05/02/2018, 12:19

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài tập làm văn số 6 lớp 10

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 1 2 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 2 3 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 3 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 1 2 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 2 3 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 3 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ. Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ. Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất. Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu. Truyện kiều của nguyễn du là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện nôm trong văn học trung đại VN. ND là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: "chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài". Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của ND:"nếu không có con mắt trông thấy cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy". ND dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tài nhân (TQ), có bố cục theo 3 phần truyền thống của tác phẩm cổ điển: p1:Gặp gỡ & đính ước p2: Gia biến & lưu lạc p3:Đoàn tụ. Nhân vật chính là người kon gái tài sắc Thúy Kiều. nhưng phần sáng tạo của ND là rất lớn. Điều này làm nên giá trị của kiệt tác truyện kiều. Về nội dung, truyện kiều có 2 giá trị lớn là hiện thực và nhân đạo. tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con ngừơi bị áp bức đau khổ, đặc biệc là số phận bi kịch của người phụ nữ. Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ bản: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người , sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. Về nghệ thuật, TK có những thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ & thể loại. Đến TK, tiếng việt đã đạt đến trình độ đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật biểu đạt, biểu cảm& thẩm mĩ, kết hợp giữa ngôn ngữ dân tộc& ngôn ngữ bác học. nghệ thuật tự sự, miêu tả trong tác phẩm thật đa dạng. Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều.Kiệt tác TK có sức chinh phục lớn đối với nhiều thế hệ độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng & được giới thịệu nhiều nước trên thế giới Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 2 Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào, là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì trung đại cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm hay và nhiều giá trị, trong đó đáng nói nhất đó chính là đại kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được gọi với tên khác là Truyện Kiều. Nguyễn Du ( 1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện NGhi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng đỗ tiến sĩ và giữ chức Tể tướn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Nghiễm cũng đỗ tiến sĩ, từng làm quan to dưới triều Lê- Trịnh. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hang loạt những sự kiện đáng chú ý như: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táo phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Trong cuộc biến động dữ dội của lịch sử ấy, Nguyễn Du đã sống một cuộc đời phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1789), sau đó về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh (1796-1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn. Năm 1813- 1814, Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh sang làm chánh sứ Trung Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất ở Huế. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộn, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nguyễn Du có kho tàng những sang tác vô cùng đồ sộ, đó là những tác phẩm có giá trị viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm có ba tập,243 bài, sang tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện Kiều. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một ít tâm trạng buồn đau những đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn, ca ngợi đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người. Truyện Kiều là tác phẩm đỉnh cao của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều được sang tác dựa trên cơ sở là cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi của tác giả người Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân, là Kim Vân Kiều Truyện. Tuy mượn cốt truyện, nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện nhưng bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Du đã sang tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng của tác giả. Với thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩ tự sự bằng văn xuôi, trên một nền tảng nân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn với cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn ọc bác học, Nguyễn Du đã sang tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị cả văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính, đó chính là gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc; cuối cùng là phần đoàn tụ. Trong phần gặp gỡ và đính ước đã giới thiệu về nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn: “Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” Trong một chuyến đi chơi mùa xuân, Thúy Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, một chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời. Giữa hai người đã chớm nở một mối tình đẹp. Kim TRong đến ở trọ gần nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiêc sthoa rơi, Kim Trọn đã gặp Thúy Kiều bày tỏ tâm tình. Hia người chủ động, tự do đính ước. Phần hai gia biến và lạc nói về cuộc đời mười lăm năm nổi trôi của Thúy Kiều sau khi gia đình gặp gia biến. Để cứu cha, và cả gia đình Thúy Kiều đã bán mình cho Mã Giám Sinh lấy tiền chuộc cha, bị đẩy vào lầu xanh. Sau đó được Thúc Sinh cứu vớt khỏ cuộc đời của kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư hành hạ, chà đạp. Thúy Kiều lần hai bị Bạc Bà lừa vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây nàng đã gặp được Từ Hải, một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều có cơ hội báo ân báo oán. Phần đoàn tụ nói về cuộc đoàn tụ của Kim TRọng và Thúy Kiều, Thúy Kiều đồng ý nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Truyện Kiều có giá trị lớn về hiện thực và nhân đạo. Truyện kiều là bức tranh hiện thực xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói tố cáo, lên án những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc… Nguyễn Du là thiên tài văn học,danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và có nhiều đóng góp quan trọn cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 3 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều. Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)… sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh. Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 – 1809), tên đầy đủ là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), mà thường được gọi là “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ. Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Làm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiềubị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều. Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc. Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật. Từ khóa tìm kiếm:nguyen du đa khamg dinh chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài quan diêm cua anh chithuyết minh về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Duviết bài văn thuyết minh về truyện kiều Nguyễn Duhttps://kenhtracnghiem com/thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-du-va-tac-pham-truyen-kieu-bai-tap-lam-van-6-lop-10luyen tap thuyet minh tac gia va tac pham van hocthuyet minh truyen kieu cua nguyen du Bài viết liên quanGiới thiệu Nguyễn Trãi và Bình Ngô đại cáo – một áng “thiên cổ hùng văn” – Bài tập làm văn số 6 lớp 10Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” nổi tiếng của ông – Bài tập làm văn số 6 lớp 10Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Ôn tập cuối chương 1 (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Ôn tập học kì 2 (tiếp)Đề luyện thi đại học môn Địa lý số 7Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài Kiểm tra học kì 2 (tiếp)

Xem nhanh nội dung

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 1

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Truyện kiều của nguyễn du là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện nôm trong văn học trung đại VN. ND là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: "chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài". Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của ND:"nếu không có con mắt trông thấy cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy".

ND dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tài nhân (TQ), có bố cục theo 3 phần truyền thống của tác phẩm cổ điển:

p1:Gặp gỡ & đính ước
p2: Gia biến & lưu lạc
p3:Đoàn tụ.

Nhân vật chính là người kon gái tài sắc Thúy Kiều. nhưng phần sáng tạo của ND là rất lớn. Điều này làm nên giá trị của kiệt tác truyện kiều.

Về nội dung, truyện kiều có 2 giá trị lớn là hiện thực và nhân đạo. tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con ngừơi bị áp bức đau khổ, đặc biệc là số phận bi kịch của người phụ nữ.

Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ bản: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người , sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.

Về nghệ thuật, TK có những thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ & thể loại. Đến TK, tiếng việt đã đạt đến trình độ đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật biểu đạt, biểu cảm& thẩm mĩ, kết hợp giữa ngôn ngữ dân tộc& ngôn ngữ bác học. nghệ thuật tự sự, miêu tả trong tác phẩm thật đa dạng.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều.Kiệt tác TK có sức chinh phục lớn đối với nhiều thế hệ độc giả.

Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng & được giới thịệu nhiều nước trên thế giới Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 2

Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào, là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì trung đại cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm hay và nhiều giá trị, trong đó đáng nói nhất đó chính là đại kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được gọi với tên khác là Truyện Kiều.

Nguyễn Du ( 1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện NGhi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng đỗ tiến sĩ và giữ chức Tể tướn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Nghiễm cũng đỗ tiến sĩ, từng làm quan to dưới triều Lê- Trịnh.

Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hang loạt những sự kiện đáng chú ý như: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táo phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

Trong cuộc biến động dữ dội của lịch sử ấy, Nguyễn Du đã sống một cuộc đời phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1789), sau đó về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh (1796-1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn. Năm 1813- 1814, Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh sang làm chánh sứ Trung Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất ở Huế.

Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộn, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Nguyễn Du có kho tàng những sang tác vô cùng đồ sộ, đó là những tác phẩm có giá trị viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm có ba tập,243 bài, sang tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện Kiều.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một ít tâm trạng buồn đau những đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn, ca ngợi đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người.

Truyện Kiều là tác phẩm đỉnh cao của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều được sang tác dựa trên cơ sở là cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi của tác giả người Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân, là Kim Vân Kiều Truyện. Tuy mượn cốt truyện, nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện nhưng bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Du đã sang tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng của tác giả.

Với thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩ tự sự bằng văn xuôi, trên một nền tảng nân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn với cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn ọc bác học, Nguyễn Du đã sang tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị cả văn học trung đại Việt Nam.

Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính, đó chính là gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc; cuối cùng là phần đoàn tụ. Trong phần gặp gỡ và đính ước đã giới thiệu về nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Trong một chuyến đi chơi mùa xuân, Thúy Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, một chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời. Giữa hai người đã chớm nở một mối tình đẹp. Kim TRong đến ở trọ gần nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiêc sthoa rơi, Kim Trọn đã gặp Thúy Kiều bày tỏ tâm tình. Hia người chủ động, tự do đính ước.

Phần hai gia biến và lạc nói về cuộc đời mười lăm năm nổi trôi của Thúy Kiều sau khi gia đình gặp gia biến. Để cứu cha, và cả gia đình Thúy Kiều đã bán mình cho Mã Giám Sinh lấy tiền chuộc cha, bị đẩy vào lầu xanh. Sau đó được Thúc Sinh cứu vớt khỏ cuộc đời của kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư hành hạ, chà đạp. Thúy Kiều lần hai bị Bạc Bà lừa vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây nàng đã gặp được Từ Hải, một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều có cơ hội báo ân báo oán.

Phần đoàn tụ nói về cuộc đoàn tụ của Kim TRọng và Thúy Kiều, Thúy Kiều đồng ý nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều có giá trị lớn về hiện thực và nhân đạo. Truyện kiều là bức tranh hiện thực xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói tố cáo, lên án những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc…

Nguyễn Du là thiên tài văn học,danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và có nhiều đóng góp quan trọn cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – Bài làm 3

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)… sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.

Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 – 1809), tên đầy đủ là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), mà thường được gọi là “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ.

Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Làm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiềubị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều.

Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.

Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật.


Từ khóa tìm kiếm:

0