05/02/2018, 12:20

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Bài tập làm văn số 5 lớp 10 5 (100%) 21 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám 2 Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Đền Trạng Hải Phòng Thuyết minh về một ...

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Bài tập làm văn số 5 lớp 10 5 (100%) 21 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám 2 Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Đền Trạng Hải Phòng Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất – 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử – người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau – năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám – một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám – được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19. Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh… Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu – Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về cố đô Huế "Ai ra xứ Huế thì ra Ai về là về núi Ngự Ai về là về sông Hương" (Trích bài hát "Ai ra xứ Huế"- Duy Khánh) Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam. Nếu đem Huế so sánh với các thủ đô trên thế giới thì Huế quá nhỏ bé, nhưng Huế vẫn được liệt vào một trong những di sản văn hóa thế giới bởi vì Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính và có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Huế nằm ở miễn trung của đất nước, phí Bắc giáp Quảng Trị, phía nam giáp Đà Nẵng, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn và phía đông nhìn ra biển đông. Huế các Hà Nội 660km và cách Tp.HCM 1080KM. Huế là do từ HÓA trong từ Thuận Hóa đọc chệch đi. Đầu thế kỉ XIV. Thuận Hóa trở thành một vùng dân cư trù phú. Phú Xuân, tên một làng của Thuận Hóa, được các vua Nguyễn chọn làm kinh đô. Cách đây 80 năm, một du khách người phương Tây đã bảo rằng Huế là một khu du lịch có kinh thành, lăng tẩm thu hút khách du lịch. Đến với Huế, du khách có rất nhiều địa điểm để tham quan: Đầu tiên, du khách có thể đến thăm kinh thành Huế. Nơi đây gồm 3 vòng thành từ ngoài vào trong đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành có điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và Điện Càng Thành là nơi vua ở. Kinh thành Huế có kiến trúc kết hợp nghệ thuật đông tây và còn được gọi là thành phố, thành lũy ngôi sao. Nếu đã đến thăm nơi ở và làm việc của các vua Nguyễn thì du khách rất nóng lòng đến thăm các lăng tẩm của các vị vua. Có thể nói, kiến trúc cung đình nhà Nguyễn tuân theo mọi quy luật phong thủy: sông núi, ao hồ, khe suối. Vì vậy, mỗi lăng tẩm vừa là di tích lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật cao như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định…Lăng Gia Long được xây dựng trên một khu đất bao gồm 42 đồi núi lớn nhỏ. Ở đây là nơi chọn cất vua Gia Long cùng với các cung tần mĩ nữ và những bà chị của vua. Lăng Minh Mạng được xây dựng trước khi ông mất 1 năm. Lăng có vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn của vùng núi Cẩm Khê bên tả ngạn sông Hương cách Huế 12km. Lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Vạn Niên. Lăng tọa lạc trong một thung lũng và là một trong những công trình đẹp nhất trong kiến trúc cung đình Huế. Huế cũng là nơi đạo phật rất thịnh hành và có rất nhiều chùa chiền và nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa nằm ở đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương. Chùa có một tháp bát giáp, bảy tầng cao 21m. Mỗi tầng thờ một đức như lai. Cứ chiều chiều, khi tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang lên như mang lại sự an lành, hạnh phúc cho người dân xứ Huế. Đến với Huế mà không thăm sông Hương và núi Ngự thì thật là đáng tiếc. Núi Ngự và sông Hương như là linh hồn của Huế. Con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ lặng lẽ trôi qua núi rừng rồi âm thầm chảy về sông Hương đi qua nơi an giấc nghìn thu của các vua nhà Nguyễn. Cùng với sông Hương, núi Ngự cũng là một nét đặc trưng của Huế. Ngọn núi hình thang cao 105m. Dáng núi uy nghi như một con đại bàng đang vỗ cánh nên người ta còn gọi là bằng Sơn. Sau này vua Gia Long mới đổi lại là Ngự Bình. Đứng trên núi nhìn xuống chúng ta có thể thấy toàn cảnh: ao hồ, sông suối, kinh thành…và xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp và biển đông xanh ngắt một màu. Ở đây, người ta còn yêu thích bởi những sản phẩm đặc biệt của Huế. Huế là thành phố của vườn hoa, cây cảnh, vườn cây ăn quả tươi mát và những chiếc nón lá càng tô điểm vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao của những cô gái Huế. Chính vì vậy, trước khi rời Huế ai cũng mua một chiếc nón bài thơ để làm kỉ niệm. Đã bao lần du khách đến với Huế lúc thì vội vàng, lúc thì thong rong nhưng Huế đã để trong lòng du khách một tình cảm như một cố nhân. Người ta yêu Huế bởi vì Huế quá dịu dàng, ngay cả ánh nắng cũng dè dặt. Nhất là những chiều mưa ở Huế là đượm buồn gợi cảm giác nhớ thương. Vì thế có một nhạc sĩ viết hết sức là trữ tình: "Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…" (Trích bài hát: Huế tình yêu của tôi – Trương Tuyết Mai). Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Đền Trạng Hải Phòng Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố. Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải. Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)… Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng. Từ khóa tìm kiếm:thuyet minh ve mot di tich lich suthuyet minh ve di tich lich suAnh (chị) hãy thuyết minh về một di tích lịch sử địa phươngthuyết minh về một di tích lịch sử lớp 10thuyết minh về di tích lịch sử lớp 10thuyết minh về 1đi tích lịch su Bài viết liên quanThuyết minh về phương pháp học môn Ngữ văn – Bài tập làm văn số 5 lớp 10Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em – Bài tập làm văn số 5 lớp 10Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi – Bài tập làm văn số 3 lớp 12Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài tập làm văn số 1 lớp 9Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Lực hướng tâmBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 38: Cân bằng hóa họcKể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân dội nhân dân Việt Nam (22/12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc – Bài tập làm văn số 3 lớp 9

Xem nhanh nội dung

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất – 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử – người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau – năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám – một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám – được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh…

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu – Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về cố đô Huế

"Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương"

(Trích bài hát "Ai ra xứ Huế"- Duy Khánh)

Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam. Nếu đem Huế so sánh với các thủ đô trên thế giới thì Huế quá nhỏ bé, nhưng Huế vẫn được liệt vào một trong những di sản văn hóa thế giới bởi vì Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính và có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. 

Huế nằm ở miễn trung của đất nước, phí Bắc giáp Quảng Trị, phía nam giáp Đà Nẵng, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn và phía đông nhìn ra biển đông. Huế các Hà Nội 660km và cách Tp.HCM 1080KM. Huế là do từ HÓA trong từ Thuận Hóa đọc chệch đi. Đầu thế kỉ XIV. Thuận Hóa trở thành một vùng dân cư trù phú. Phú Xuân, tên một làng của Thuận Hóa, được các vua Nguyễn chọn làm kinh đô. Cách đây 80 năm, một du khách người phương Tây đã bảo rằng Huế là một khu du lịch có kinh thành, lăng tẩm thu hút khách du lịch. Đến với Huế, du khách có rất nhiều địa điểm để tham quan: Đầu tiên, du khách có thể đến thăm kinh thành Huế. Nơi đây gồm 3 vòng thành từ ngoài vào trong đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành có điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và Điện Càng Thành là nơi vua ở. Kinh thành Huế có kiến trúc kết hợp nghệ thuật đông tây và còn được gọi là thành phố, thành lũy ngôi sao. Nếu đã đến thăm nơi ở và làm việc của các vua Nguyễn thì du khách rất nóng lòng đến thăm các lăng tẩm của các vị vua. Có thể nói, kiến trúc cung đình nhà Nguyễn tuân theo mọi quy luật phong thủy: sông núi, ao hồ, khe suối. Vì vậy, mỗi lăng tẩm vừa là di tích lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật cao như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định…Lăng Gia Long được xây dựng trên một khu đất bao gồm 42 đồi núi lớn nhỏ. Ở đây là nơi chọn cất vua Gia Long cùng với các cung tần mĩ nữ và những bà chị của vua. Lăng Minh Mạng được xây dựng trước khi ông mất 1 năm. Lăng có vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn của vùng núi Cẩm Khê bên tả ngạn sông Hương cách Huế 12km. Lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Vạn Niên. Lăng tọa lạc trong một thung lũng và là một trong những công trình đẹp nhất trong kiến trúc cung đình Huế.

Huế cũng là nơi đạo phật rất thịnh hành và có rất nhiều chùa chiền và nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa nằm ở đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương. Chùa có một tháp bát giáp, bảy tầng cao 21m. Mỗi tầng thờ một đức như lai. Cứ chiều chiều, khi tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang lên như mang lại sự an lành, hạnh phúc cho người dân xứ Huế.

Đến với Huế mà không thăm sông Hương và núi Ngự thì thật là đáng tiếc. Núi Ngự và sông Hương như là linh hồn của Huế. Con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ lặng lẽ trôi qua núi rừng rồi âm thầm chảy về sông Hương đi qua nơi an giấc nghìn thu của các vua nhà Nguyễn. Cùng với sông Hương, núi Ngự cũng là một nét đặc trưng của Huế. Ngọn núi hình thang cao 105m. Dáng núi uy nghi như một con đại bàng đang vỗ cánh nên người ta còn gọi là bằng Sơn. Sau này vua Gia Long mới đổi lại là Ngự Bình. Đứng trên núi nhìn xuống chúng ta có thể thấy toàn cảnh: ao hồ, sông suối, kinh thành…và xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp và biển đông xanh ngắt một màu.

Ở đây, người ta còn yêu thích bởi những sản phẩm đặc biệt của Huế. Huế là thành phố của vườn hoa, cây cảnh, vườn cây ăn quả tươi mát và những chiếc nón lá càng tô điểm vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao của những cô gái Huế. Chính vì vậy, trước khi rời Huế ai cũng mua một chiếc nón bài thơ để làm kỉ niệm.

Đã bao lần du khách đến với Huế lúc thì vội vàng, lúc thì thong rong nhưng Huế đã để trong lòng du khách một tình cảm như một cố nhân. Người ta yêu Huế bởi vì Huế quá dịu dàng, ngay cả ánh nắng cũng dè dặt. Nhất là những chiều mưa ở Huế là đượm buồn gợi cảm giác nhớ thương. Vì thế có một nhạc sĩ viết hết sức là trữ tình:

"Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…"

(Trích bài hát: Huế tình yêu của tôi – Trương Tuyết Mai).

Thuyết minh về một di tích lịch sử – Thuyết minh về Đền Trạng Hải Phòng

Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.

Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.

Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)… Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.

Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.

Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.


Từ khóa tìm kiếm:

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0