21/02/2018, 08:31

[Văn học 12] Phân tích đoạn văn: “Pháp chạy, Nhật hàng,…. tự do, độc lập ấy” – Tuyên ngôn Độc lập

__Hồ Chí Minh__ Đề bài: Phân tích đoạn văn sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại ...

                                                                                                                                            __Hồ Chí Minh__

Đề bài:  Phân tích đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

    Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

    Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

   Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

     Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

    Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy

(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)

 

Phân tích phần cuối trong Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh Phân tích phần cuối trong Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh

 

Bài làm:  

. “Tuyên ngôn Độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn về tội ác của thực dân Pháp mà còn là văn kiện lịch sử tuyên bố trước đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến.Tiếp đó, “Tuyên ngôn Độc lập” tập trung khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam để khẳng định độc lập tự do là quyền bất khả xâm phạm. Đặt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, “Tuyên ngôn độc lập” là đỉnh cao của văn học yêu nước. Từ “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo” đến “Tuyên ngôn độc lập” là những chặng đường khác nhau của cùng một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Trước khi tuyên bố cắt đứt quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên Việt Nam, “Tuyên ngôn Độc lập” đã nêu lên một sự thật hiển nhiên “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.  Cần nêu lên sự thật hiển nhiên này bởi mọi hiệp ước công nhận đắc quyền của Pháp, quan hệ thực dân với Pháp đều là do triều đình nhà Nguyễn kí kết. Nay nhà Nguyễn sụp đổ, mọi hiệp ước sẽ trở nên vô nghĩa. Ba câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc mang nhiều lớp nghĩa đã mở đầu cho lời tuyên bố về một nước Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới.

.      Từ những bằng chứng xác thực, những lí lẽ sắc bén, “Tuyên ngôn Độc lập” hùng hồn tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp kí kết với Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Tác giả liên tiếp sử dụng từ ngữ chỉ mức độ tuyệt đối như là “hẳn”, “hết”, “tất cả” khiến lời tuyên bố vô cùng dứt khoát, mãnh liệt. Sau lời tuyên bố cắt đứt quan hệ với thực dân Pháp, “Tuyên ngôn Độc lập”còn mạnh mẽ khẳng định ý chỉ quyết tâm chiến đấu cùng dân tộc Việt Nam quyết chống lại dã tâm xâm lược của Pháp. Lời khẳng định này là đòn đánh phủ đầu de dọa, uy hiếp thực dân Pháp. Khí thế chống Pháp cũng rừng rực ngọn lửa chẳng kém gì phạt Tống, chống Minh thuở trước:

                     Cơ sao lũ giặc sang xâm phạm

                    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Trước hết, về bằng chứng, Việt Nam là một dân tộc gan góc, anh hùng. Việt Nam đã đứng dậy chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, đã đánh đổ xiềng xích thực dân, pháp xít lập nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đáng đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do. Hơn nữa, nếu thực dân Pháp mang tội phản bội đồng minh thì dân tộc Việt Nam đã gan góc đứng lên chống phát xít Nhật, đã dành lại chính quyền từ tay Nhật. Nếu thực dân Pháp phản động, đê hèn, tàn bạo thì nhân dân ta luôn tỏ rõ thái độ khoan hồng nhân đạo. Một dân tộc gan góc, anh dũng chiến đầu dành độc lập tự do, lại luôn nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái, tất nhiên dân tộc đó phải được tự do.

Ngoài những bằng chứng hùng hồn, “Tuyên ngôn Độc lập” còn nhắc các nước đồng minh – những kẻ đang lăm le xâm chiếm nước ta nhớ lại những nguyên tắc dân tộc mà học đã kí kết tại hội nghị Tê-hê-răng và hội nghị Cựu Kim Sơn. Việt viện dẫn thực tế và thắt buộc lí lẽ hết sức đúng chỗ và cần thiết nhằm tăng thêm sức mạnh lập luận cho bản Tuyên ngôn. Khi nhắc đến các nghị quyết mà các nước Đông minh đã kí kết, chủ tịch Hồ Chí Minh ngầm cảnh báo rằng: núp dưới chiêu bài tước khí giới quân đội Nhật để vào nước ta là các nước Đồng minh đã vi phạm những nguyên tắc quốc tế mà họ đã kí kết. Từ những lời lẽ sắc bén, từ những sự thật lịch sử, “tuyên ngôn độc lập” đã khẳng định “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”, Hàng loạt điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp kết hợp với kiểu câu cảm thán khiến lời tuyên bố trở nên vô cùng hùng hồn. Đọc lên thấy vô cùng kiêu hãnh biết bao.

Phần kết luận của Tuyên ngôn Độc lập bắt đầu bằng cụm từ “Vì những lẽ trên” đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các phần với nhau, đó là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả. Trong phần kết, “Tuyên ngôn Độc lập” đã xác định rõ chủ thể và đối tượng tiếp nhận của bẩn Tuyên ngôn. Chủ thể tuyên ngôn không phải là cá nhân tác giả mà là chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuyên ngôn là tiếng nói của dân tộc, quốc gia. Đối tượng tiếp nhận của bản Tuyên ngôn không chỉ là đồng bào cả nước mà là toàn thể thế giới. Việc xác định rõ ràng, cụ thể chủ thể dối tượng và đối tượng tiếp nhận Tuyên ngôn chẳng những thể hiện sinh động đặc trưng công khai về quan điểm chính trị mà còn thể hiện sâu sắc sự tự tin của chính quyền, nhà nước non trẻ trước toàn thế giới. Nội dung tuyên bố gồm hai câu văn ngắn gọn, súc tích. Câu thứ nhất tuyên bố về nền độc lập tự do của dân tộc, nước Việt nam có quyền tụ do và độc lập. Mới đọc, tưởng hai vế có sự trùng lặp dư thùa, song thực chất, không phải vậy. Hai vế của câu được sắp xếp theo hướng tăng tiến: độc lập tự do từ chỗ quyền đáng được hưởng đã trở thành sự thật hiển nhiên. Từng từ, từng chữ, từng dấu phẩy trong câu văn đã được hồ chí minh sử dụng “chính xác đến mức nghiệt ngã”. Chúng ta không thể thêm bớt, sửa chữa vì mỗi chữ, mỗi câu”đáng giá nghì vàng và xứng đáng được thành chữ vàng”. Tuyên ngôn Độc lập khép lại với lời khẳng định quyết tâm sắt đá của dân tộc, quyết bảo vệ đến cùng tự do của dân tộc: “Toản thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Với đồng bào cả nước, câu kết này thực sự là lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, trên dưới một lòng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Với những thế lực thù địch đang lăm le xâm lược nước ta thì đây chẳng khác nào lời răn đe, cảnh báo hết sức quyết liệt, đanh thép mang sức nặng bom tấn. Đọc “Tuyên ngôn Độc lập” thấy vang vọng âm hưởng hào hùng trong bài thơ thần của Lí Thường Kiệt:

Sông núi nước nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Tuy nhiên, so với “Nam quốc sơn hà”, “Tuyên ngôn Độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có những điểm khác biệt, những bước tiến vĩ đại. Nếu trong “Nam quốc sơn hà” chủ quyền của dân tộc được khẳng định là nơi “vua ở”, được ghi ở “sách trời” thì trong “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ quyền ấy được lập dựa trên những sự thật lịch sử, những quyền không ai có thể chối cãi và chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân. Nếu “Nam quốc sơn hà” thể hiện quyết tâm chống giặc bằng lời tuyên thệ thì “Tuyên ngôn Độc lập” lại khẳng định quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Cách nói trong “Tuyên ngôn Độc lập” mềm dẻo, khôn khéo mà cương quyết nhưng vẫn thể hiện sự nhạy bén trong đường lối chính trị, ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bằng lời văn trong sáng mà hiện đạt, văn phong khúc chiết, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục, “Tuyên ngôn Độc lập” là một bài văn chính luận mẫu mực, tuyên bố chấm dứt quan hệ thức dân, phong kiến nước ta, đánh dấu thời khắc dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập, tự do. Không chỉ vậy, nó lập còn là sự nhìn xa trông rộng của một con người vĩ đại, là tiếng nói của một trí tuệ lớn lao, cũng là của một trái tim nồng nàn yêu nước, thương nòi. Tác phẩm sẽ mãi mãi là áng văn bất hủ trường tồn cùng thời gian, là niềm tự hào trong trái tim của những người con đất Việt.

Nguồn: 

0