05/06/2017, 11:16

Thổ nhưỡng quyển Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP THỔ NHƯỠNG QUYỂN CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG (Bài 24 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 65 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất. Trả lời: - Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ ...

BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP THỔ NHƯỠNG QUYỂN CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG (Bài 24 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 65 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất. Trả lời: - Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Đặc trưng cơ bản cùa đất là độ phì, đó là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển. Giải bài ...

BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP THỔ NHƯỠNG QUYỂN

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

(Bài 24 - Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 65 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.

Trả lời:

- Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Đặc trưng cơ bản cùa đất là độ phì, đó là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển.

Giải bài tập 2 trang 65 SGK địa lý 10: Căn cứ vào đâu đổ phân biệt đất với các vật th tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật.

Trả lời

- Đất phân biệt với các vật thể tự nhiên, khác ở chỗ nó là vật chất không sổng nhưng tơi xốp và có độ phì; còn đá chù yếu tồn tại ở dạng rắn, nước ở dạng lòng, sinh vật là những vật thể sống.

- Sự hình thành các vật thể: đá, nước, sinh vật tương đối độc lập; còn sự hình thành đất là sản phẩm tổng hợp của các vật thể tự nhiên trên.

Giải bài tập 3 trang 65 SGK địa lý 10:  Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

Trả lời

Vai trò các nhân tố hình thành đất:

- Đá mẹ: Đóng vai trò cung cấp chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ành hường trực tiếp đến tính chất lí - hóa của đất.

- Khí hậu: Trực tiếp là nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ; ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất; tạo môi trường cho sinh vật phát triển.

- Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo, quyết định trong việc hình thành đất: thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất được vi sinh vật phân giải và tổng hợp thành mùn tạo độ phì cho đất. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất cùa đất.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày cùa đất. Ngoài ra địa hình góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

- Thời gian: Ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.

- Con người thông qua hoạt động sản xuất cỏ thể làm cho đất biến đổi tính chất so với tính chất ban đầu cùa nó.

Câu 4: Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc? Cần có những biện pháp nào đe bảo vệ đất ở các khu vực này?

Trả lời

- Lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc vì:

+ Mất đi lớp phủ thực vật nên đất mất đi nguồn vật chất hữu cơ để tạo mùn.

+ Hoạt động xói mòn và rửa trôi tăng cường làm cho mùn bị cuốn trôi đi.

- Biện pháp chủ yếu là: tái tạo lại rừng và bảo vệ rừng tái tạo.

 

II. KIẾN THỨC KHOA HỌC

1.

2. Vai trò của đá mẹ trong sự hình thành đất

Tất cà các loại đất đều được hình thành từ các sản phẩm phong hóa của đá gốc, những sàn phẩm phong hỏa đó gọi là đá mẹ.

Đá mẹ có vai trò quan trọng trong hình thành đất: trước hết, đá mẹ tạo bộ khung cùa đất thông qua việc cung cấp các khoáng vật cho đất. Chính vì vậy, đá mẹ chi phối tính chất lí hóa của đất.

Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa (đá mẹ) của các loại đá chua như: granit, riôlit... thi đất sẽ chua; còn nếu đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của các loại đá kiềm như: badan, điabadơ... thi đất sẽ mang tính kiềm. Vùng biển chửa nhiều natri (Na) nên đất thường bị mặn. Vùng đất mới hình thành từ đá vôi sẽ có lượng canxi cao...

Đất hình thành từ nhừng sản phẩm phong hóa của đá granit hoặc của các loại đá trầm tích cơ học như sa thạch, cuội kết, bột kết thường có tỉ lệ cát cao; còn nếu trên các loại đá diệp thạch, đá vôi... sẽ chứa nhiều sét.

Màu sắc cùa đất cùng được quyết định bởi đá mẹ. Ở Việt Nam, đất hình thành trên các sản phẩm phong hóa cùa dá phiến sét thường có màu nâu tím, đất phát triển trên đá cát kết thường có màu vàng nhạt, còn đất phát triển trên đá vôi thường có màu đỏ vàng.

3. Vai trò của sinh vật trong sự hình thành đất

Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận chất hữu cơ cho đất. Nhờ khả năng đồng hóa cacbon của thực vật xanh, hàng năm chúng có thê tạo ra một lượng khổng lồ vật chất hữu cơ (khoảng 53 tỉ tấn/năm).

Cùng với khí hậu, lớp phù thực vật có vai trò quyết định tới chiều hướng của quá trình hình thành đất. Trong quá trình sống, mỗi loại thực vật có khả năng lựa chọn thức ăn cần thiết cho hoạt động sổng cùa mình và khi chết đi, xác cùa chúng có tỉ lệ khác nhau về các chất hữu cơ và chất tro. Điều này làm cho đất có những đặc điêm riêng biệt cùa nó. Thí dụ: đất đỏ vàng hình thành dưới rừng nhiệt đới ẩm và Xích đạo là do quá trình feralit tạo nên, đất tích lũy nhiều sắt và nhôm, phản ứng đất chua do kiềm bị rửa trôi. Nhưng đất sec-nô-dị-om hình thành dưới thực vật thào nguyên lại do quá trinh hình thành mùn tạo nên, đất giàu chất dinh dưỡng, phản ứng từ trung tính tới kiềm.

Thực vật còn hạn chế sự xói mòn cùa nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất, điều hòa lượng nước thấm vào đất, nên ảnh hường tới sự thành tạo đất.

Vai trò của vi sinh vật trong sự hình thành đất thể hiện ở sự phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy các tàn tích hữu cơ, lấy thức ăn để tổng hợp nên chất hữu cơ trong cơ thề chúng. Nhờ vậy, các tàn tích hữu cơ được phân hủy thành chất đơn giản. Vi sinh vật tổng hợp nên chất hữu cơ mới và độc đáo cùa đất - đó là mùn (là các hợp chất hữu cơ cao phân tử).

Đất là môi trường sống cùa nhiều loại côn trùng (dế, kiến, mối...) và nhiều loại động vật sống trong đất như chuột chũi, dúi, giun... Nhờ hoạt động đào bới mà đất được xáo trộn trở nên dễ thấm nước và khí, làm tăng tốc độ hình thành kết cấu đất...

0