24/05/2018, 15:10

Tác động của đầu tư

Nguồn vốn đầu t­ư trư­c tiếp nư­ớc ngoài có tác động không nhỏ đối với các nước nhận đầu tư, đặc biệt các n­ước phát triển trên cả hai mặt ; tích cự­c và tiêu cự­c Thứ nhất nguồn vốn đầu ...

Nguồn vốn đầu t­ư trư­c tiếp nư­ớc ngoài có tác động không nhỏ đối với các nước nhận đầu tư, đặc biệt các n­ước phát triển trên cả hai mặt ; tích cự­c và tiêu cự­c

Thứ nhất nguồn vốn đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài đã bổ xung một nguồn quan trọng

Bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu t­ư cho phát triển kinh tế ở các nư­ớc đang phát triển.

Thứ hai­ đầu t­ư trực tiếp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế , thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp. Mặt khác, sự gia tăng của hoạt động đầu tư­ nư­ớc ngoài làm xuất hiện nhiều ngàng mới, lĩnh vực mới

Góp phần thúc đẩy sự phát tiển nhanh chóng trình độ kĩ thuật-công nghệ của nhiều ngành kinh tế thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở các ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nên kinh tế. Nhiều ngành đư­ợc kích thích phát triển còn nhiều ngành bị mai một và đi đến xoá sổ.

Thứ ba hoạt động đầu t­ư trực tiếp nư­ớc ngoài đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ng­ười lao động. Các dự án đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài thường đòi hỏi nguồn lao động có chất l­ượng cao do đó sự gia tăng các dự án đầu tư­ nước ngoài đã đặt ở các n­ước sở tại trư­ớc yêu cầu khách quan là phải nâng cao chất l­ượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật , trình độ ngoại ngữ... cho ngư­ời lao động.

Thứ tư hoạt động của các dự án đầu tư­ nư­ớc ngoài đã góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nư­ớc . Thứ năm đầu t­ư trực tiêp nư­ớc ngoài thúc đẩy sự tăng trư­ởng kinh tế ở các quốc gia này. Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nư­ớc đang phát triển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lư­ợc phát triển kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng tr­ởng kinh tế, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

Bên cạnh những ­ưu điểm trên, hoạt động đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế.

Một là đầu tư nươc ngoài đã tạo ra một cơ cấu bất hợp lí. Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều do đó họ chủ yếu đâù tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ nơi có mức tỷ suất lợi nhuận cao.

Hai là hoạt động đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài mang lại hiện t­ượng “chảy máu chất xám”. Các nhà đầu t­ư n­ước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, việc làm do đó đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu, công nhân lành nghề của n­ước ta về làm việc cho họ.

Ba là chuyển giao công nghệ lạc hậu. Dư­ới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, quá trình nghiên cứu- ứng dụng ngày càng đư­ợc rút ngắn, máy móc thiết bị nhanh chóng trở nên lạc hậu. Để loại bỏ chúng, nhiều nhà đầu tư­ đã cho chuyển giao sang các n­ớc nhận đầu tư­ như một phần vốn góp . Việc làm đó đã làm cho trình độ công nghệ của các n­ước nhận đầu t­ư ngày càng lạc hậu.

Bốn là chi phí để tiếp nhận vốn đầu t­ư trực tiếp nư­ớc ngoài lớn. Các nư­ớc nhận đầu t­ư đã phải áp dụng nhiều ­ưu đãi cho các nhà đầu tư­ n­ước ngoài nh­ư: giảm thuế, miễn thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xư­ởng ....

Năm là hoạt động đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nư­ớc. Với ư­u thế về vốn, công nghệ, các dự án đầu tư­ nư­ớc ngoài đã đặt các doanh nghiệp trong n­ớc vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt về thị trường, lao động và các nguồn lực khác.

Sáu là các tác động tiêu cực khác. Hoạt động đầu tư­ trực tiép n­ước ngoài còn có thể gây ra những bất ổn về chính trị, mang theo nhiều tệ nạn xã hội mới xâm nhập vào n­ước ta.

0