28/05/2017, 19:41

Cảm nhận về đoạn thơ Cảnh ngày xuân

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du Nguyễn Du là bậc thầy trong miêu tả, xây dựng chân dung của nhân vật cũng như khắc họa sống động những bức tranh thiên nhiên. Tài năng bậc thầy này được thể hiện rõ nét hơn cả trong kiệt tác “Đoạn trường tân ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du Nguyễn Du là bậc thầy trong miêu tả, xây dựng chân dung của nhân vật cũng như khắc họa sống động những bức tranh thiên nhiên. Tài năng bậc thầy này được thể hiện rõ nét hơn cả trong kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của mình. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn trích trong truyện Kiều, qua đó ta có thể thấy được tài năng miêu tả thiên nhiên đầy đặc sắc của ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

Nguyễn Du là bậc thầy trong miêu tả, xây dựng chân dung của nhân vật cũng như khắc họa sống động những bức tranh thiên nhiên. Tài năng bậc thầy này được thể hiện rõ nét hơn cả trong kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của mình. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn trích trong truyện Kiều, qua đó ta có thể thấy được tài năng miêu tả thiên nhiên đầy đặc sắc của Nguyễn Du.

Cảnh ngày xuân nói về cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân, cảnh sắc thiên nhiên trong tiết thanh minh. Mở đầu đoạn trích, tác giả thể hiện cảm nhận về sự chảy trôi của thời gian cũng như sự nuối tiếc khi những khoảnh khắc tươi đẹp trôi qua nhanh chóng:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ngày xuân trong sự cảm nhận của Nguyễn Du chảy trôi vô tình như những con thoi trên khung cửi. Chim én là một biểu tượng của mùa xuân, từng cánh én chao liệng như những tín hiệu của mùa xuân “Ngày xuân con én đưa thoi”. Ánh sáng ngày xuân cũng đặc biệt hơn, tươi sáng hơn nhưng những vẻ đẹp đó cũng chảy trôi vô cùng nhanh chóng. Thời gian của mùa xuân là chín mươi ngày thì thấm thoát đã trôi đi sáu mươi ngày, tức thời gian của tháng Giêng đã hết, đất trời bắt đầu bước vào tháng cuối cùng của mùa xuân.

Cảnh sắc mùa xuân cũng được Nguyễn Du tái hiện vô cùng sống động, rực rỡ, đó chính là những đám cỏ non xanh tươi trải dài đến phía cuối của chân trời, trên cái nền của sự sống ấy, những cánh hoa lê tinh khiết, đẹp đẽ càng làm cho bức tranh mùa xuân thêm tràn trề nhựa sống.

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Mùa xuân là mùa của lễ hội, thời điểm diễn ra Thanh minh, thời gian để những người thân trong gia đình đi tảo mộ, thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên cũng như đối với những người đã mất. Đây cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc thu hút sự quan tâm của nhiều người “Gần xa nô nức yến anh”, dòng người khắp nơi đổ về hòa mình vào lễ hội mùa xuân. Chị em THúy Kiều cũng náo nức chuẩn bị bộ hành chơi xuân với tâm trạng háo hức, mong chờ.

“Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Không gian mùa xuân dường như náo nức hơn, rộn rã hơn bởi sự xuất hiện của những nam thanh nữ tú khắp nơi về trẩy hội “Dập dìu tài tử giai nhân”. Cùng với dòng người đông đúc là những chuyến ngựa xe qua lại rộn rã, dòng người kéo về ngày càng đông với những trang phục chỉnh tề, bắt mắt “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Không khí hội hòa cùng với lễ thanh minh truyền thống, bên những vệ đường là khói nghi ngút từ những giấy tiền vàng mã đốt cho người đã khuất. Có thể nói không khí mùa xuân được tái hiện không thể chân thực hơn qua đoạn trích này.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH NGÀY XUÂN

CANH NGAY XUAN

THÚY KIỀU

CHỊ EM THÚY KIỀU

0