đề bài cảm nhận bài thơ Thuật hoài hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người Việt Nam tôi rất tự hào về quê hương mình, về những gì mà ta đã có và cả lịch sử bảo vệ dân tộc thì thật đáng khâm phục. Chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để có được nền độc lập tự do, cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.Chúng ta với bao nhiêu cố gắng phải trải qua rất nhiều khó khăn thì cũng được đền đáp. Lịch sử dân tộc rất tự hào về những người anh hùng, người sẵn sàng xả thân để bảo vệ quê hương đất nước. Tinh thần dân tộc lòng yêu nước, căm thù giặc của dân tộc luôn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì thế mà đi đến đâu ta cũng dễ bắt gặp tinh thần ấy nhất là khi đất nước có chiến tranh. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 khi làm dạng bài cảm nhận ta thường gặp đề cảm nhận bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung từng câu, nghệ thuật và đánh giá chung toàn bài từ nội dung đến tinh thần mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. DÀN Ý: CẢM NHẬN BÀI THƠ THUẬT HOÀI 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Nêu khái quát nội dung của bài 2.THÂN BÀI:Hai câu thơ đầu: khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng và quân đội nhà Trần. Câu một là vẻ đẹp cá nhân thì câu hai lại là vẻ đẹp của cả cộng đồng dân tộc. Sự gắn bó bổ sung giữa hai câu thơ giữa vẻ đẹp riêng chung ấy làm bật lên ý chí đoàn kết, sức mạnh cộng hưởng, ý thức tự chủ của dân tộc. Câu thơ tràn đầy cảm hứng tự cường, tự hào tự tôn về dân tộc. Hai câu cuối: Khát vọng lập công và nỗi thẹn của bậc tài chí Khẳng định là nam nhi thì phải có công danh, khẳng định ý nghĩa của mình giữa trời đất. Nỗi thẹn của bậc anh hùng là nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao với ý chí lập công sắt đá thể hiện hào khí hào hùng Đông A. Đánh giá: thể thơ, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật để thấy được tâm sự khát vọng tận chung báo quốc của bề tôi chung nghĩa. 3.KẾT BÀI: Khơi gợi tinh thần dân tộc, tự hào về cha ông ta và tình yêu quê hương đất nước. BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ THUẬT HOÀI Phạm Ngũ Lão là một người có khí phách có tráng trí tâm hồn và là người có tình yêu quê hương sâu sắc. Ông dành trọn cuộc đời mình để cống hiến cho quê hương đất nước và đánh đuổi kẻ thù xâm lược đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Bài thơ Thuật hoài chính là nỗi lòng của ông, bài thơ mang vẻ đẹp của một tâm hồn có lí tưởng, phản ánh hào khí của cả một dân tộc trong thời chống giặc Nguyên Mông. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người anh hùng trong tư thế hiên ngang: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” Câu thơ hướng tới miêu tả vẻ đẹp người tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông cả tư thế, vị thế bối cảnh đều làm bật lên hình ảnh người lính đang làm nhiệm vụ nơi sa trường. Ngọn giáo được đo bằng chiều dài cả đất trời. Ý thơ làm bật lên dáng vóc lẫm liệt người chiến sĩ cầm chắc ngọn giáo trong tay. Tác giả cứ như vậy nhấn mạnh kiên định bền bỉ sự dẻo dai của tấm lòng tận chung báo quốc của tướng nhà Trần. Dù bao lâu thì ý định ấy vẫn không hề thay đổi. Câu thơ đầu với hình ảnh ước lệ không gian thời gian kì vĩ tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ kích thước lớn lao của con người thời đại đứng giữa đất trời bảo vệ non sông như bất chấp tất cả. Nếu câu thơ đầu là dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình về người anh hùng thì câu thơ thứ hai dòng cảm xúc ấy được mở rộng ra về dân tộc, đoàn quân: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” Tam quân là cách nói ước lệ chỉ quân đội nhà Trần so sánh ngầm sức mạnh của quân đội nhà Trần cũng dũng mãnh như những loài mãnh thú trong tự nhiên. Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự mạnh mẽ hùng cường về lực lượng thiên về sức mạnh vật chất của quân đội nhà Trần. Quân đội nhà Trần vừa có cái manh mẽ hùng cường về lực lượng vừa có cái hừng hực nuốt trời. Những vẻ đẹp kì vĩ sánh ngang đất trời thiên nhiên vũ trụ. Sự gắn bó bổ sung giữa hai câu thơ, giữa vẻ đẹp riêng chung ấy làm bật lên ý chí đoàn kết sức mạnh cộng hưởng ý thức tự chủ của toàn dân tộc. Hai câu thơ tràn đầy cảm hứng tự cường, tự hào tự tôn về dân tộc. Nếu hai câu đầu được viết bằng giọng điệu hào hùng ngôn ngữ hàm xúc thì hai câu sau lại trở nên trầm lắng hơn dẫn người ta vào chiều sâu tâm trạng: “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.” Chí nam nhi là lí tưởng công danh, trách nhiệm khẳng định bản lĩnh nam nhi thì phải lập nên công danh, sự nghiệp để khẳng định ý nghĩa sự sống của mình giữa đất trời. Bản thân lí tưởng công danh của đấng nam nhi bao đời có ý nghĩa tích cực đã khích lệ bao trang nam tử phấn đấu để xây dựng sự nghiệp lập nên công danh khẳng định tên tuổi của mình. Sau này Nguyễn Công Trứ còn xem công danh là lẽ sống: “Có trung hiếu đứng trong trời đất Không công danh thà nát với cỏ cây.” Phạm Ngũ Lão tự coi mình là kẻ mắc nợ công danh là biểu hiện cao nhất của ý thức tu thân tự vươn lên hoàn thiện chính mình. Đó là biểu hiện của khát vọng lập công. Không chỉ gắn chí nam nhi với công danh mà ông còn gắn nợ công danh với nỗi thẹn Vũ Hầu. Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng một người tài năng xuất chúng để làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp thậm chí còn thẹn khi chưa làm được như Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão nung nấu khát vọng lập công bày tỏ tấm lòng tận chung báo quốc bày tỏ khát vọng được cống hiến cả đời cho sự nghiệp dân tộc. Đây là nỗi thẹn của bậc tài chí hơn người và có một nhà văn cho rằng “Đọc một câu thơ như mở một cánh cửa đến với tâm hồn con người” chính là cái hay của thơ không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn tư tưởng của ông mà còn là tâm nguyện của cả dân tộc một thời. Nhưng Phạm Ngũ Lão khi đã lập được nhiều công danh, đánh trận với trăm trận trăm thắng mà còn thẹn thì đó là mang tầm vóc lớn lao là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá thể hiện hào khí hào hùng Đông A. Bài thơ ngắn gọn mà hàm xúc với giọng điệu hào sảng hình ảnh giàu sức gợi cùng các điển tích điển cố quen thuộc, bút pháp nghệ thuật lãng mạn giàu tính sử thi. Chỉ với hai mươi tám chữ mà đã khắc họa được tầm vóc của cả một thế hệ dân tộc một thời đại. bài thơ đã kết tinh theo hướng “quý hồ tinh bất quý hồ đa” Đọc bài thơ mà đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc khó tả làm chúng ta càng tự hào hơn về lịch sử dân tộc, về những người anh hùng như Phạm Ngũ Lão và khơi gợi trong ta tình yêu quê hương đất nước, dân tộc.

Hướng dẫn đề bài cảm nhận bài thơ Thuật hoài hay nhất có dàn ý và bài làm

Là một người Việt Nam tôi rất tự hào về quê hương mình, về những gì mà ta đã có và cả lịch sử bảo vệ dân tộc thì thật đáng khâm phục. Chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để có được nền độc lập tự do, cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.Chúng ta với bao nhiêu cố gắng phải trải qua rất nhiều khó khăn thì cũng được đền đáp. Lịch sử dân tộc rất tự hào về những người anh hùng, người sẵn sàng xả thân để bảo vệ quê hương đất nước. Tinh thần dân tộc lòng yêu nước, căm thù giặc của dân tộc luôn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì thế mà đi đến đâu ta cũng dễ bắt gặp tinh thần ấy nhất là khi đất nước có chiến tranh. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 khi làm dạng bài cảm nhận ta thường gặp đề cảm nhận bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung từng câu, nghệ thuật và đánh giá chung toàn bài từ nội dung đến tinh thần mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

DÀN Ý: CẢM NHẬN BÀI THƠ THUẬT HOÀI
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu khái quát nội dung của bài

2.THÂN BÀI:
  • Hai câu thơ đầu: khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng và quân đội nhà Trần. Câu một là vẻ đẹp cá nhân thì câu hai lại là vẻ đẹp của cả cộng đồng dân tộc.
  • Sự gắn bó bổ sung giữa hai câu thơ giữa vẻ đẹp riêng chung ấy làm bật lên ý chí đoàn kết, sức mạnh cộng hưởng, ý thức tự chủ của dân tộc. Câu thơ tràn đầy cảm hứng tự cường, tự hào tự tôn về dân tộc.
  • Hai câu cuối: Khát vọng lập công và nỗi thẹn của bậc tài chí
  • Khẳng định là nam nhi thì phải có công danh, khẳng định ý nghĩa của mình giữa trời đất.
  • Nỗi thẹn của bậc anh hùng là nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao với ý chí lập công sắt đá thể hiện hào khí hào hùng Đông A.
  • Đánh giá: thể thơ, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật để thấy được tâm sự khát vọng tận chung báo quốc của bề tôi chung nghĩa.

3.KẾT BÀI:
Khơi gợi tinh thần dân tộc, tự hào về cha ông ta và tình yêu quê hương đất nước.

BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ THUẬT HOÀI
Phạm Ngũ Lão là một người có khí phách có tráng trí tâm hồn và là người có tình yêu quê hương sâu sắc. Ông dành trọn cuộc đời mình để cống hiến cho quê hương đất nước và đánh đuổi kẻ thù xâm lược đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Bài thơ Thuật hoài chính là nỗi lòng của ông, bài thơ mang vẻ đẹp của một tâm hồn có lí tưởng, phản ánh hào khí của cả một dân tộc trong thời chống giặc Nguyên Mông.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người anh hùng trong tư thế hiên ngang:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”

Câu thơ hướng tới miêu tả vẻ đẹp người tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông cả tư thế, vị thế bối cảnh đều làm bật lên hình ảnh người lính đang làm nhiệm vụ nơi sa trường. Ngọn giáo được đo bằng chiều dài cả đất trời. Ý thơ làm bật lên dáng vóc lẫm liệt người chiến sĩ cầm chắc ngọn giáo trong tay. Tác giả cứ như vậy nhấn mạnh kiên định bền bỉ sự dẻo dai của tấm lòng tận chung báo quốc của tướng nhà Trần. Dù bao lâu thì ý định ấy vẫn không hề thay đổi. Câu thơ đầu với hình ảnh ước lệ không gian thời gian kì vĩ tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ kích thước lớn lao của con người thời đại đứng giữa đất trời bảo vệ non sông như bất chấp tất cả.

Nếu câu thơ đầu là dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình về người anh hùng thì câu thơ thứ hai dòng cảm xúc ấy được mở rộng ra về dân tộc, đoàn quân:
“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Tam quân là cách nói ước lệ chỉ quân đội nhà Trần so sánh ngầm sức mạnh của quân đội nhà Trần cũng dũng mãnh như những loài mãnh thú trong tự nhiên. Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự mạnh mẽ hùng cường về lực lượng thiên về sức mạnh vật chất của quân đội nhà Trần. Quân đội nhà Trần vừa có cái manh mẽ hùng cường về lực lượng vừa có cái hừng hực nuốt trời. Những vẻ đẹp kì vĩ sánh ngang đất trời thiên nhiên vũ trụ. Sự gắn bó bổ sung giữa hai câu thơ, giữa vẻ đẹp riêng chung ấy làm bật lên ý chí đoàn kết sức mạnh cộng hưởng ý thức tự chủ của toàn dân tộc. Hai câu thơ tràn đầy cảm hứng tự cường, tự hào tự tôn về dân tộc.

Nếu hai câu đầu được viết bằng giọng điệu hào hùng ngôn ngữ hàm xúc thì hai câu sau lại trở nên trầm lắng hơn dẫn người ta vào chiều sâu tâm trạng:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.”

Chí nam nhi là lí tưởng công danh, trách nhiệm khẳng định bản lĩnh nam nhi thì phải lập nên công danh, sự nghiệp để khẳng định ý nghĩa sự sống của mình giữa đất trời. Bản thân lí tưởng công danh của đấng nam nhi bao đời có ý nghĩa tích cực đã khích lệ bao trang nam tử phấn đấu để xây dựng sự nghiệp lập nên công danh khẳng định tên tuổi của mình. Sau này Nguyễn Công Trứ còn xem công danh là lẽ sống:
“Có trung hiếu đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.”

Phạm Ngũ Lão tự coi mình là kẻ mắc nợ công danh là biểu hiện cao nhất của ý thức tu thân tự vươn lên hoàn thiện chính mình. Đó là biểu hiện của khát vọng lập công.

Không chỉ gắn chí nam nhi với công danh mà ông còn gắn nợ công danh với nỗi thẹn Vũ Hầu. Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng một người tài năng xuất chúng để làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp thậm chí còn thẹn khi chưa làm được như Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão nung nấu khát vọng lập công bày tỏ tấm lòng tận chung báo quốc bày tỏ khát vọng được cống hiến cả đời cho sự nghiệp dân tộc. Đây là nỗi thẹn của bậc tài chí hơn người và có một nhà văn cho rằng “Đọc một câu thơ như mở một cánh cửa đến với tâm hồn con người” chính là cái hay của thơ không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn tư tưởng của ông mà còn là tâm nguyện của cả dân tộc một thời. Nhưng Phạm Ngũ Lão khi đã lập được nhiều công danh, đánh trận với trăm trận trăm thắng mà còn thẹn thì đó là mang tầm vóc lớn lao là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá thể hiện hào khí hào hùng Đông A.

Bài thơ ngắn gọn mà hàm xúc với giọng điệu hào sảng hình ảnh giàu sức gợi cùng các điển tích điển cố quen thuộc, bút pháp nghệ thuật lãng mạn giàu tính sử thi. Chỉ với hai mươi tám chữ mà đã khắc họa được tầm vóc của cả một thế hệ dân tộc một thời đại. bài thơ đã kết tinh theo hướng “quý hồ tinh bất quý hồ đa”

Đọc bài thơ mà đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc khó tả làm chúng ta càng tự hào hơn về lịch sử dân tộc, về những người anh hùng như Phạm Ngũ Lão và khơi gợi trong ta tình yêu quê hương đất nước, dân tộc.
0