21/02/2018, 08:32

Tác giả: Tố Hữu – Đường cách mạng, đường thơ

Tác giả: Tố Hữu – Đường cách mạng, đường thơ (sưu tầm) ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ I. Đặc điểm chung trong con đường thơ của Tố Hữu : Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc. Con đường thơ ca của Tố Hữu bắt đầu gần ...

Tác giả: Tố Hữu – Đường cách mạng, đường thơ

(sưu tầm)

ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ

I. Đặc điểm chung trong con đường thơ của Tố Hữu:

Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc. Con đường thơ ca của Tố Hữu bắt đầu gần nhưđồng thời với con đường hoạt động Cách mạng. Năm 1937, những bài thơ đầu tay của Tố Hữu đã mang đến một tiếng nói mới mẻ cho thơ ca Cách mạng đương thời.

Khi bắt gặp lí tưởng Cộng sản cũng là khi nhà thơ tìm thấy nguồn thơ của cuộc đời mình. Cũng từ đó Tố Hữu trở thành nhà thơ của lí tưởng Cộng sản.

Tác phẩm của Tố Hữu

Tác phẩm của Tố Hữu

Khi Tố Hữu bắt đầu sáng tác, phong trào Thơ mới đã hoàn toàn thắng thế, công cuộc hiện đại hoá thơ ca đã được thực hiện thành công. Là người cùng thế hệ lại gần gũi với các nhà Thơ mới, Tố Hữu đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Thơ mới một cách tự nhiên. Ông đã tiếp nhận những thành tựu của Thơ mới để làm giàu cho thơ ca Cách mạng, đưa thơ trữ tình chính trị Việt Nam lên tới một đỉnh cao nghệ thuật mới. uy nhiên, con đường thơ Tố Hữu khác với con đường các nhà Thơ mới vì nó gắn liền với lí tưởng Cộng sản và cuộc đấu tranh Cách mạng.

d.Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh Cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp Cách mạng.

Con đường thơ của Tố Hữu là con đường tìm sự kết hợp hài hoà hai yếu tố, hai cội nguồn là Cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca.

II. Con đường thơ của Tố Hữu qua các tập thơ:

* Từ ấy (1937-1946): chặng đường thơ 10 năm đầu của Tố Hữu, gồm 3 phần: Xiềng xích, Máu lửa, Giải phóng

– Nội dung: Thể hiện niềm hạnh ơhúc, cái tôi cá nhân lần đầu tiên tìm được lẽ sống, lí tưởng. Nhà thơ thông cảm sâu sắc với những con người dưới cùng của xã hội đồng thời dùng ánh sáng cách mạng soi rọi vào cuộc đời của những người cùng khổ để dấy lên tinh thần đấu tranh và đoàn kết

– Nghệ thuật: Sự bay bổng, lãng mạn, cảm xúc thơ chân thành, đôi chỗ phóng đại, bồng bột

* : bản hùng ca và tình ca kháng chiến, được coi là một trong những tác ohẩm xuất sắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Nộit dung: Đề cập tình cảm lớn, tình ngược xuôi đuôi miền, hậu phương và tiền tuyến, quân và dân ta. Tố hữu dành phần lớn cảm hứng của mình để ngợi ca con người kháng chiến: anh bộ đội, chị dân quân

Nghệ thuật: mang tính trữ tình chính trị, đậm tính sử thi, hào hùng, lãng mạn, nhưng chưa có sáng tạo mới mẻ, hiện đại

* Gió lộng (1955 – 1961):

– Nội dung: Suy cảm về quá khứ để thấm thía công loa của cha ông, bày tỏ niềm vui trước sự đổi thay của con người mới, cuộc sống mới ở miền Bắc và nỗi đau chia cắt những vẫn ánh lên vào ngày mai thống nhất non sông.

– Nghê thuật: Cảm hứng trữ tình, khuynh hướng sử thi

* Ra trận ( 1962 – 1971) & Máu và hoa ( 1972 – 19777):

– Nội dung : Là bản hùng ca về con người và đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và bộc lộ niềm tin niềm vui vào ngày đất nước thống nhất

– Nghệ thuật : Tính chất triết lí, chiêm nghiệm, trầm lắng nhưng ngời lên niềm tìn vào đất nước và con người

* Một tiếng đờn (1992) & Ta với ta(1999)

– Nội dung: đánh dấu bước chuyển mình của thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu gắn liền với đời thường, vươn tới tầm phổ quát

– Nghệ thuật : Tính chất triết lí, chiêm nghiệm, trầm lắng nhưng ngời lên niềm tin vào đất nước và con người

Nguồn: 

0