05/06/2017, 11:16

Lớp vỏ địa lí Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

BÀI 23: GIẢI BÀI TẬP LỚP VỎ ĐỊA LÍ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ (Bài 28 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 76 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất vói lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần ...

BÀI 23: GIẢI BÀI TẬP LỚP VỎ ĐỊA LÍ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ (Bài 28 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 76 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất vói lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...).  Trả lời Lóp vỏ địa lí hay lớp vỏ cành quan là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyền, thổ nhường quyển và sinh ...

BÀI 23: GIẢI BÀI TẬP LỚP VỎ ĐỊA LÍ

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

(Bài 28 - Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 76 SGK địa lý 10: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất vói lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...). 

Trả lời

Lóp vỏ địa lí hay lớp vỏ cành quan là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyền, thổ nhường quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

* Phân biệt lớp vỏ địa lí và lóp vỏ Trái Đất:

- Về vị trí: lớp vỏ địa lí ở trên lớp vỏ Trái Đất.

- Về chiều dày, giới hạn:

+ Ở lục địa: vỏ địa lí tính từ giới hạn dưới cùa vỏ phong hóa lên đán 22km (dày khoảng 25km). Vỏ Trái Đất tính từ bề mặt xuống hết lớp vỏ Trái Đất (dày khoảng 70km).

+ Ở đại dương: vò địa lí tính từ đáy vực thẳm đại dương lên 22km (dày khoảng 35km). Vỏ Trái Đất tính từ bề mặt đáy đại dương xuống hết lớp vỏ Trái Đất (chi dày khoáng 5km).

- Về thành phần vật chất:

+ Lớp vò địa lí gồm: đá mẹ, đất, sinh vật, nước, không khí.

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lóp vỏ cứng gồm ba lớp đá: trầm tích, granit, badab.

Giải bài tập 2 trang 76 SGK địa lý 10: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiền của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Trả lời

- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh cùa lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ cùa lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sỗ dẫn tới sự thay đổi cùa các thành phần còn lại. Ví dụ: khi khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt kéo theo một loạt các biến đổi cùa các thành phần tự nhiên khác: chế độ dòng chảy thay đổi; quá trình xói mòn đất tăng cường; làm thực vật phát triển mạnh; quã trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn...

- Quy luật này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí cùa bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Giải bài tập 3 trang 76 SGK địa lý 10: Lấy ví dụ về những hậu quả xấu do tác động của con nguôi gây ra đối vói môi trường tự nhiên.

Trả lời

Việc phá rừng đầu nguồn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đổi với đời sổng và môi trường tự nhiên: làm biến đổi khí hậu khu vực; đât đai bị xói mòn rửa trôi; chế độ nước sông thất thường gây lũ quét ở miên núi, hạn hán - lũ lụt ở đông bằng; làm hạ thấp mực nước ngầm; phá vờ nơi cư trú cùa nhiều loại động vật hoang dã... Những biến đổi cùa tự nhiên gây khó khăn cho hoạt động sản xuât, đặc biệt là nông nghiệp, gây thiệt hại lớn vê người và tài sản... 

 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

1.

2. Sự thay đổi của các thành phần tự nhiên ở vùng hoang mạc A-ta-ca-ma.

Hoang mạc A-ta-ca-ma nằm dọc theo bờ tâv của lục địa Nam Mĩ. Tại đây có dong biển lạnh Pê-ru chảy gần bờ, khoảng từ vĩ tuyến 40°N đến 2° - 3°N. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, dòng biển này chày lên tới Xích đạo; còn vào mùa đông dòng biên này yếu đi. Hải lưu Pê-ru khá đặc biệt vì nó được bổ sung bỏi vòng tuần hoàn nhiệt muối trong đại dương từ đáy biển trồi lên bổ sung vào. Hoàn lưu nhiệt muối giàu nitrat và phổt phát vừa làm cho hài lưu Pê-ru lạnh thêm, vừa cuốn theo các phiêu sinh vật sống đông đúc ở đáy biển Nam cực lên làm mồi cho các loài cá sống quần tụ đông đúc dọc ven biền, đặc biệt là giống cá trổng. Sự phát triển cùa loài cá biển lôi cuốn hàng đàn chim biển sống chen chúc hàng chục triệu con trên các đảo đá ngoài khơi Pê-ru. Phân của chúng đóng khô thành một lớp dày có khi đến 1m trên các đảo, gọi là guanô, được khai thác làm phân bón và xuất khẩu.

Nhưng cứ khoảng 4-5 năm, không rố vì nguyên nhân gì, dòng nhiệt muối trong đại dương thế giới không từ đáy biển trồi lên dọc bờ biển Nam Mĩ, làm đảo lộn gần như toàn bộ thời tiết khu vực. Hiện tượng này diễn ra vào khoảng cuối năm, lúc chúa ra đời, nên người Pê-ru gọi nó là En-ni-nô (có nghĩa là chú bé, là chúa Hài Đông). Khi En-ni-nô xảy ra, gió Tín phong thổi từ đông sang tây suy yêu và dòng nước nóng cũng di chuyên ngược lại theo hướng từ châu Á sang châu Mĩ. Nhiệt độ nước biên dọc bờ Tây cùa Nam Mĩ tăng cao hơn mức bình thường. Vào lúc đó, những trận mưa rạo đô xuống vùng hoang mạc A-ta-ca-ma, các thung lùng khô biên thành dòng sông, đât đai trở nên ẩm ướt, nhiều loài động vật và thực vật phát triển nhanh chóng... Vê mặt ngư nghiệp, nếu do không xuất hiện dòng nhiệt muôi làm mất đi nguôn cá trổng và làm hao hụt đàn chim biển từ vài chục triệu con xuống còn vài triệu con, thi việc đổi hướng cùa luồng nước nóng đà cuôn hàng đàn cá thu từ châu Á sang phía châu Mĩ, tạo nên vụ đánh bắt cá thu bội thu cho các nước dọc ven biển Nam Mĩ.

Tình trạng như vậy cùa cành quan kéo dài từ 2 - 4 tháng, sau đỏ dòng En-ni- nô lại lùi lên phía Bắc và dòng lạnh Pê-ru trờ lại vị trí bình thường cùa mình, trong hoang mạc những trận mưa không còn, các dòng nước bị cạn kiệt. A-ta-ca- ma trở lại trạng thái vốn có cùa nó. Trên bờ biển và các đào lại xuất hiện nhiều chim muông...

3. Ý nghĩa thực tiễn của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh

Hoạt động kinh tế cùa xã hội loài người chẳng qua là sự can thiệp vào bước tiến triển của các quá trình tự nhiên trong lớp vỏ cảnh quan. Việc thay thể thực vật hoang dại bằng thực vật gieo trồng, việc xây dựng các đập trên sông, việc dẫn nước tới các miền hạn hán, việc làm khô các dầm lầy... nhất định sẽ làm ánh hưởng tới toàn bộ tổng thể tự nhiên cùa cảnh quan và trải qua một thời gian cố thể dẫn tới những kết quà bất ngờ, trong đó có cả những kêt quả trái với ý muốn con người. Nguồn kích thích đầu tiên gây ra bời con người, giống như một loại "máy cảm ứng", đã gây ra trong tự nhiên một "phàn ứng dây chuyên" độc đáo nghĩa là hàng loạt những thay đổi tự động. Phản ứng này trong hàng loạt trường hợp có thể tự tăng lên: sức lao động do con người tiêu phí để kích thích phản ứng hóa ra nhiều lần nhỏ hơn so với hoạt động mà tự nhiên tiến hành trước đó (thí dụ đường cày cùa con người cực kì nhò hơn rãnh xâm thực nhưng nó đã là điểm xuất phát cùa rãnh xâm thực).

Qui luật về tính thống nhất hoàn chỉnh cùa vỏ cảnh quan báo trước sự cần thiết phải nghiên cứu tỉ mi cấu trúc địa lí cùa bất kì lãnh thổ nào muốn đem sử dụng vào kinh tế dưới hình thức này hay hình thức khác.

0