21/02/2018, 08:32

[Văn học 12]Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi”

Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi” Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn ...

Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.

Bài làm: 

       Đất Nước – tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở của bao trái tim con người, là bến đỗ tâm hồn của biết bao những con người say mê nghệ thuật. Ta từng bắt gặp đất nước thon thả gọi đàn bầu trong thơ Tậ Hữu Yên, một đất nước dịu dàng, tình tứ trong thơ Hoàng Cầm, một đất nước cần cù gian lao trong thơ Tố Hữu và ta cũng không thể nào quên được một Đất Nước bình dị, gần gũi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Giữ những năm kháng chiến chống Mĩ, từ chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa ngút trời, giữa tiếng bom gào, đạn réo, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên chân dung Đất Nước gần gũi, giản dị, Đất Nước của nhân dân.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong các nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm kh

Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi” Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Đất là nơi anh đến trường…móng nước biển khơi”

áng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Đoạn trích “Đất Nước” được rút ra từ phần đầu chương V của trường “Mặt đường khát vọng” – bản trường ca ra đời nhằm thức tình tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở Miền Nam, từ đó kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

Nếu 9 câu đầu, Nguyễn Khoa Điềm xoáy sâu câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ? Thì đoạn thơ từ câu 10 – câu 15 lại tập trung trả lời câu hỏi Đất Nước là gì? . Cấu trúc câu Đất là…, Nước là…, Đất Nước  là… tạo nên những định nghĩa về Đất Nước. Trong đoạn thơ, tác giả nói đến Đất Nước khi thì như một chữ, khi thì như hai chữ. Khi thì nó liền lại thành Đất Nước khi thì nó tách ra thành Đất Nước. Chia tách rồi hợp lại, nhà thơ xoay trở nhiều mặt, nhiều chiều để khám phá Đất Nước sâu sắc hơn. Cách định nghĩa của tác giả dường như thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh: Việt Nam nước ta có hai cách gọi Tổ quốc nhưng ta còn gọi Tổ quốc là đất nước. Có đầu, co người mới thành Đất Nước”. Trong văn học Việt Nam đã từng có một truyền thống khám phá vẻ đẹp Đất Nước trong những sự trang trọng, thiêng liêng. Đến trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa Đất Nước trở về với không gian sinh hoạt thân thương:

          Đất là nơi anh đến trường

          Nước là nơi em tắm

         Đất Nước là nơi ta hẹn hò

         Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

         Đất Nước không phải là cái gì cao siêu, xa vời mà nó chỉ đơn giản là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc với mỗi người, đó là nơi anh đến trường – nơi gi dần những kỉ niệm đầu đời, khi lần đầu tiên bước chân đi học. Câu thơ « Nước là nơi em tắm » gợi người đọc liên tưởng đến những giếng nước, ao làng trong vắt, ngọt lành của quê hương. Tình yêu Đất Nước bình dị, mộc mạc. Đó là yêu cái cây trồng trước nhà, yêu con suối đổ ra bờ sông, yêu mái trường đi học mỗi ngày. Đất Nước còn là chốn hẹn hò của tình yêu dôi lứa. Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm là câu thơ rất hay và đặc dắc, thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, gợi người đọc nhớ tới :

              Khăn thương nhớ ai

              Khăn rơi xuống đất

              Khăn thương nhớ ai

             Khăn vắt lên vai

Hình ảnh khăn trong bài ca dao là sự hóa thân cho của người con gái trong tình yêu lứa đôi thật đẹp, thật nồng thắm, da diết. Nguyễn Khoa Điềm nối tiếp mạch cảm xúc ấy để khẳng định Đất Nước có trong tình cảm của đôi lứa yêu nhau. Thật thú vị khi tách riêng Đất gắn với anh, Nước gắn với em, khi đôi ta hòa hợp thì thành Đất Nước.

Tiếp tục khơi sâu chất liệu văn hóa dân gian, lấy ý từ những câu hò Bình – Trị – Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên bức tranh núi sông hùng vĩ với rừng vàng biển bạc :

                 Đất  là nơi « con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc »

                Nước là nơi « con cá ngư ông móng nước biển khơi. »

Vậy là, Đất Nước không chỉ hòa hợp trong tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện ở vẻ đẹp tự nhiên, làm đẹp thêm cuộc sống con người. Từ những câu ca dao miền Trung huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào 2 câu thơ gợi ra một Đất Nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi

Có thể nói, đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay và tiêu biểu cho suy nghĩ mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với quan niệm Đất Nước là tình yêu đôi lứa, Nguyễn Khoa Điềm đã làm cả một cuộc cách mạng trong thi ca, bởi lẽ trong kháng chiến, các nhà văn, nhà thơ thường né tránh, ít nói đến tình yêu đôi lứa. Cá biệt, có người coi đó là vùng cấm của văn học. Vậy mà, giữa những ngày tháng chống Lĩ ác liệt, Nguyễn Khoa Điềm lại đàng hoàng đặt tình yêu lứa đôi lên bệ phóng khai snh ra Đất Nước. Đó là một sáng tạo táo bạo và lãng mạn.

Nguồn: 

0